Hiến thân
Hiến thân là hoàn toàn dấn thân cho việc gì hay cho ai. Khi dấn thân cho công việc gì thì cả tâm hồn bạn để cả nơi công việc bạn làm. Hiến thân còn có nghĩa dành riêng cái gì hay người nào vì mục đích nào đó.
Phaolô là gương mẫu người dấn thân trong kinh thánh. Sau khi trở lại (Cvsđ 9) ngài hiến thân để sống cho Chúa. Việc hiến thân được chứng tỏ trong những cuộc hành trình truyền giáo, chịu đau khổ do những người khác, vào tù, đối diện cái chết thường xuyên. 2Corinthô 11:23-33 kể lại việc hiến thân của thánh Phaolô cách rõ ràng. Khi đọc lại kinh nghiệm thánh Phaolô, hãy nghĩ đến những đau khổ bạn phải chịu khi là người tín hữu. Bạn có thấy những đau khổ đó tương đương với những thử thách thánh nhân đã trải qua để rao giảng tin mừng chưa?
Hứng thú
Hứng thú là cảm xúc bị kích thích hay vui vẻ về điều mình làm. Hứng thú có thể làm cho nỗi buồn tan biến trong khi không có hứng thú thì công việc thích thú không còn niềm vui. Một nhân vật hứng thú tiêu biểu trong kinh thánh là Joseph có tên là Barnabas. Vì bản thân ngài hứng thú nên ngài luôn chia xẻ với anh em về những công việc của Ngài. Tên Barnabas có nghĩa người con của sự hứng thú. Sự hứng thú của ngài cũng khuyến khích người khác. (Acts 4:36-37). Theo mức độ hứng thú của bạn người ta sẽ cho bạn tên gì? Nếu người ta gọi bạn là quán chợ hay là mùa đông Paris có lẽ bạn phải dùng ít thời gian làm cho bạn có hứng thú. Bạn có thể làm như thế nào.
Lưu ý
Lưu ý (Concern) là cảm tình lo âu về, hay để ý đến ai. Lưu ý có nghĩa bạn lo lắng đến người nào, nghĩ đến họ và hành động cho họ.
Tiên tri Samuel lưu ý đến người Israel khi họ xin có vua (1 Sam 8:6-22). Ông biết một vua trần gian không ích lợi cho họ nhất, nên ông báo cho họ về hậu quả họ sẽ phải chịu nếu Chúa chỉ định cho họ một ông vua. Nhưng dân nài nỉ. Chúa mới bảo ông đi xức dầu cho một ông vua nhưng sự lưu ý cho lợi ích của dân của Samuel là mẫu mực cho chúng ta.
Nếu có lúc bạn có cám dỗ nghĩ rằng, tôi đã làm hết mọi việc tôi có thể và không ai muốn nghe tôi nói, bạn hãy nhớ lại gương của Samuel và tiếp tục lưu ý người khác. Ðâu là những phương pháp cho bạn nhớ lại bạn không phải là người duy nhất mà tưởng có giá trị? Bạn sẽ tỏ ra cách thế mới mẻ nào để bắt đầu lưu ý người khác?
- Jonah không lưu ý đến
người Niniveh (Jonah 4:10,11)
- Chúa Giêsu dạy về sự lưu
ý (Matthêu 6,31-34)
- Cha Mẹ Chúa lưu ý đến sự
mất tích của Ngài (Luca 2:41-50)
- Người mục tử tốt lành
lưu ý đến đàn chiên (Gioan
10:11-16)
Máu
Máu (Blood) trong Thánh Kinh được coi như sự sống. Trong Cựu ước máu thú vật được dâng như hi tế cho Chúa "đền tội, vì đây là sự sống" (Levi 17:11b). Những kiểu nói "Máu Chúa Kitô" Máu Chúa Giêsu" và "máu con chiên" đều gán cho việc Chúa Giêsu thí mạng sống cho tội của anh em được tha thứ và có thễ được nghĩa cùng Chúa.
- Không đổ máu (Hebr
9:18-28)
- Do máu ngài ngài đã làm
điều này (Roma 5:9)
Niềm tin
Niềm tin là hành động tin vào những điều Chúa đã mạc khải về mình và hành động theo niềm tin ấy. Hay như tác giả thư Hibálai nói rõ: "Tin là tin tưởng xác tín rằng điều ta muốn sẽ được thực hiện. Chính là xác tín rằng điều ta hi vọng đang chờ đợi ta dù ta không thấy trước" (Hibá 11:1) người công chính sống bởi đức tin (Roma 1:17).
Trong thánh kinh Abraham là gương mẫu đức tin đẹp nhất. Ông bỏ nhà nghe lời Chúa đi vào nơi vô định. (Sáng thế 12,13) Ông tin Chúa sẽ cho ông một người con dù ông đã già cả (Sáng thế 15:1-6;17:15-22;21:1-3) và ông muốn dâng lại đứa con cho Chúa. (Sáng thế 22:1-19).
Dù cho bạn không bị thử thách về niềm tin như Abraham nhưng Chúa cũng cho bạn dịp để củng cố niềm tin. Hãy nhìn đến những dịp ấy và lợi dụng. Bạn đáp ứng được trong những trường hợp đó sẽ có ảnh hưởng đến phẩm chất cuộc sống siêu nhiên của bạn.
* Ta đến với Chúa
và lên trời qua niềm tin (Rom 1,16,17)
* Ðức tin là thuẫn linh thiêng
(Eph.6:16)
* Hãy giữ vững niềm tin đừng
đánh mất (1 Tim 1:19)
* Những gương mẫu của niềm
tin (Heb 11)
* Chúng ta phải đặt căn bản cuộc
sống của ta trên niềm tin (Jude 1:20)
Phàn nàn
Phàn nàn (Complaining) "Ôi chớ gì chúng tôi có vài con cá ngon mà chúng tôi rất thích ở Ai cập! Ngày nào cũng như ngày nào chúng tôi phải ăn Manna!" (Dânsố 11:5,6) "Dân kêu ca và phàn nàn với Maisen. Họ la lên: 'Xin chúng tôi nước uống!'
Phàn nàn, giống như buổi đầu tiên của con người họ đã phàn nàn. Nhưng Chúa muốn bạn có cái nhìn tích cực vui tươi về cuộc đời. Hãy nhìn vào người (Philipphê 2:14-16) và xin Chúa cho bạn thành người tử tế.
- Tại sao chúng ta phàn
nàn? (Lamentations 3:39,40)
- Hãy thoả nguyện (Hebr 13:15)
- Thà có ít tốt hơn (Tv 37:16)
- Tin mừng mang lại sức lực
(Proverbs 15:30)
- Tâm hồn vui tươi làm điều
lành (Prov 17:22)
Rửa tội
Rửa tội (Baptism) Trước khi Chúa bắt đầu sứ vụ công khai, Gioan rửa tội cho Ngài trên sông Jordan. Vì Ngài là Chúa Ngài không cần phép rửa tội, nhưng Ngài muốn nêu gương và loan báo đây là thời gian cho Ngài bắt đầu dậy dỗ và chữa bịnh. Thánh Kinh giải thích phép rửa tội như một sự dấn thân sống cho Chúa Giêsu và làm điều đẹp lòng Ngài.
- Chúa Giêsu được
rửa tội (Matthêu 3:3-13-17)
- Tránh tội và được chịu
phép rửa (Công vụ 2:38)
- Tội anh em được chôn cất
(Roma 6:3-11)
- Hãy quay về với Chúa (1Phêrô
3:21)
(C) Copyright 1998
by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, USA.