tàu Noe
Hộp hay thùng Noe đóng để cứu gia đình ông và chính ông, cũng như mọi sinh vật trong cơn lụt Ðại hồng thủy.
tân tòng (catechumen)
Người học về đức tin trước khi được rửa tội.
tên rửa tội (baptismal name)
Tên của người được rửa tội. Theo truyền thống lâu đời của Giáo hội tên này thường là tên một thánh nhân để người được rửa tội có một vị bàu cử trên trời và được khuyến khích bắt chước cuộc sống và sự thánh thiện của thánh nhân. Luật hiện tại của Giáo hội lại diễn tả truyền thống đó cách tiêu cực như sau: "Cha mẹ, người đỡ đầu và chủ chăn phải coi chừng kẻo người ta đặt tên rửa tội bằng một tên nghịch với truyền thống Kitô giáo."
tha tội
Trong bí tích thống hối, việc tha tội là lời đọc của linh mục có thẩm quyền tha tội. Giáo hội dạy rằng: "Qua dấu chỉ của việc tha tội Chúa tha thứ cho tội nhân trong việc xưng tội tỏ ra muốn hoán cải cho đại diện Giáo hội, và nhờ đó bí tích giải tội được hoàn tất." Xem Thống hối, Bí tích thống hối.
thánh Basil
Sinh năm 329, ngài sống đời tu sĩ nhiều năm. Năm 370 ngài làm giám mục thành Caesarea và mạnh mẽ bênh vực giáo thuyết của giáo hội chống bè rối Ario chối bỏ thần tính của Chúa Giêsu. Giữa năm 358 và 364 ngài viết ra bộ luật dòng hiện còn dùng. Ngày nay ngài được coi như "tổ phụ việc tu dòng tại Ðông phương". Ngài qua đời năm 379.
thánh kinh (Bible)
Tiếng Hilạp biblos là cuốn giấy papyrus. Tuyển tập gồm 72 cuốn sách. Chia làm hai phần chính: 1. Kinh thánh người do thái bao gồm sách lịch sử, tiên tri, thơ phú, cách ngôn,.. 2. Tân ước gồm Phúc âm, công vụ sứ đồ, thơ của các thánh tông đồ và sách Khải huyền. Cuốn kinh thánh được chia làm hai phần gồm 46 cuốn viết bằng tiếng hibá vào giữa năm 900 - 160 trước Tây lịch. Những cuốn này ghi lại việc Chúa liên hệ với dân người tuyển chọn là dân Israel và họ đã trả lời ra sao. Tân ước gồm 27 cuốn viết bằng tiếng Hi lạp năm 50-140 sau Tây lịch. Chủ đề chính của Tân ước là Chúa Giêsu Kitô: con người của ngài, lời giảng sự chết mang lại ơn cứu độ, sự sống lại và tương quan giữa ngài với chúng ta và Thiên Chúa như là một Dấng Cứu độ và Cứu thế.
thánh thể (Blessed Sacrament)
Tên chỉ phép Thánh Thể Chúa Giêsu hiện diện thực trong hình bánh và hình rượu. Thánh Thể ngự trong nhà tạm nhà chầu, trong nhà thờ để có thể mang cho bịnh nhân hay cho người ta chịu ngoài thánh lễ như trong nghi thức chịu lễ. Lý do giữ thánh thể cho người ta đến thờ lạy và dưỡng nuôi tình thân ái sâu xa siêu nhiên với Ngài. Ý nghĩa đích thực đầy đủ của Thánh Thể trong hành động phụng vụ của cộng đoàn.
Thánh Thể (eucharisty)
một trong bảy bí tích của giáo hội và là bí tích trọng nhất. Thánh thể là bí tích trọng thể nhất trong đó Chúa Kitô Thiên Chúa ẩn thân, dâng mình và được chịu lấy, cũng là bí tích nhờ đó Giáo hội luôn sống và lớn lên. Hi tế thánh thể tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Chúa trong đó hi tế thập giá được lưu truyền qua bao thế hệ là cao điểm và nguồn gốc cho sự thờ phụng và cuộc sống Kitô giáo, diễn tả và mang lại hậu quả hợp nhất của dân Chúa và hoàn tất việc xây dựng thân thể của Chúa. Các bí tích khác và mọi công việc của giáo hội mật thiết liên hệ với Thánh Thể và hướng về đó.
Dù cho Thánh Thể là một bí tích có ba khía cạnh Giáo hội nêu ra:
1) Ðây là một hi tế: Trong bữa tiệc ly đêm ngài bị nộp, Chúa cứu thế đã thiết lập Hi tế Thánh Thể Mình và Máu người. Ngài làm thế để lễ hi tế thánh giá ngày tiếp tục mãi qua muôn thế hệ cho đến khi Ngài trở lại.
2) là sự hiệp lễ, chính Chúa Kitô, Bánh ban sự sống thực sự và đích thực hiện diện dưới hình bánh rượu và đến với kẻ tin Ngài trong khi chịu lễ như bánh thiêng liêng.
3) là sự hiện diện thực vì chính Chúa Kitô hiện diện thực trong hình bánh hình rượu và ở giữa chúng ta, đáng cho ta thờ lạy biết ơn và yêu mến.
Giáo hội kêu mời tín hữu tin tưởng vào Thánh Thể bằng cách tôn sùng, tham dự Thánh Lễ, chịu lễ thường xuyên và sốt sắng, và thờ phượng Thánh Thể.
thân thể Chúa Kitô (Body of Christ)
từ này chỉ thân thể vật lý của Chúa và bí tích có sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu dưới hình bánh và hình rượu cũng như mọi Kitô hữu hợp nhất với Chúa Kitô qua bí tích rửa tội và như một cơ thể khi họ đồng tâm nhất trí hoà hợp với Chúa Giêsu Kitô.
thập giá (cross)
vì Chúa chịu chết trên thập giá nên thập giá thành biểu tượng của niềm tin kitô giáo qua bao thời đại. Ta làm dấu thánh giá để nhớ lại Chúa chết cho ta trên thập giá cũng là tuyên xưng Chúa ba ngôi và dâng hiến cuộc sống và thân thể ta cho Chúa.
thập tự quân (crusade)
cuộc chinh phục do kitô hữu âu châu vào thế kỷ 11,12 và 13 để chiếm lại Ðất Thánh khỏi tay người Hồi giáo, Ả rập.
thêm sức (xức trán) (confirmation)
tiếng latinh confirmare làm cho mạnh mẽ là một trong những bí tích khai tâm trong đó người Kitô hữu đã được rửa tội nhận lãnh hồng ân của Chúa Thánh Thần làm cho họ kiên vững trong niềm tin. Trong nghi lễ Giám mục hay người đại diện xức trán người chịu phép và đặt tay khẩn cầu Thánh Thần xuống trên họ. Muốn lãnh nhận bí tích này phải thông biết giáo lý trưởng thành trong đức tin, sạch tội trọng và ước ao Thánh Thần ngự đến.
thề bỏ bè rối
Ðây là lời thề từ bỏ lạc giáo hay ly giáo. Ngày xưa ai từ ly giáo muốn rửa tội phải thề nhưng bây giờ chỉ buộc họ thề không buộc rửa tội lại nếu muốn thông hiệp hoàn toàn với Giáo hội. Tuy nhiên giáo hội chỉ công nhận phép rửa của một ít Giáo hội. Phải làm công khai, tình nguyện và có việc đền tội đi kèm.
thiên thần
Angelos sứ giả theo tiếng Hilạp, là loài thiêng liêng sứ giả của Chúa đến với con người hay Satan. Chẳng hạn thiên thần Gabriel truyền tin cho Ðức Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa. (Luca 1,26). Trong sách Tobit thiên thần Raphael hiện ra với Tobia và làm hướng dẫn viên cho Tobia.
thiêu xác (cremation)
dùng lửa đốt xác ra tro. Trong quá khứ giáo hội lên án việc thiêu xác vì thường kèm theo lý thuyết chối bỏ xác người ta sẽ sống lại. Theo giáo luật bây giờ thì Giáo hội khuyên nên chôn xác nhưng không cấm thiêu miễn là không ngụ ý khinh chê giáo lý về xác người ta sẽ sống lại.
thị kiến hạnh phúc (Beatific vision)
Ai chết trong sự kết hợp với Chúa sẽ được hưởng thị kiến hạnh phúc nghĩa là thấy mặt Chúa và hoàn toàn hạnh phúc mãi mãi.
thờ lạy
Tiếng Latinh Adorare (nói với, thờ lạy) việc tôn thờ chỉ dành cho Thiên Chúa.
Thông điệp (encyclical)
thư luân lưu của Ðức Giáo Hoàng cho mọi thành phần trong GIáo hội hay cho một nhóm người đặc biệt hay theo như kiểu nói của các giáo hoàng mới đây dành cho các người thiện chí. Chủ đề của thông điệp chắc chắn và quan trọng một vấn đề tín lý hay luân lý hay kỷ luật trong giáo hội hay vấn đề quan trọng nào khác như hoà bình và công bình cho toàn thế giới. Ðối với người công giáo thì thông điệp là giáo huấn thường của giáo hội và vì thế đòi hỏi sự chấp nhận nội tâm và kính trọng bên ngoài.
thư mục Thánh Kinh (Canon)
Tiếng Hilạp Kanon, luật lệ, đo lường, danh sách những sách được quyền bính giáo hội dạy dỗ coi là thánh vì do Chúa linh ứng. Có những sách khác không thuộc về danh sách này vì không được chính thức công nhận. Thư mục này được giáo hội chính thức công nhận và được Giáo hội chấp nhận như những sách được linh ứng, lời Chúa và như thế được coi như qui luật đức tin.
thứ hai lễ tro
Ngày đầu mùa chay trong giáo hội Ðông phương.
thứ tư lễ tro
Ngày đầu tiên mùa chay trong nhiều giáo hội. Trong phụng vụ có làm phép tro và xức trên trán người tín hữu theo hình thánh giá. Nhắc lại cho ta chừa tội và cố gắng sống đạo tử tế.
tiến hoá (evolution)
lý thuyết khoa học cho là cơ thể sinh vật hiện nay là kết quả của một chuỗi biến hoá từ những tế bào sơ khởi. Thuyết này chưa được chứng minh hoàn toàn và còn nhiều vấn nạn. Dù cho có được chứng minh hoàn toàn thì cũng không nghịch lại Kinh thánh hay đức tin. Trong khi có những thần học gia cho rằng thuyết tiến hoá không được chấp nhận thì có những vị khác cho là thuyết này được xét tới theo những gì nó mang lại không chối bỏ những chân lý căn bản đức tin như việc Chúa tạo dựng linh hồn và thể xác con người. Nghĩa là Chúa có thể dùng tiến hoá để sáng tạo thân xác con người nhưng đến lúc nào đó Ngài cho nó một linh hồn.
tiền xướng
Dòng hay đoạn Thánh Kinh hay sách khác hát hay đọc thay phiên nhau của ca đoàn. Chẳng hạn đáp ca trong thánh vịnh đáp ca sau bài đọc là một tiền xướng.
tình trạng Ðộc thân (celibacy)
Tiếng latinh caelebs: người không kết bạn: tình trạng không lập gia đình. Linh mục thuộc nghi lễ Roma và các tu sĩ đều khấn giữ mình độc thân như dấu chỉ sự hiến thân đặc biệt cho việc phụng sự và nước Chúa.
toà giải tội (confessional)
nơi dành cho việc thú tội và cử hành nghi lễ hoà giải giữa hối nhân và linh mục. Ðây là chỗ dành cho việc thú tội thường có màn che phân biệt linh mục và tội nhân. Có khi là hai ghế đối diện nhau và hai người cùng cử hành nghi thức hoà giải.
tông đồ
Tiếng Hilạp Apostolos người được sai đi như sứ giả hay cán bộ. Tiếng này đặc biệt chỉ 12 môn đệ theo Chúa Giêsu được sai đi rao giảng tin mừng cứu độ. (Matt 28;19;Luca 6:3; 9:10) Thánh Phaolô cũng được gọi là tông đồ dân ngoại.
tổng giám mục
Tiếng Hilạp Archos: thủ lãnh, kopos: giám mục: giám mục coi một tổng giáo phận.
trạng sư
Người nói lên để bênh vực hay nói thay cho ai. Thánh Thần giúp cho Kitô hữu và hành động binh vực họ nên được kêu là Trạng sư. Xin đọc tiếng Paraclete
trở lại (conversion)
tiếng latinh convertere nghĩa là quay về với Chúa như là tội nhân và như người theo tôn giáo khác muốn chấp nhận giáo huấn và kỷ luật của giáo hội. Trong tân ước tiếng metanoia thường được dịch là trở lại hay thống hối nhưng còn có ý nghĩa sâu xa hơn và có tính cách cá nhân, không chỉ là đổi cách cư xử mà còn đổi tâm hồn, từ bỏ tội lỗi và trở về tình yêu của Cha. Ðức Giáo Hoàng Phaolô 6 nói: "Ta chỉ đến với nước Chúa bằng việc trở lại. Nghĩa là xếp đặt cuộc sống theo ý Chúa, trong sự thánh thiện và tình yêu Chúa đã tỏ hiện nơi con Ngài trong những ngày sau cùng và ban phát dồi dào cho ta."
truyền phép (consecration)
tiếng la tinh consecrare là hiến
thánh,
Phần quan trọng trong thánh lễ khi bánh
và rượu trở nên Mình
và Máu Thánh Chúa Kitô qua lời
đọc của linh mục: "Này là
Mình Ta, Này là Máu ta."
truyền tin
Loan báo hay tuyên bố. Có ý nghĩa đặc biệt khi nói tới việc truyền tin của thiên thần Gabriel cho Ðức Mẹ là Chúa đã chọn ngài là Mẹ Chúa Giêsu. Lễ truyền tin cử hành vào ngày 25 tháng 3 mỗi năm.
tung hô
Trong phụng vụ giáo dân tung hô khi thưa Amen hay Alleluia, Tạ ơn Chúa. Những câu chào trước khi đọc phúc âm cũng là những lời tung hô tin mừng.
tuyên uý (chaplain)
người được chỉ định phục vụ cho một nhóm người đặc biệt như nhà thương trường học hay quân đội.
tượng chịu nạn (crucifix)
thập giá có hình vẽ hay tượng Chúa gắn vào. Ngày nay thường gắn hình Chúa sống lại.
từ bi (compassion)
tiếng latinh compassio có nghĩa cảm xúc buồn phiền hay thương xót khi kẻ khác đau khổ hay bị bất hạnh tai ương.
tử hình (capital punishment)
hình phạt nhà nước dành cho người phạm trọng tội, lấy mất sự sống của họ. Nói chung thì giáo thuyết công giáo cho phép nhà nước cất mạng sống của những tội phạm, nhưng trong thực hành thì đang còn tranh cãi về sự hợp pháp của hình phạt này trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống hiện nay. Mới đây Ðức Giáo Hoàng Phaolô 6 và Hội Ðồng Giám Mục Mỹ đều lên án việc thực thi án tử hình và kêu gọi bãi bỏ án này.
tự vị đồng âm (concordance)
sách chứa đựng danh sách theo mẫu tự tất cả những từ chính của Kinh thánh đồng thời với tên sách, chương và câu có từ đó.
(C) Copyright 1998
by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, USA.