ÐHY Tumi một tiếng nói thế giá không những tại Châu phi, nhưng còn tại nhiều nước trên thế giới. Vị chủ chăn này thuộc giới trí thức và có uy tín của Hàng Giáo phẩm và của Viện Hồng Y hiện nay.
Ngài sinh tại Kikaikelaki ngày 15.10.1930. Học tại Caméroun và Nigeria; đậu cử nhân Thần học tại Ðại học công giáo Lyon và Tiến sĩ Triết tại Ðại học Fribourg (Thụy sĩ). Thụ phong Linh mục năm 1966; sau đó được cử làm cha phó, rồi giáo sư Tiểu chủng viện Soppo-Buéa. Năm 1973, thăng Giám đốc Ðại chủng viện miền Bambui và năm 1979, được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi của giáo phận mới Yagoua. Năm 1982, giữ chức phó chủ tịch HÐGM Caméroun, rồi thăng TGM giáo phận Garoua năm 1984; được bầu làm Chủ tịch HÐGM Caméroun năm 1985. Ngài đã tham dự Khóa họp khoáng đại ngoại lệ của THÐGM thế giới tháng 10 năm 1985, do ÐTC Gioan Phaolô II triệu tập để kỷ niệm 20 năm bế mạc Công đồng chung Vatican II; sau cùng ngày 28.6.1988, ngài được ÐTC cất nhắc lên Bậc Hồng Y. Tháng tư năm 1994, ÐTC bổ nhiệm ÐHY Tumi làm một trong ba vị chủ tịch đặc ủy của khóa họp khoáng đại THÐGM thế giới về Châu phi để chuẩn bị Ðại Toàn xá của Năm 2000.
Trình bày về Giáo hội tại Châu phi, ÐHY Tumi nói: Châu phi gồm một số lớn các Giáo hội trẻ trung, trong đó có nhiều Giáo hội vừa mừng một trăm năm việc rao giảng Tin Mừng. Ðây là một Giáo hội đang tăng trưởng. Sứ vụ của Giáo hội tại đây là rao giảng Tin Mừng cho người khác và cho chính mình nữa, bằng việc đề cao Chúa Kitô, Ðấng Cứu thế duy nhất của nhân loại và bằng sống Tin Mừng trong đời sống hằng ngày, để trở nên chứng nhân sống động và hiệu nghiệm của việc rao giảng Tin Mừng.
Mỗi Giáo hội địa phương phải góp công vào Giáo hội hoàn vũ qua những gì tốt đẹp của các giá trị văn hóa của mình. Mỗi nền văn hóa là một tác tạo của con người, với tất cả những thiếu sót của nó. Nhưng một khi đã được Tin Mừng thanh tịnh và hoàn hảo hóa, các nền văn hóa này trở nên nguồn phong phú của các dân tộc.
Nhắc lại những nhu cầu của Giáo hội tại Châu phi, Ðức TGM Garoua nói: Chúng tôi cần đến các nhà truyền giáo nam, nữ. Chúng tôi đã được nghe giảng Tin Mừng bởi các nhà truyền giáo Châu Âu. Công việc rao giảng này cần được tiếp tục; các nhà truyền giáo hãy đến giúp đỡ chúng tôi. Con người, tự mình, không thể theo tiếng lương tâm tự nhiên, để làm lành, tránh dữ, cách riêng trong thời đại này. Tất cả các thành viên của Giáo hội phải trở nên người truyền giáo. Việc truyền giáo không phải chỉ là bổn phận của các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ nam nữ hoặc giáo dân dấn thân, nhưng là bổn phận của mọi thành phần của Dân Chúa. Trong lúc này đây có hai vợ chồng người Pháp cùng với 5 người con đến truyền giáo trong thời gian hai năm tại giáo phận Douala. Châu phi ngày nay có nhiều ơn kêu gọi linh mục và cũng gửi các linh mục của mình đến Hoa kỳ, Châu Âu... Chúng tôi có một linh mục tại Canada và một linh mục Canada trong Tổng giáo phận chúng tôi: đây là cách làm phong phú lẫn nhau và biểu lộ tình liên đới huynh đệ. ÐHY Tumi nói tiếp: Lo lắng mục vụ của chúng tôi hiện nay là đem Tin Mừng đến cho cả Thế giới. Vị giám mục phụ tá của tôi và chính tôi dành nhiều thì giờ để có thể hiện diện tối đa tại các giáo xứ, như những người kế vị các Tông đồ, đại diện Chúa Kitô và Lời hằng sống của Người trong thế gian. Chúng tôi lắng nghe người dân; quan tâm đến tất cả những gì liên hệ đến con người toàn diện: đời sống Kitô, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...
Về dốc quyết Mùa Chay, ÐHY TGM nêu lên điểm cần thiết này là: Trở lại tận gốc rễ. Tội là như một rễ đâm sâu vào đời sống luân lý. Phải tấn công tội lỗi bằng cầu nguyện, ăn chay và công việc từ thiện bác ái, để có thể gắn bó luôn luôn với Con người của Chúa Kitô.
Năm Ðại Toàn
xá đã thức tỉnh chúng
ta và khuyến khích chúng ta tiếp
tục cuộc lữ hành trần thế
của chúng ta tiến về nhà Cha qua
trung gian Chúa Kitô.