Những trình bày chia sẻ về văn hóa và niềm tin
của cộng đoàn giáo hội Việt Nam
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Những
trình bày chia sẻ về văn hóa và niềm tin của cộng đoàn
giáo hội Việt Nam.
Ðức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài trình bày về niềm tin của các tín hữu Kitô trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. |
Chiang Mai, Thái Lan (Tin Tổng Hợp Vat và FABC 21/10/2006) -- Ngày họp thứ ba (Thứ Bảy 21/10/2006) của Ðại Hội Truyền Giáo Á Châu được tiếp tục với đề tài "Câu chuyện về Chúa Giêsu trong các nền văn hóa của Á Châu". Mọi người đều hiếu kỳ muốn biết làm sao những nền văn hóa của lục địa Á Châu này có thể chuyển biến để trở thành niềm tin vào Ðức Kitô của những người Kitô hữu Á Châu.
Mở đầu cho ngày họp là Thánh Lễ Misa do Ðức Hồng Y Ricardo Vidal, Tổng Giám Mục của Giáo Phận Cebu, Philippines, chủ tế. Trong thánh lễ, Ðức Hồng Y đã nhắn nhủ với các tham dự viên rằng: "Khi kể những câu chuyện về Chúa Giêsu và những câu chuyện chia sẻ về đức tin của chính mình, chúng ta trước hết cần phải lắng nghe những câu chuyện của những người khác. Lắng nghe người khác cũng có nghĩa là chúng ta sẵn sàng từ bỏ những chuyện riêng tư của chúng ta."
Sau
bữa ăn sáng, Ðại Hội được tiếp tục với những chia
sẻ về Văn Hóa. Những câu chuyện về Chúa Giêsu trong Văn
Hóa Á Châu thì thật là phong phú và không còn xa lạ gì
với những người kitô hữu. Mở đầu là đoàn đại biểu
Ấn Ðộ, với câu chuyện các nhà truyền giáo yêu thương
và tận tình chăm sóc những người nghèo và những người
phong cùi ở Ấn Ðộ từ bao nhiêu thế kỷ trước.
Trang phục truyền thống dân tộc Việt Nam, với những nét mỹ miều của chiếc áo dài và của những chiếc quạt nhẹ nhàng đu đưa. |
Buổi sáng hôm nay, những chia sẻ làm cho nhiều người chú ý đến nhất, đó là những trình bày về văn hóa và niềm tin của cộng đoàn giáo hội Việt Nam. Trong trang phục truyền thống dân tộc, với những nét mỹ miều của chiếc áo dài và của những chiếc quạt nhẹ nhàng đu đưa, đoàn đại biểu Việt Nam đã trình bày niềm tin qua văn hóa của mình với một lòng sắt son bền vững. Với sự giới thiệu và trình bày của Ðức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, giám đốc chương trình Việt Ngữ của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu, Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã kính cẩn nâng cao Tượng Ảnh Ðức Mẹ La Vang, Nữ Vương Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, biểu tượng cho Niềm Tin sắt son của những người tiền phong mở đầu Giáo Hội Việt Nam. Cha ông tổ tiên của người dân Việt, với một lòng trung thành, đã hy sinh đổ máu để làm nhân chứng cho niềm tin vào Ðức Kitô. Với bao nhiêu thế kỷ, nền văn hóa của dân tộc Việt Nam in đậm nét trong các nghệ thuật điêu khắc ảnh tượng, các kiến trúc của các thánh đường, các ca vũ nhạc điệu trong các nghi lễ tôn kính, dâng hoa... Qua những hình ảnh, những ca khúc, những điệu vũ với những trang phục dân tộc, đoàn đại biểu Việt Nam đã đưa các tham dự viên như thật sự đang tiến về Trung Tâm Hành Hương La Vang được xây dựng từ năm 1798, nơi có tượng Ðức Mẹ với trang phục truyền thống dân tộc của người Việt Nam. Ðức Ông Tài đã trình bày rất đầy đủ về công trình kiến trúc dân tộc của Nhà Thờ Chính Tòa Phát diệm, một công trình đã được bắt đầu từ năm 1875. Nhà Thờ Phát Diệm đã được sử dụng những nét đẹp của nghệ thuật Văn Hóa Việt Nam và của Phật Giáo để trang trí, tạo thêm nhiều nét tình tự dân tộc. Như kiến trúc ngoại cảnh của Nhà Thờ là một kiến trúc nghệ thuật Việt Nam. Hoa sen tượng trưng cho sự trong sạch tinh tuyền, là một biểu tượng của Phật Giáo, cũng đã được sử dụng làm thành những đồ án nghệ thuật trang trí bên trong nhà thờ, đánh dấu sự tinh tuyền chân thật của người tín hữu bên cạnh Thánh Giá hy sinh của Ðức Kitô.
Ðoàn
đại biểu Thái Lan, với sự chia sẻ của một thương gia Thái
Lan, ông Paul Suvij. Niềm tin vào Ðức Kitô đã giúp ông
thắng vượt bao nhiêu khó khăn. Ông trình bày những vật
lộn gian khổ và những cố gắng của ông để cứu vãn việc
làm cho các nhân viên của ông khi công ty của ông hầu như
hoàn toàn bị sụp đổ. Ông hiện nay là đại biểu của Hiệp
Hội các Thương Gia Công Giáo Thái Lan. Ông cũng là người
đã từng giúp cho các Thương Gia Phật Giáo Thái Lan biết tìm
kiếm giá trị cần thiết của tâm linh để có được sự
bền vững trong tâm hồn và cả trong kinh tế.
Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã kính cẩn nâng cao Tượng Ảnh Ðức Mẹ La Vang giới thiệu cùng mọi người. |
Maruja, một phụ nữ Phi luật tân, chia sẻ một khía cạnh khác của công tác truyền giáo. Sự nghèo đói đã tạo nên nhiều vấn đề di dân. Hiện nay chị Maruja Ausis đang phụ trách những mục vụ tông đồ cho các cộng đoàn Philippines di dân. Hiện tượng người dân Philippines di dân lao động trên rất nhiều nước ở Á Châu, như Saudi Arabia và những quốc gia khác ở vùng Vịnh... cũng đã trở thành một nhu cầu cần thiết, phải chuẩn bị và huấn luyện cho những người di dân này trở thành những hạt giống rao truyền tin mừng trên những miền đất mới. Quả đúng như lời Ðức Hồng Y Ricardo Vidal, Tổng Giám Mục của Giáo Phận Cebu, Philippines, đã chia sẻ trong thánh lễ buổi sáng: "Tình yêu của Chúa Giêsu thì không có biên giới, không có giới hạn".
Buổi tối của ngày họp thứ ba (Thứ Bảy 21/10/2006) sẽ là một buổi đại họp mặt thân hữu tại Ðại Hội Trường Baan Lan Tong. Tất cả mọi người sẽ có dịp chung vui với nhau trong ngày họp cuối cùng này để chuẩn bị cho lễ bế mạc Ðại Hội sẽ được cử hành vào ngày hôm sau, Chúa Nhật 22/10/2006, Chúa Nhật Truyền Giáo.
Joseph Trương