Bất lương
Bất lương khi bạn nói dối hay lường gạt. Người bất lương ít khi dám ra mặt vì họ là người không đáng tin. Luca 16:10 viết: "Nếu các con không lương thiện trong việc nhỏ chúng con sẽ không lương thiện trong việc lớn. Nếu con lường gạt trong việc nhỏ thì con sẽ không thể lương thiện khi mang trách nhiệm lớn"
* Thà nghèo mà lương
thiện (Cách ngôn 19:1)
* Ðừng làm chuyện bất lương
(Tv 24:3)
Bất tuân
Bất tuân là từ chối vâng lời lệnh truyền hay huấn lệnh. Chính vì sự bất tuân lệnh Chúa của Adam và Evà mà tội lỗi vào thế gian. Không những sự bất tuân mang lại cho bạn hình phạt của Chúa và của cha mẹ, người khác cũng chịu khổ khi bạn bất tuân. Nếu Adam Evà ý thức hậu quả tội lỗi của họ, bạn có nghĩ họ vẫn ngoan cố và bất tuân lệnh Chúa hay không? 2Timothy 3:2-5 nói về những kẻ không vâng lời cha mẹ bạn hãy đọc và hành động sao cho phải.
* Chúa biết về hết
mọi người (Hebrews 4:13)
* Con ngỗ nghịch, mẹ buồn thảm (Cách
ngôn 15:20)
Cái chết
Cái chết "Không ai sống mãi trên đời. Mọi người sẽ chết." (Tv 89:48) Thánh kinh nói tới cái chết hơn 500 lần. Nhiều người nghĩ rằng chết là chấm dứt cuộc sống nơi trần thế này nhưng còn hơn thế nữa. Chết cũng là sự xa cách Chúa cách linh thiêng. Thánh kinh nói tới chết và tội cùng một lúc. Roma 8:2 nói "về cái vòng luẩn quẩn của tội lỗi và cái chết". Chết mà không được sự tha thứ của Chúa thì không những chỉ chết phần xác mà còn chết về phần linh hồn nữa. Ðiều này có nghĩa đời đời không có Chúa. Ta nên sợ cái chết phần linh hồn hơn cái chết vật lý.
* Tiền công của tội
là cái chết (Roma 6:23)
* Chúa Giêsu bẻ gẫy quyền lực
sự chết (2Timothy 1:10)
* Thế gian này không phải nhà của
anh em (Hebrews 13:14)
* Không còn chết chóc sầu muộn
hay khóc lóc (Khải huyền 21:4)<
Can đảm
Can đảm là tài năng và lòng muốn vững vàng khi chạm trán nguy hiểm sợ hãi hay áp lực. Căn bản của sự can đảm không thường chỉ là sức mạnh vật lý nhưng là sức mạnh tinh thần hay luân lý. Tuỳ theo trường hợp có thể can đảm hơn khi chịu đựng thất bại tạm thời hơn là dùng sức mạnh để tiêu diệt nó. Kinh Thánh cho mấy thí dụ về sự can đảm trong vài trường hợp người ta thấy phải làm gì và đã làm.
Esther là gương can đảm. Bà là cô gái do thái trở thành hoàng hậu Batư (dù cho không ai trong chính quyền biết nàng là do thái). Trong giai đoạn lịch sử này có tên Haman âm mưu giết người do thái. Esther là người duy nhất có thể nói giúp cho dân mình dù cho làm thế có thể nguy tới tính mạng. Esther đã can đảm đứng dậy bào chữa cho dân xin tha cho dân và làm cho Haman phải bị hành quyết.
Sự can đảm của Esther cũng giống như những anh hùng thời nay. Khi đọc đoạn Esther 1:1 bạn hãy hỏi mình: Tôi có phải là người can đảm không? Tôi phải làm gì để can đảm thêm? Trong hoàn cảnh nào tôi phải có can đảm thêm?
Cộng tác
Cộng tác (Cooperation) là muốn làm việc với người khác để hoàn tất một nhiệm vụ. Nhiều khi con người cảm thấy nặng nề khi mang trách nhiệm lớn lao hay gặp sự chống đối của người khác. Chúa cho con người nhiều tài năng khác nhau hay khả năng khác nhau và dậy họ cộng tác với nhau để hoàn tất công việc. Khi Joshua sai thám tử vào thành Jericho họ rất liều lĩnh nếu có ai khám phá ra họ. Nhưng Chúa dẫn họ tới một người phụ nữ tên là Rahab biết họ đang phụng sự một Thiên Chúa toàn năng. Rahab cộng tác với những người gián điệp này và giúp cho họ trốn thoát. Kết quả bà và gia đình bà không bị tàn hại cùng với thành Jericho (Josue 2:1-21;6:24,25).
Bạn có nghĩ rằng người khác nghĩ là bạn là người có thể cộng tác được không? Nếu vậy bạn sẽ làm gì để tiếp tục phục vụ họ? Nếu không bạn phải làm gì để phát triển sự cộng tác của bạn?
Chỉ trích (criticism)
And so it criticized each flower,
This supercilious seed;
Until it woke one summer hour
And found itself a weed.
Mildred Howells
Chỉ trích là nói ra một khuyết điểm hay một vấn đề. Thường ta thấy tự do hơn chỉ trích khi người ta không ở bên cạnh để nghe điều ta nói. Chỉ trích nhiều khi là kết quả của ghen ghét hay ác cảm, như hạt giống bị chê bai thành hạt giống thật, thì sự chỉ trích không cần thiết làm thương tổn bạn hơn là làm thương tổn người mà bạn muốn chỉ trích. Ðây là thói xấu khó sửa nên hãy xin Chúa giúp cho bạn khỏi tính hay chỉ trích.
* kêu trách và chỉ
trích (Galatia 5:19-21)
* không có quyền chỉ trích (Roma 14:10)
* chống lại luật Chúa (Giacôbê
4:11,12)
* Xà trên mắt con (Matthêu 7:3)
* người khác xử với
con như con xử với họ (Matthêu
7:1)
Chơi gian
Chơi gian (cheating) Khi còn nhỏ ta đã biết thế nào là chơi gian. Bạn cũng biết người nào chơi gian khi đánh bài hay làm trắc nghiệm ở trường. Thánh Kinh cũng nói về chuyện chơi gian này.
- Nếu con chơi gian trong việc
nhỏ (Luca 16:10)
- Giàu có và gian xảo (Proverbs 28:6)
- Chúa ghét tội gian xảo (Proverbs 11:1)
Dấn thân
Dấn thân (Commitment) là sự muốn phục vụ ai hay một chính nghĩa nào. Nó đòi hỏi bạn trung thành với chính nghĩa và người đó. Dấn thân cho Chúa Giêsu có nghĩa bạn muốn tín thác với cuộc sống bạn và bạn ý thức tìm ngài như hướng dẫn và hướng đạo. Việc dấn thân không thể coi thường khi liên hệ với Thiên Chúa.
Dấn thân cho Giêsu không giống như tin Giêsu. Người trẻ tuổi trong Matthêu 19:16-22 đã học bài học đó một cách khó nhọc. Trong tâm trí anh ta đồng ý với mọi điều Chúa Giêsu nói. Nhưng khi Giêsu đòi anh sự dấn thân dứt khoát và theo Ngài, anh ta lùi lại. Trong trường hợp anh ta, sự giàu có của một người đã chen vào giữa anh ta và sự dấn thân hoàn toàn cho Chúa Giêsu.
Ta nên xét mình đều đặn để xem có gì ngăn cản ta hoàn toàn dấn thân cho Chúa. Và khi ta tìm thấy ở đâu ta phải làm những việc cần thiết để gạt bỏ những chướng ngại và phục hồi sự canh tân của ta. Nếu không, như anh thanh niên giàu, chúng ta sẽ là người mất mát. Vào giai đoạn này trong cuộc sống của bạn có gì ngăn trở bạn dấn thân hoàn toàn cho Chúa không? Nếu thế tại sao bạn không nghĩ rằng việc dấn thân đó có ảnh hưởng nơi bạn hơn là sự dấn thân cho Giêsu?
- Hãy giao phó mọi sự
cho Chúa (Tv 37,5)
- Sự dấn thân của Phaolô và
Barnabas (Công vụ 14:23-26)
- Sự dấn thân dành cho lãnh đạo
trong giáo hội và thày sáu (1Tim
3:1-5,13-18)
- Làm sao tỏ ra lòng tin cậy vào Chúa
(2Tim 2:15)
Ðền tội
Ðền tội (Atonement) có nghĩa "at one" và là tiếng dùng nói về việc Chúa Kitô chịu chết trên thánh giá làm cho anh em có thể trở nên bạn của Chúa và "nên một" với người.
Trong Cựu Ước, người do thái mang lễ vật đền tội cho họ. Mỗi năm một lần vào ngày lễ Ðền tội, linh mục thượng phẩm dâng bò và dê làm lễ hi tế cho mình, gia đình và cho nhà Tạm. Ông dùng một con dê còn sống và đổ mọi tội lỗi của dân rồi đuổi nó vào rừng hoang. Ðây là hình ảnh Chúa Kitô cất lấy tội ta đi. Trong Tân Ước sự chết của Chúa Giêsu trên thánh giá là lễ Ðền Tội của ta. Chúa Giêsu có thể làm điều này vì Ngài hoàn hảo không có tội lỗi.
- Ngài sẽ đền
tội (Levi 16:15-22)
- Cuộc sống ta là giá chuộc (Marcô
10:4s)
- Liên hệ mới với Chúa
(Roma 5:11)
- Chúa Kitô là con đường
an bình của ta (Epheso 2:14)
- Giêsu là linh mục ta cần (Hebr 7:26)
- Một sự hiến dâng đền tội
lỗi của dân (Hebr 9:28)
Giao ước
Giao ước có nghĩa một thoả thuận. Cũng có nghĩa là khế ước hay lời hứa. Ðôi khi giao ước giữa hai người. Cả hai quyết định thoả thuận ra sao.
Thường giao ước là thoả thuận giữa Chúa và người ta. Jeremia 31:33 viết: "Ðây là giao ước mới ta ký kết với chúng: Ta sẽ viết luật ta vào lòng họ để họ muốn tôn trọng ta; như thế họ sẽ là dân ta thực sự và ta sẽ là Chúa của họ." Chúa hứa săn sóc đời ta chúng ta phải vâng lời người.
Chúa Giêsu nói tới một giao ước mới trong Matthêu 26:28 "Ðây là máu tân ước đổ ra cho nhiều người được tha tội" Giao ước này làm cho những người tin Chúa Kitô thành phần tử trong gia đình của Ngài.
* cầu vồng.. dấu hiệu
của lời ta hứa (Genesis 9:9-17)
* Ta sẽ là Chúa của các ngươi
(Genesis 17:1-9)
* Israel là dân thánh (Exodus 19:4-6)
* Những việc lạ lùng Chúa hứa
(Hebrews 9:15)
Giáo hội
Giáo hội (Church) được dùng trong Thánh Kinh không phải như ngôi thánh đường bạn đi lễ ngày Chúa nhật. Trong Thánh Kinh Giáo hội là tất cả mọi người tin vào Chúa Giêsu đã chết vì tội họ, xin Ngài tha thứ, và sống cho Chúa như họ biết phải sống thế nào. Giáo hội là mọi người trên thế gian. Có người gọi là giáo hội phổ quát. Chúa Giêsu là đầu của Giáo hội. Vì Ngài chết cho tội lỗi của trần gian mà giáo hội hiện hữu.
Sau ngày lễ Hiện xuống, những kẻ tin bắt đầu họp lại với nhau để cầu nguyện, hát ca và khuyến khích nhau. Ðây là khởi đầu của những giáo hội địa phương do những Kitô hữu trong cùng địa phương tạo thành. Phaolô trong cuộc hành trình truyền giáo đã thiết lập các giáo đoàn như thế. Ðiều này xảy ra trước khi người ta xây cất những nhà thờ để phụng tự hàng trăm năm.
- Giêsu là đầu
giáo hội (Col 1:18,19)
- Một thân thể nhiều người
(1Cor 12-14)
- Tuỳ thuộc nhau (Roma 12:5)
- Tràn đầy tình yêu (Epheso 4:16)
Giận dỗi
Giận dỗi là cảm xúc không thích thú hay không hạnh phúc về việc gì hay về con người nào. Giận dỗi thường đưa đến cãi vã hay đánh nhau. Sách Proverbs 30:33 nói: "Ai ép sữa thì được bơ, ai bóp mũi làm chảy máu, ai giận dỗi sẽ gây cãi cọ." Giận dỗi nhiều khi có lý do và có giá trị tích cực.
- Ðừng nuôi dưỡng
cơn nóng giận (Ephesô 4:26)
- Ðừng nói lời cay đắng
(Ephesô 4:31)
- Không làm cho ta thành người
tốt (Giacôbê 1:19)
- Dẫn đến tai hại (Thánh vịnh
37:8)
- Tạo nên sai lầm (Proverbs 14:29)
- Người khùng mới thích
đánh nhau (Proverbs 29:8)
Giới răn
Giới răn là qui luật có uy tín. Bạn phải vâng theo giới răn Chúa nếu muốn làm đẹp lòng ngài và vui hưởng cuộc sống Ngài ban cho bạn trên thế gian. 10 giới răn nói cho bạn Chúa muốn bạn sống như thế nào. Cũng cho bạn thấy bạn không luôn vâng lời Thiên Chúa và cần xin Ngài tha thứ.
Chúa Giêsu tỏ ra mấy điểm mới mẻ trong bài giảng trên núi Matthêu 5-7. Khi những người Biệt phái hỏi Ngài giới răn nào quan trọng nhất Ngài cho họ hay là họ yêu mến Chúa hết lòng linh hồn và trí khôn... và người bên cạnh như chính mình, họ sẽ chu toàn mọi giới răn.
- Hãy giữ hai giới
răn tối quan trọng này (Matthêu 22:37-40)
- Niềm vui sự sung sướng (Tv 1)
- Hãy vâng lời... hãy làm
lớn trong nước Trời (Matthêu
5:19)
- Khinh bỉ luật Chúa có nghĩa là
chết (Proverbs 19:16)
- Khi bạn vâng lời (Gioan 15:10
- Giới răn mới (Gioan 13:34)
(C) Copyright 1998
by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, USA.