Emmanuel
tiếng do thái có nghĩa Chúa ở với ta. Tiếng dùng trong lời tiên tri Isaia 7,14 và là một phần trong sứ điệp thiên thần (Matthêu 1,23): trinh nữ sẽ thụ thai, và sinh con trai, và người ta sẽ gọi con trẻ là Emmanuel, tên có nghĩa Thiên Chúa ở với ta.
gậy vàng (crosier)
gậy có trang hoàng của giám mục dấu hiệu trách nhiệm săn sóc đoàn chiên Chúa trong giáo phận. Ngày nay không bằng vàng mà thường bằng gỗ quí.
ghen ghét (envy)
một trong những trọng tội hay tội đầu. là sự buồn phiền khi người khác được hồng ân siêu nhiên hay tự nhiên, được may mắn hay thành công trên phương diện nào vì những điều ấy bị coi như là mất mát hay giảm bớt sự trổi vượt của mình, chính là sự vi phạm đức bác ái.
ghi sổ rửa tội (baptismal register)
Việc ghi lại việc rửa tội phải do linh mục hay thày sáu đã rửa tội ghi lại trong sổ của giáo xứ. Phải cho một chứng chỉ rửa tội khi có ai cần và cho người rửa tội chứng chỉ ngay.
giai đoạn tân tòng (catechumenate)
Trong thời giáo hội sơ khai thời gian này là thời gian người sắp được nhận vào cộng đoàn công giáo theo đuổi những khoá học hỏi thích hợp trước khi được rửa tội. Công đồng Vatican tái thiết lập thời gian tân tòng cho những người lớn trong thời gian sửa soạn cho bí tích rửa tội.
giao ước (covenant)
tiếng latinh có nghĩa convenire: đồng ý, sự đồng ý nối kết hai người hay hai nhóm. Ngày xưa giao ước chỉ bằng miệng mà cũng có giá trị. Giao ước thường được ký kết và đóng dấu bằng nghi lễ đặc biệt làm cho dân phải tuân giữ. Chúa giao ước với dân Israel, có nghĩa họ là dân đặc biệt của ngài và trung tín với ngài. Ðáp lại Chúa hứa bảo vệ dân Ngài. Người Kitô hữu cũng liên hệ với Chúa Giêsu trong giao ước mới qua bí tích rửa tội.
giám mục (Bishop)
Theo giáo luật "do Thánh Thần ban cho các ngài", các giám mục là đấng kế vị các tông đồ theo qui định của Chúa, các ngài được đặt làm chủ chăn trong giáo hội như thày dạy chân lý. linh mục và người quản trị. Khi được tấn phong giám mục các ngài nhận trách vụ thánh hoá cũng như dạy dỗ và quản trị, theo bản tính của chức vụ đó, được thi hành trong sự hiệp thông với Ðức Giáo Hoàng và hội viên. Giám mục có quyền phong chức giám mục và thày sáu.
giám mục (bishop)
Episkopos, người giám thị, linh mục được truyền chức cách đặc biệt để dạy dỗ, hướng dẫn và chăm lo những nhu cầu tinh thần cho một nhóm người, trong một giáo phận. Hồi đầu giám mục kêu là episkopos coi sóc nhu cầu vật chất và tinh thần của giáo dân.
giám mục phụ tá
Giám mục giúp cho một giám mục chính toà nhưng không có quyền kế vị.
Giáo hội (church)
những cộng đoàn Kitô hữu nguyên thuỷ được kêu là những cuộc tụ họp (tiếng hilạp có nghĩa ekklesia). Như thế giáo hội là cuộc tụ họp của những người được rửa tội. Giáo hội là toàn thân thể Kitô hữu theo Chúa Kitô trong cách sống, cách phụng thờ và diễn tả niềm tin. Căn nhà nơi các tín hữu tụ họp cũng gọi là giáo hội tiếng bình dân gọi là nhà thờ. Giáo hội thì viết hoa. Nhà thờ thì viết chữ thường.
giáo hội Armenia
Miền Armenia phía đông Thổ nhĩ kỳ luôn có đông người ngoan đạo. Họ ly khai giáo hội năm 451 sau Tây lịch, và có một số còn theo công giáo, đa số là giáo hội ly giáo. Ngày nay có người Armenian công giáo hay chính thống.
Giáo hội công giáo Ðông phương (Eastern Churches, catholic
Ðây là những giáo hội công giáo có các tín hữu chừng 12 triệu theo nghi lễ Ðông phương. Thời xưa là toà giáo chủ Constantinoples, Alexandria, Antioch và Jerusalem. Ngày nay có 5 nghi lễ chính là Byzantine, Alexandrian, Antiochene, Armenian và Chaldean. Ở Mỹ có chín giáo phận theo nghi lễ Byzantine phục vụ cho các giáo hội theo nghi lễ Ukranian và Ruthenian. Theo công đồng Vatican giáo hội kính trọng các cơ chế của các Giáo hội Ðông phương, nghi thức phụng vụ, truyền thống giáo hội và cách sống Kitô hữu. Vì các giáo hội này khác biệt trong vẻ cổ kính đáng trọng, sáng ngời lên với truyền thống có từ đời các tông đồ và tổ phụ, tạo nên một phần truyền thống duy nhất do Chúa mạc khải của giáo hội toàn cầu.
Giáo hội đông phương ly khai (eastern churches, separated)
Ðây là những giáo hội không hợp nhất với Roma. Cuộc phân ly khởi đầu năm 1054 trong biến cố gọi là Ly giáo đông phương. Những giáo hội chính thống là những giáo hội có nhiều người theo nhất. Họ có chung với nhau niềm tin và luân lý, thánh chức và bí tích, cũng như phụng vụ phong phú. Họ chỉ chấp nhận 7 công đồng đầu tiên của Giáo hội và không công nhận cũng như chủ trương thông hiệp với Ðức Giáo Hoàng. Từ công đồng Vatican luôn có cố gắng liên tục cho cuộc đối thoại đại kết giữa giáo hội công giáo và các giáo hội này.
giáo hội học (ecclesiology)
một khoa trong thần học nghiên cứu bản tính chi thể cấu trúc và sứ mệnh của Giáo hội.
giáo lý viên (catechist)
Người hướng dẫn người khác về đức tin bằng sự suy ngắm, gương mẫu cũng như dạy về chân lý đức tin.
giáo phụ thời tông đồ
Văn sĩ danh tiếng Kitô giáo trong thế kỷ 1 hay 2 truyền bá giáo huấn các tông đồ chẳng hạn thánh Clement thành Roma, Thánh Ignatius thành Antiokia.
giáo sĩ (clergy)
tiếng latinh clericus, linh mục, thừa tác viên được phong chức trong giáo hội có trách nhiệm rao giảng chủ toạ việc phụng tự và phụng vụ, việc cử hành các bí tích và phục vụ cộng đoàn trong nhiều công việc khác nhau.
giảng đài
tiếng Hilạp ambon có nghĩa nơi cao. Ðài cao có bậc bước lên. Thường gần bàn thờ và đọc thánh kinh trên đó. Ngày nay là nơi cho đọc viên đọc Thánh kinh trong lễ.
giận dữ
Một trong 7 mối tội đầu hay tội chết, cảm tình không thú vị, thường có chống đối, vì sự xúc phạm thật hay tưởng tượng. Có tội khi chủ ý muốn báo thù bất công.
giếng rửa tội (baptismal fons)
Theo tiếng latinh fons là suối nước. Một hồ hay chỗ chứa nước rửa tội. Ngày xưa giếng rửa tội sâu để có thể đi vào dìm mình trong đó. Bây giờ giếng rửa tội ở trong nhà thờ thường có bệ cao cho linh mục dễ rửa tội cho trẻ thơ.
giới răn (commandments)
luật qui định con người phải cư xử với Chúa và đồng loại ra sao. Mười giới răn do Maisen ban bố cho dân do thái (exodus 20), đặt căn bản cho liên hệ hay giao ước giữa Chúa và loài người. Kinh 10 điều răn là:
"Ðạo Ðức
Chúa Trời có 10 điều răn:
thứ nhất thờ phượng
một Ðức Chúa Trời và
kính mến người trên hết
mọi sự
thứ hai chớ kêu tên Ðức
Chúa Trời vô cớ
thứ ba giữ ngày chủ nhật
thứ bốn thảo kính cha mẹ
thứ năm chớ giết người
thứ sáu chớ làm sự
dâm dục
thứ bảy chớ lấy của người
thứ tám chớ làm chứng
dối
thứ chín chớ muốn vợ
chồng người
thứ mười chớ tham của
người.
giúp lễ
Tiếng hilạp có nghĩa akolouthos, người giúp việc. Người giúp linh mục hay thầy sáu cử hành nhiệm vụ. Thày giúp lễ cho rước lễ hay đem mình thánh cho kẻ liệt.
Giữ mùa phục sinh (easter duty)
Giáo luật dùng một kiểu nói bình dân diễn tả bổn phận này: "Mọi giáo dân sau khi đã rước lễ lần đầu phải chịu lễ mỗi năm ít là một lần". Luật này phải giữ trong mùa Phục sinh trừ khi có lý do chính đáng có thể thi hành trong mùa khác quanh năm. Tại Việt nam mùa phục sinh từ lễ tro đến lễ Ðức Chúa Trời Ba Ngôi.
(C) Copyright 1998
by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, USA.