Tin cậy
Tin cậy (Confidence) là cảm xúc an toàn dựa trên đức tin và sự tín thác. Theo quan điểm siêu nhiên đó là niềm tin không lay chuyển vào Chúa có thể thấy bạn an toàn qua bất kỳ biến cố nào, dù cho bất cứ chuyện gì.
Bạn có thể tin tưởng nơi mình hay người khác với một mức độ ít hơn. Nhưng sau cùng sự tin tưởng đích thực dựa trên việc Chúa có khả năng săn sóc bạn. Thánh Phaolô cho thấy niềm tin cậy Kitô giáo đích thực khi Ngài viết: "vì tôi có thể làm được mọi sự trong Thiên Chúa đòi hỏi với sự giúp đỡ của Chúa Kitô..."
Có một nhóm người muốn làm cho Daniel phải lúng túng vì cầu nguyện bất hợp pháp. Họ biết Daniel tin tưởng vào Chúa và ông vẫn tiếp tục cầu nguyện ngày ba lần. Vì làm thế ông bị ném vào hang sư tử. Dù thế lòng tin tưởng của ông được chứng minh có giá trị. Chúa khép miệng sư tử và Daniel không hề hấn gì. Bạn hãy đọc kỹ chuyện Daniel (chương 6) và nghĩ về bạn có lòng tin tưởng hay không là Chúa sẽ giải thoát bạn khỏi tai nạn cuối cùng.
Bạn chưa bao giờ bị ném vào hang sư tử nhưng bạn có thể gặp những hoàn cảnh khó khăn khác. Khi gặp thế lòng tin tưởng của bạn có đủ mạnh để bạn vượt qua? Nếu không bạn phải làm gì để tăng thêm lòng tin tưởng.
- David tin tưởng khi đối
diện Goliath (1Sam 17:45-47)
- Chúng con không tin tưởng nơi
người tự cao hay thần tượng
(Tv 40:4)
- Hậu quả tích cực của sự
tin tưởng (Jeremiah 17:7,8)
- Chúa Giêsu là nơi ta có thể
tin tưởng hoàn toàn (Marco 4:35-41)
- Phaolô tin cậy vào Chúa (2Cor 3:4-6)
Tình thân hữu
Tình thân hữu (fellowship) là sự tác động hỗ tương giữa hai hay nhiều người có cùng sở thích hay cảm tình. Người Kitô hữu có thể cảm thấy tình thân hữu cách đặc biệt vì họ cùng yêu mến Chúa Giêsu. Thân hữu còn hơn là công việc tử tế bạn làm khi có giờ. Ðây là yếu tố căn bản của niềm tin Kitô giáo và sự thờ phượng.
Tầm quan trọng của tình thân hữu được đề cao trong thơ gởi người do thái. (10:19-25) Thách đố của chúng ta không phải là không còn gặp nhau như người kitô hữu. Ta phải tiếp tục nâng đỡ nhau và bảo đảm không bị lạc đường về phương diện tinh thần. Tình thân hữu lại càng quan trọng hơn khi Chúa trở lại nên ta phải năng đi nhà thờ và cùng thờ phượng với thân hữu tại đó.
* lợi ích của tình
thân hữu (Tv 133)
* Lydia thích thân hữu (Acts 16:13-15)
* Thánh Phaolô nói về sự quan
trọng của tình thân hữu (Phil.
1:21-26)
* Thân hữu với Chúa, Thiên
Chúa, Chúa Giêsu và với nhau
(1 Jn 1:3,7)
Tử tế
Tử tế là khả năng tỏ ra lương thiện và vô tư. Ðể tử tế bạn phải bỏ mọi tiên kiến và khuynh hướng ích kỷ. Sự tử tế là cốt yếu cho kiểu sống kitô hữu.
Trong khi chúng ta luôn giả thiết phải thực hành sự tử tế như những cá nhân, không phải lúc nào người ta cũng "chơi đẹp" với ta.
Rất khó khi thấy người ta chơi xấu mà mình vẫn tiếp tục sống đạo đàng hoàng. Ðôi khi ta thấy hình như Chúa cũng chơi không đẹp. Người viết thánh vịnh 73 thực sự suy tư về vấn đề này. Ông đã cố gắng hết sức làm con người tốt nhưng ông lại thấy người xấu giàu có và hạnh phúc hơn ông. Có thể bạn cũng có nhận xét như ông trong câu 1-16. Nhưng cứ đọc tiếp đi. Với thời gian, ở cuối thánh vịnh ông đã tìm ra câu trả lời cho sự không tử tế của Chúa. Nếu bạn lương thiện như ông bạn có thắc mắc về cách xử trí của Chúa? Khi nào? Bạn muốn biết gì? Nếu có câu hỏi bạn hỏi cha sở hay thày dậy. Cũng dùng ít thời gian suy nghĩ coi bạn đối xử với người khác tử tế như thế nào và nếu cần phải thay đổi thì thay đổi cách xử sự của bạn.
Thân thể
Thân thể là phần vật chất làm nên con người nhưng trong Kinh Thánh thân thể thường được coi như cả con người. Nên khi bạn đọc thấy hãy dâng mình cho Chúa điều này hàm chứa việc hiến dâng cuộc sống cho Chúa. Tân Ước nói về sự sống lại của thân xác. Ðó là thân thể chúng ta có sau khi chúng ta chết hay khi Chúa trở lại trần gian.
Thánh Phaolô cũng dùng tiếng thân thể (gồm nhiều phần khác nhau như mắt tay chân cánh tay) để diễn tả giáo hội. Mọi người tin Chúa Kitô trong bất cứ nơi nào trên thế giới làm nên thân thể của Chúa Kitô hay giáo hội Ngài. Chúng ta có những phận vụ khác nhau phải thi hành nhưng chúng ta tất cả tuỳ thuộc lẫn nhau khi ta đại diện cho Chúa Kitô ở trần gian này.
- Hãy dâng mình và
cuộc sống cho Chúa (Roma 12:1)
- Ta tuỳ thuộc nhau (Roma 12:4-6)
- Nhà của Thánh Thần (1Cor 6:19)
- Nhiều phần nhưng một thân thể
(1Cor 12:12-31)
- Những thân thể tinh thần và
thuộc về trời cao (1Cor 15:35-49)
Thập tự
Thập tự là khung gỗ hành quyết những người bị án tử cho chết. Thánh giá là trung tâm điểm Kitô giáo tuy nghĩ đến thập tự không thích thú gì. Lý do sao Chúa Giêsu bỏ trời xuống thế là để chết trên thập giá như là một tội phạm vì tội ta. Ngài không chết cho tội của mình vì ngài vô tội. Thập giá cũng tượng trưng cho cuộc sống Chúa muốn ta sống. Chúa Giêsu bảo các môn đệ và những kẻ theo Ngài phải vác thập giá mà theo ngài. Ngài bảo ta không nên sống ích kỷ không chỉ nghĩ đến điều mình muốn nhưng phải nghĩ đến người khác và làm điều tốt nhất cho họ.
* Ngài đã yêu ta
chừng nào (1Gioan 4:7-10)
* Tha thứ mọi tội lỗi anh em (Colossê
2:13-15)
* Ðúng vào kỳ hẹn (Roma 5:6-11)
* Hãy mang lấy thập giá (Matthêu 10:38-39)
Thăng thiên
Thăng thiên là việc Chúa Giêsu trở về trời 40 ngày sau khi Ngài sống lại. Thăng thiên có nghĩa được nâng lên. Các môn đệ có mặt với Chúa Giêsu trên núi Cây dầu khi Ngài được nâng lên trời biến mất sau làn mây. Ngày nay Chúa Giêsu ngự trên trời với Chúa cai trị hoàn vũ và sửa soạn cho ta một chỗ ở trên trời.
- Nâng lên trời (Công
vụ 1:9-11)
- Ðiều hành vũ trụ (Hebr 1:3)
- Ðược chỗ vinh dự (Hebr 7:26)
- Trên trời cầu nguyện cho ta (Hebr
6:20; 9:24)
- Sửa soạn chỗ cho anh em (Gioan 14:2)
Thiên thần
là những hữu thể siêu nhiên. Tiếng thiên thần có nghĩa là sứ giả (angelos). Hơn 300 lần nói tới thiên thần trong thánh kinh. Có nhiều thiên thần. Sách Khải huyền cho ta thấy hàng triệu thiên thần quanh ngai của Chúa Kitô và hát: "Con Chiên xứng đáng."
Thiên thần làm gì? Các Ngài thờ lạy Chúa. Các ngài là sứ giả. Các ngài giúp đỡ con người và săn sóc họ trong những trường hợp nguy hiểm cho cuộc sống. Cựu ước cho thấy nhiều lần thiên thần đến với ta trong hình thức con người.
- Cứu ông Lot (Genesis 19:1-22)
- Báo tin Chúa Giêsu sinh ra (Luca 1:26)
- Thiên thần không quan trọng hơn Chúa
Kitô (Heb. 1:4-14)
- Phục vụ trên trời (Khải huyền
7-10)
- Nhiều vô kể (Khải huyền 5:11)
- Không có vợ có chồng (Luca
20: 34-36)
Xác tín
Xác tín (Conviction) là niềm tin vững chắc hay ước ao có tiêu chuẩn luân lý cao. Xác tín cá nhân là của bạn là những điều bạn coi là phải hay trái. Như thế xác tín qui định hành động và tư tưởng của bạn.
Xác tín có thể là cảm thức sâu xa hối tiếc sau khi phạm một hành động tội lỗi. Cũng như ta nói người có tội bị buộc tội vì tội ác của mình, chúng ta cũng cảm thấy "xác tín" khi chúng ta đi ra khỏi tình bạn đối với Chúa. Xác tín thì hơn tội lỗi. Ðây là cảm thức Chúa đặt trong lòng ta để đưa ta đến hối lỗi và đem ta trở lại liên hệ tốt với Ngài.
Ðể minh hoạ cho định nghĩa thứ nhất ta có câu chuyện của ba chàng Shadrach, Meshach và Abednego là những chàng trai có xác tín. Khi vua Nebuchadnezzar làm một tượng bằng vàng và truyền cho mọi người phải cúi đầu và thờ lạy tượng ấy thì ba chàng trai luôn đứng thẳng. Dù họ bị đe doạ ném vào lò lửa họ vẫn xác tín Chúa sẽ thưởng công cho những hành động để tôn vinh Ngài. Nebuchadnezzar ngạc nhiên thấy rằng họ xử sự đúng. (Daniel 3).
Bạn sống theo xác tín của bạn như thế nào? Bạn có bao giờ nhượng bộ về điều bạn tin để làm vui lòng hay gây ảnh hưởng cho người khác? Nếu thế trong tương lai bạn sẽ làm gì để kiên vững trong xác tín của bạn?
- Adam và Evà (Genesis 3:6-12)
- Vua David (Tv 51)
- Phêrô (Luca 5:1-11)
Xúc động
Xúc động là những cảm xúc. Có thể mạnh mẽ như giận dữ, sợ hãi hay có thể là cảm xúc thích thú như xúc động khi không thể chờ đợi hay bất ngờ vì một biến cố nào đó. Có cảm xúc buồn khi vật thân yêu chết hay người bạn di chuyển đi chỗ khác. Có nhiều thứ cảm xúc. Ít là có 200 loại cảm xúc.
Thánh vịnh nói về cảm xúc hơn bất cứ cuốn sách nào trong thánh kinh. Người viết thánh vịnh thú tội, nói về những thời gian khó khăn, nghi ngờ giận dữ hay xin Chúa giúp đỡ. Cũng nói tới những lúc vui vẻ, yêu Chúa như thế nào và muốn thờ phượng ngài. Ðừng sợ nói cho Chúa nghe bạn cảm xúc thế nào. Ngài biết rõ về bạn và sẽ hiểu bạn.
* khuynh hướng sai lạc
(Galatia 5:19-21,26)
* Cảm tình tốt (Galatia 5:22,23)
* Ðôi khi có cảm xúc buồn
sầu (2Cor 7:10)
(C) Copyright 1998
by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, USA.