Babylon
Thành phố thủ đô Iraq ngày nay. Người Babylon bị người Assyria cai trị cho đến năm 612 trước Tây lịch, khi họ bắt đầu chinh phục đất đai. Họ phá huỷ Jerusalem năm 587 trước Tây lịch và bắt hầu hết dân Do thái về làm nô lệ. Thời gian lưu đày này chấm dứt năm 537 trước Tây lịch.
Baptists
Phái tin lành nhấn mạnh đến việc rửa tội cho người lớn. Giáo hội Baptist được tổ chức do quyết định của thành viên phụng tự với mục sư họ lựa chọn.
bách quân đội trưởng (centurion)
Tiếng latinh centuria là một đội lính có 100 người: sĩ quan trong quân đội Roma cai quản 100 người. ứng có niềm tin vào Chúa Giêsu (Matt. 8:5)
bánh lễ
Lọai bánh không men dùng cho việc rước lễ trong nghi thức Roma.
bàn thờ
Thường bằng đá dùng để dâng lễ vật cho thần minh ngày xưa. Người Do thái cổ xây bàn thờ để dâng hoa quả hay loài vật. Bàn thờ chính đặt tại đền thánh Jerusalem. Trong giáo hội công giáo bàn thờ là bàn của Chúa nơi đây dân Chúa cử hành Thánh Thể. Kitô hữu quen gọi Thánh Thể là hi tế vì nhắc lại việc Chúa Giêsu hiến thân cho mọi người. Như thế bàn thờ là bàn trên đó hi tế Chúa Giêsu tự hiến trên thập giá được tưởng niệm và hiện tại hoá.
bản văn của Abercius
Bản văn bằng tiếng Hi lạp có từ thế kỷ thứ hai do giám mục Abercius giám mục thành Hieropolis tại Phrygia, kể lại cuộc viếng thăm Roma của ông và tầm quan trọng của Giáo hội Roma thời đó.
bắt cóc
Theo nguyên nghĩa có nghĩa là dẫn đi. Theo giáo luật và thần học luân lý thì từ này "abduction" diễn tả sự cưỡng hiếp và bạo lực có tính cách vật lý. Có nghĩa bắt cóc và giam cầm phụ nữ khi họ không muốn và bao lâu họ còn bị bắt cóc thì hôn nhân không thành sự. Ðây là một ngăn trở làm cho hôn nhân không thành sự. (validum).
Beelzebub
Thần ruồi trâu là tiếng chế nhạo của người do thái dành cho vị thần của Philitinh có tên là Beelzebul (hoàng tử của đất). Xem Matt 10:25 và 12:24.
bè Ario
Bè rối của Arius linh mục ở Alexandria trong thế kỷ thứ tư cho rằng Ðức Giêsu không phải là Thiên Chúa.
bẻ bánh (Breaking of bread)
Người Kitô hữu xưa gọi bí tích Thánh Thể là việc bẻ bánh. Do một tập tục do thái trước khi ăn thì có cầu nguyện cám ơn và ca tụng Chúa trên miếng bánh sau đó chia cho tất cả thực khách. Chúa Kitô khởi đầu bữa tiệc từ giã với nghi thức này.
bí tích rửa tội (Baptism)
Là bí tích đầu tiên trong 7 bí tích được Giáo hội định nghĩa là: "Phép Rửa tội, cửa mở cho mọi bí tích, cần cho sự cứu độ thực sự, hay ít là có ý, nhờ đó con người được giải thoát khỏi tội, sinh lại làm con Thiên Chúa, và nên giống Chúa Kitô nhờ một ấn tích không thể xoá được, thành cơ thể của Giáo hội, chỉ được ban thành sự khi rửa bằng nước thực với mô thức bằng lời nói đòi hỏi." (giáo luật 849).
Cần lưu ý những điểm giáo luật sau đây:
1. Phép rửa có thể thi hành bằng việc nhận chìm hay xối nước
2. nước dùng để rửa phải được làm phép nhưng khi cần thì có thể dùng nước chưa làm phép.
3. mô thức lời nói đòi hỏi là: "Ta rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần."
4. nên rửa tội vào ngày chủ nhật hay có thể trong đêm vọng phục sinh
5. Nơi thích hợp để chịu phép rửa là nhà thờ nhà nguyện nhưng khi cần có thể cử hành trong nhà tư hay nhà thương.
6. Thừa tác viên thường lệ của bí tích là Giám mục, linh mục hay thầy sáu, nhưng người khác có thể làm nhất là tại các xứ truyền giáo và khi cần kíp thì ai ai cũng phải làm.
Do tiếng Hilạp baptizein nhận chìm trong nước. Lễ nghi theo đó người được rửa tội tắm trong nước hay được dội nước trên đầu. Ðây là dấu hiệu chết cho tội và sống cho cuộc sống mới. Người được rửa tội nói lên họ tin Chúa Giêsu và muốn làm Kitô hữu. Khi hài nhi được rửa tội thì cha mẹ hay vú bõ, người đỡ đầu nói thay. Phép rửa là phép khai tâm đầu tiên cho người ta gia nhập giáo hội, cộng đoàn đức tin là nhiệm thể Chúa Kitô. Cũng tha tội tổ tông và tội riêng mình làm nếu là người lớn chịu phép rửa tội.
bình đựng Mình Thánh (ciborium)
trong phụng vụ đây là bình có đựng của ăn thiêng liêng là Thánh Thể, thường là những mảnh hay bánh nhỏ tròn sắc trắng và thơm, dùng để cho rước lễ.
bình hương (censer)
Bình kim khí đựng than nóng để bỏ hương vào và xông hương có mùi thơm trong những lễ nghi phụng vụ. Thường bình hương có giây kim loại buộc vào đầu để xông.
bỏ đạo
Apostasia tiếng Hilạp có nghĩa quay đi. Hành động từ bỏ Kitô giáo và theo kẻ ngoại. Giáo hữu thời sơ khai coi tội này trọng nhất trong các tội.
(C) Copyright 1998
by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, USA.