Giáo Hội Công Giáo tại các Quốc Gia Á Châu

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Giáo Hội Công Giáo tại các Quốc Gia Á Châu.

(Lịch sử và hiện tình tôn giáo)

 

Afghanistan (A phú hãn) - Nước Cộng Hoà ở Ðông Nam Châu Á; thủ đô: Kabul. Vùng đất trước đây là Kitô Giáo; đến thế kỷ 17, bị Hồi Giáo chiếm đóng. Ngày nay tất cả dân cư phải giữ luật Hồi Giáo. Dưới chế độ Taliban, tự do tôn giáo bị hạn chế và việc cải đạo bị cấm đoán. Tháng giêng năm 2002, sau khi Taliban bị truất quyền, Thánh Lễ công khai lần đầu tiên trong 10 năm được cử hành tại Toà Ðại Sứ Ý.

 

Armenia - Nước Cộng hoà ở Tiểu Á; thủ đô: Yerevan. Armenia là quốc gia đầu tiên chính thức là Kitô giáo, năm 301 - 79 năm trước khi Kitô giáo trở thành tôn giáo của đế quốc Rôma. Armenia thời xưa gồm vùng đất bị Thổ Nhĩ Kỳ thôn tính năm 1920, và những người còn lại thuộc Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết cho tới năm 1991. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Toà Thánh năm 1992. Giáo Hội Armenia tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo khi từ chối Công Ðồng Chalcedon (451). Sự bất đồng, cơ bản về Kitô học, được giải quyết tháng 12 năm 1996, khi Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Catholicos Karekine I ký một tuyên ngôn thần học chính thức nói lên niềm tin cùng được chia sẻ của cả hai. Không có ngăn trở thần học nào cho việc hiệp nhất hoàn toàn, và Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công khai ao ước phục hồi sự hiệp nhất trọn vẹn giữa Rôma và Echmiadzin.

Vào thời Trung cổ, tiểu số người Armenian phương tây trở lại Công Giáo Rôma qua sự liên hệ với Thập Tự Quân. (Ngay cả bây giờ dân cư của các làng Công Giáo được gọi là "Franki," lấy tên của Thập Tự Quân Frankish). Ðiều này dẫn tới nghi lễ Công Giáo Armenia, hiệp thông với Rôma. Toà Thượng Phụ Công Giáo Armenia được thiết lập ở Li-băng năm 1742.

Ðầu thế kỷ XX, người Armenia chịu khổ cực dưới bàn tay của dân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, bị áp lực đuổi ra khỏi quê hương của họ. Một triệu rưởi người chết trong cuộc bách hại, hầu hết những người còn lại phân tán khắp nơi trên thế giới. Khi mà hầu hết các Giáo Sĩ Công Giáo người Armenia bị giết, những gì còn sót lại của Armenia bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về Liên bang Sô Viết. Từ khi chế độ Cộng Sản bị xụp đổ, và Armenia được độc lập 10 năm trước đây, Giáo Hội hồi sinh và phẩm trật Công Giáo được phục hồi năm 1992. Một chủng viện mới được dự định để bù vào sự thiếu hụt linh mục. Người Công Giáo chiếm 4% dân số của Armenia.

 

Azerbaijan - Nước Cộng Hoà nằm trên bờ biển Caspian; thủ đô: Baku. Lịch sử liên quan với Armenia, Ba tư (Iran), và Nga. Bị người Ba tư chinh phục vào thế kỷ thứ 4, thế kỷ thứ 7 cùng với Ba tư theo Hồi Giáo. Sau các cuộc chinh phục của Mongols (T.K 13) và Tartars (T.k 14), năm 1603, Azerbaijan trở thành một phần của Ba tư. Năm 1828, Nga đòi lại. Năm 1920 Sau cuộc giải phóng Nga, tháp nhập vào Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết. Năm 1991 với sụp đổ của Cộng Sản Sô Viết, dành được độc lập. Trong những thập niên cuối, đời sống chính trị bị ảnh hưởng bởi xung đột với Armenia về vùng đất nằm giữa Azerbaijan, tràn ngập người Armenian. Tôn giáo thịnh hành nhất là Hồi Giáo, với mốt số ít người Công Giáo Hoà Lan và Armenian dưới sự coi sóc của các nhà truyền giáo. Giám quản Tông Toà Caucasus, với toà ở Georgia, được thiết lập năm 1993 cho người Công Giáo theo nghi lễ La Tinh.

 

Bahrain - Một nước quần đảo trong vịnh Ba Tư; thủ đô: Manama. Dưới quyền cai trị của Bồ Ðào Nha (1507-1662), sau đó là Iran cho tới năm 1782, năm 1783 độc lập. Ðây là một nước thuộc bảo hộ của Anh cả hàng trăm năm (1862-1961). Năm 1971 trở thành quốc gia độc lập. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Toà Thánh năm 2000. Một quốc gia theo Hồi Giáo. Người Công Giáo chiếm 4.3% dân số, phần lớn là công nhân nước ngoài dưới quyền cai quản của hạt đại diện Tông Toà Arab.

 

Bangladesh - Nước Cộng Hoà ở Nam Á; thủ đô: Dhaka. Ngày xưa Bangladesh là phần đất phía Ðông của Pakistan, năm 1971 trở thành độc lập. Tôn giáo chính - Hồi Giáo - trở thành quốc giáo năm 1988, tuy nhiên có tự do tôn giáo. Vào thế kỷ 16, các nhà truyền giáo Dòng Tên, Ða-minh, và Âu-gus-ti-nô có mặt ở đó. Hạt đại diện Tông Toà (Bengali) được thiết lập năm 1834. Phẩm trật Giáo Hội năm 1950. Giáo Hội điều hành các cơ quan giúp đối phó với thiên tai. Công Giáo chiếm 20% dân số.

 

Bhutan - Vương quốc nằm trong dãy Hy Mã Lạp Sơn; thủ đô: Thimphu. Quốc giáo: Phật Giáo. Tự do tôn giáo nhưng không được cải giáo. Dòng tên được mời vào năm 1963, và Sa-lê-diêng năm 1965 để điều khiển trường học. Sa-lê-diêng bị trục xuất năm 1982 vì việc cải giáo. Dưới quyền giám quản của Ðịa Phận Darjeeling. Linh mục người Bhutan đầu tiên được chịu chức năm 1995. Khoảng 400 người Công Giáo trong số 2 triệu 90 ngàn dân.

 

Brunei - Quốc Vương dưới quyền bảo trợ của Anh nằm phía Tây Bắc bờ biển Borneo; thủ đô: Bandar Seri Begawan. Tôn giáo chính: Hồi Giáo. Các tôn giáo khác bị giới hạn. Ða số người Công Giáo là những chuyên gia kỹ thuật và chuyên viên nước ngoài. Dưới quyền giám quản của Ðịa Phận Miri, Mã-lai. Công giáo chiếm 0.6% dân số.

 

Cambodia (Cam bốt) - Nước Cộng Hoà thuộc Ðông Nam Châu Á; thủ đô: Phnom Penh. Hậu bán thế kỷ thứ 6, công cuộc rao giảng Tin Mừng được khởi đầu do người Bồ Ðào Nha, thành công với người Việt nam hơn là với người bản xứ Khmer. Năm 1658, Căm-bốt thuộc Tông Toà Ðàng Trong, được cai quản do Hội Thừa Sai Truyền Giáo Pháp. Công cuộc truyền giáo suy dần vào tiền bán thế kỷ 18, do nội chiến và đụng độ văn hoá giữa người Khmer và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha. Tiến triển hoà bình được bắt đầu lại. Năm 1850 Tông Toà Căm-bốt được thành lập. Năm 1863 Pháp tuyên bố là nước bảo hộ của Pháp, bất chấp những lời tuyên bố tranh dành của Xiêm và Việt Nam.

Từ 1861-1865, con số người Công Giáo tăng lên vì một số đông người Công Giáo Việt Nam trốn sang để tránh cuộc bách hại trong nước. Năm 1950, hơn 1/5 dân chúng của Phnom Penh là Công Giáo, nhưng đa số là người Việt. Năm 1953, Căm-bốt dành lại được độc lập, và năm 1957 một linh mục bản xứ đầu tiên được chịu chức. Năm 1970, do sự thù hằn của người Khmer, người Công Giáo Viêt Nam bị đuổi ra khỏi, Giáo Hội suy giảm con số trầm trọng. Thời chiến tranh Việt Nam, Căm-bốt cố gắng giữ trung lập, nhưng cuối cùng cũng bị dính líu. Năm 1975 chính phủ bị bắt bởi quân du kích cộng sản, Khờ-me đỏ. Họ trục xuất hết các người ngoại quốc, gồm cả những nhà truyền giáo Pháp. Họ đánh bom vào Nhà Thờ Chính Toà Phnom Penh, nơi các người Công Giáo đang trú ẩn. Các Giám Mục bị ám sát, và tất cả các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Căm-bốt mất tích. Năm 1978, Việt Nam xâm chiếm và lập chính quyền mới, thế nhưng năm 1989, cuộc chiến vẫn tiếp tục khi Việt Nam rút lui. Một Hiệp định hoà bình được ký kết vào năm 1991, với các cuộc bầu cử được tổ chức năm 1993 và hiến pháp mới bảo đảm tự do tôn giáo. Năm 1994 quan hệ ngoại giao với Toà Thánh được thiết lập, và năm 1997 Chính quyền mới dành cho Giáo Hội một vị thế chính thức. Người Công Giáo lên tới 15% dân số.

 

China (Trung quốc) - Nước Cộng Hoà Nhân Dân thuộc vùng Ðông Á; thủ đô: Beijing. Kitô Giáo được du nhập nhờ các Tu Sĩ Syria vào thế kỷ 5 và 6. Các người phái Nestoria rao truyền giáo thuyết từ năm 635 đến 845, và sau này từ thế kỷ 11 đến 14. Công cuộc truyền giáo của Dòng Phan-xi-cô khởi xướng năm 1294, kết thúc năm 1368. Dòng Tên vào truyền giáo thập niên 1580. Vần đề nghi lễ Công Giáo có nên áp dụng vào truyền thống Trung Hoa hay không - Rôma trả lời : Không. Francis de Capillas, Vị Tử đạo đầu tiên, chết năm 1648. Một vài cuộc bách hại trong thế kỷ 18 làm cho hầu hết các nhà truyền giáo phải ra đi. Thập niên 1840, công cuộc truyền giáo lại bắt đầu, nhưng gần cuối thế kỷ lại gây ra nổi loạn Boxer. Hoạt động truyền giáo lên cao vào đầu bán thế kỷ 20. Hàng Giáo Phẩm được thiết lập 1946, nhưng sau đó lại có những cuộc bắt bớ do Cộng Sản, nhất là sau khi họ lên nắm chính quyền năm 1949. Hoạt động truyền giáo và mục vụ bị ra ngoài vòng pháp luật. Các nhà truyền giáo ngoại quốc bị trục xuất, giới chức trong Giáo Hội bị bắt, trường học và các cơ quan khác bị đóng cửa, và dân chúng không được tự do tôn giáo. Linh mục, tu sĩ, giáo dân bị bắt làm lao động nô lệ.

Năm 1957, chính phủ tự thành lập Hội Ái Quốc Trung Hoa, một hình thức phản ảnh Giáo Hội Công Giáo, quy phục đảng cộng sản thay vì một người "ngoại quốc", Giáo Hoàng. Ðối với các Giám Mục, chính phủ chỉ định 26 đại biểu được tấn phong thành sự nhưng không hợp lệ, không có phép của Toà Thánh. Giáo Hội trung thành với Ðức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục thầm kín. Một số Giám Mục trong Hội Ái Quốc hẳn đã bí mật hoà giải với Rô-ma, và một số khác cũng muốn làm như vậy nếu các ngài không sợ chính phủ. Ngày 6 tháng Giêng năm 2000, việc tấn phong các Giám Mục yêu nước mới không được mấy ủng hộ của Giáo Hội Yêu Nước. Trong khi đó ngày 7 tháng 5 năm 2000 một Giám Mục Trung Hoa được tấn phong với sự chấp thuận của Rô-ma - Giám Mục Zhao Fengchang, Giám Quản Tông Toà. Ðức Thánh Cha đã bày tỏ sự can đảm của Ngài với mọi người Công Giáo Trung Hoa, không phân biệt. Có khoảng 16 triệu người Công Giáo ở Trung Hoa, hoặc 1.3% dân số, khoảng 12 triệu trung thành với Toà Thánh. Có khoảng 355 ngàn người Công Giáo ở Hồng Kông.

 

East Timor (Ðông Timor) - Nước Cộng Hoà ở quần đảo Maylay; thủ đô: Dili. Sau 4 thế kỷ thuộc địa của Bồ Ðào Nha, 26 năm bị In-đô-nê-xi-a chiếm đóng và 3 năm Mỹ thống trị. Ðông Timor mừng độc lập ngày 19 tháng 5 năm 2002, một quốc gia mới đầu tiên được khai sinh trong ngàn năm mới. Quan hệ ngoại giao được thiết lập với Vatican, trên bình diện Toà Sứ Thần thuộc về Toà Thánh và đại sứ quán thuộc Cộng Hoà Dân Chủ Ðông Timor. 93% của dân số 737.811 người là Công Giáo. Tân quốc gia chia thành giám quản Tông Toà Dilli và Baucau, với 31 giáo xứ, do 43 linh mục điều hành. Khoảng 222 nữ tu sĩ, và 130 nam tu sĩ, đa số là các tu sĩ dòng Sa-lê-diên. Dòng Tên là Dòng đầu tiên đến Ðông Timor, năm 1899. Các ngài bị trục xuất năm 1910, và trở lại năm 1958. 350 nam nữ tu sĩ phục vụ trong các cơ quan giáo dục và công tác xã hội.

Những cử hành mừng độc lập bắt đầu lúc hoàng hôn, với Thánh Lễ do Ðức Giám Mục Belo chủ sự. Nhân dịp này Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II gửi sứ điệp đến toàn dân Ðông Timor. Khi Ðông Timor trở thành một trong các quốc gia tự do trên trái đất, Ðức Thánh Cha muốn "chia sẻ tâm tình vui sướng của chúng con, và khích lệ chúng con xây dựng một xã hội công bằng, tự do, nâng đỡ và hoà bình."

 

Georgia - Nước Cộng Hoà ở Caucasus, trước kia thuộc Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết; thủ đô: Tbilisi. Kitô giáo có mặt nhờ ảnh hưởng của Rôma. Giám Quản Tông Toà Causcasus (Toà ở Georgia) thiết lập năm 1993 cho các tín hữu Công Giáo theo nghi lễ La-tinh của Armenia, Azerbaijan và Georgia. Người Công Giáo theo nghi lễ Chaldean và Armenia cũng thuộc ở đó. Các nhà thờ Công Giáo và Chính Thống Giáo bị đóng cửa dưới chế độ Sô-viết, và sau này thuộc về Giáo Hội Chính Thống Georgia. Ðầu thế kỷ 21, người Công Giáo và các tôn giáo khác báo cáo những cuộc quấy nhiễu của quần chúng Chính Thống. Công Giáo chiếm 1.9% dân số.

 

India (Ấn Ðộ) - Nước Cộng Hoà nằm trên tiểu lục địa Trung Nam Châu Á. Thủ đô: Tân Delhi. Theo truyền thống, thánh Tôma Tông Ðồ đem Kitô giáo vào miền Kerala. Công cuộc truyền giáo bắt đầu sau cuộc chiếm đóng Goa của người Bồ Ðào Nha năm 1510. Các giáo sĩ Dòng Tên, Phan-xi-cô, Ða-minh, Au-gus-ti-nô và các Dòng khác đóng góp cho những nỗ lực truyền giáo. Goa được chọn làm Tổng Giáo Phận năm 1558. Dòng tên giúp phát triển ngành giáo dục Công Giáo hậu bán thế kỷ 18. Các nhà truyền giáo gặp khó khăn với miền của Ấn Ðộ ở phía Ðông nước Anh, miền này điều khiển guồng mày chính quyền, từ năm 1727-1858. Một cuộc xung đột giữa chính phủ Bồ Ðào Nha và Vatican về việc bổ nhiệm giáo sĩ và giám mục, gây ra ly giáo Goa, từ 1838-1857. Hàng Giáo Phẩm cho Ấn Ðộ và Ceylon được thiếp lập năm 1886.

Giáo Hội Công Giáo Syro-Malankar là "Giáo Hội của thánh Tôma," vì được khởi đầu với việc rao giảng của Thánh Tông Ðồ. Có 4 Dòng Tu trong Giáo Hội này, có nguồn gốc ở Ấn Ðộ: Dòng Gương Chúa Kitô, tu sĩ Gương Chúa Kitô, Nữ tử Ðức Maria, và Kristia Sanyasa Sabha (Hội Dòng Tu Sĩ Kitô). Giáo Hội Syro-Malankar của nghi lễ Antiokia, hiệp nhất lại với Roma năm 1930, vẫn giữ phụng vụ riêng bằng tiếng địa phương, Malayalam.

Gần đây có những căng thẳng giữa người Công Giáo Syro-Malabar về phụng vụ và truyền thống, và giữa người Công Giáo theo nghi lễ Ðông Phương và La-tinh về việc coi sóc các người Công Giáo bên ngoài ranh giới truyền thống. Quốc gia chính yếu là người Hindu, với luật cấm cải giáo ở một vài nơi. Từ 1998, bạo động chống Kitô hữu gia tăng, Người Công Giáo tập trung phần lớn chung quanh Goa và Kerala. Công Giáo chiếm 1.6% dân số.

 

Indonesia (Nam Dương) - Nước Cộng Hoà ở quần đảo Malay; thủ đô: Jakarta. Việc rao giảng bắt đầu do người Bồ Ðào Nha năm 1511. Thánh Phan-xi-cô đi qua vùng này. Khoảng năm 1600, Kitô giáo bén rễ trong một vài nơi, nhưng Hồi Giáo phát triển mạnh hơn. Quận của In-đô-nê-xi-a phía Ðông Hoà Lan nắm chính quyền thế kỷ 17 và cấm người Công Giáo truyền đạo, nhưng Hoà lan xoay sở để tiếp tục cai trị. Toà Giám Quản Batavia (tên trước kia là Jakarta) cho người In-đô-nê-xi-a phía Ðông Hoà Lan được thiết lập năm 1841. 90% dân số là Hồi Giáo.

Trong hai thập niên trước đây, có những xung đột giữa người Công Giáo và Tin lành, và cuối thập niên 90, giữa Kitô hữu và Hồi Giáo. Ðông Timor, Công giáo chiếm ưu thế, trước kia là thuộc địa của Bồ Ðào Nha bị In-đô-nê-xi-a thôn tính năm 1976, đã muốn dành lại độc lập. Ðông Timor: Công Giáo 86%; In-đô-nê-xi-a: Công Giáo 3%.

 

Iran (Nước Ba-tư cho đến 1935) Cộng Hoà Hồi Giáo, Tây Nam Châu Á; thủ đô: Tehera. Các cộng đồng Kitô hữu đầu tiên bên ngoài đế quốc Rôma được thiết lập ở đây, thế kỷ thứ 4 bị bách hại và chung chung bị tách lìa khỏi Giáo Hội. Phái Nestoria có mặt ở đây cuối thế kỷ thứ 5. Hồi Giáo chiếm vị thế năm 640. Hoạt động truyền giáo sau này không thành công. Ðược tự do tôn giáo năm 1834, nhưng các người Công Giáo bị tàn sát năm 1918. Năm 1980, nhiều cơ quan xã hội do Giáo Hội điều hành bị quốc hữu hoá, và các nhà truyền giáo Công Giáo rời khỏi nước. Tự do tôn giáo được chấp nhận, nhưng các hoạt động Công giáo bị các nhà cầm quyền điều khiển. Hồi Giáo chiếm 98%. Người Công Giáo thuộc nghi lễ La-tinh, Armenia, và Chaldean, 0.02% dân số.

 

Iraq - Nước Cộng Hoà, thuộc Tây Nam Châu Á; thủ đô: Baghda. Một số cộng đống Kitô giáo đầu tiên được thiết lập ở đây. Lịch sử của họ cũng giống như lịch sử của các Kitô hữu đầu tiên của nước Iran. Người Công Giáo thuộc về nghi lễ La-tinh, Armenia, Syria, và Chaldean, Chaldean chiếm đa số (khoảng 500 ngàn người). Giáo Hội Công Giáo Syria kéo dài đến năm 783, Giáo Hội Chính Thống Syro trở về hiệp thông với Rôma. Có khoảng 150 ngàn phần tử, 2/3 sống ở Trung Ðông (Iraq, Syria và Li-băng, trải rộng trên 9 giáo phận). Số còn lại tản ra nước ngoài, phần lớn ở Hoa kỳ. Các vị lãnh đạo Công Giáo Chaldean và Syria chỉ trích việc cấm vận của Hoa Kỳ đối với Iraq, vì bởi đó nhiều gia đình Kitô giáo Iraq rời bỏ quê hương. Năm 2003, các quan chức Vatican gặp gỡ các lãnh đạo Iraq để nỗ lực ngăn cản Hoa Kỳ, điều này dẫn đến chiến tranh. 90% dân số là Hồi Giáo. Công Giáo chỉ có 1%.

 

Israel (Do Thái) - Quốc gia dân chủ quốc hội, Trung Ðông; thủ đô: Giêrusalem và Tel Aviv. Nơi sinh của Kitô Giáo. Một vài cơn bách hại các Kitô hữu đầu tiên do người Dothái, và dưới quyền cai trị của đế quốc Roma do người Rôma. Bị Hồi Giáo chiếm đóng vào thế kỷ thứ 7. Ngoại trừ giai đoạn Thập Tự Chinh, Hồi giáo vẫn chiếm đóng cho tới Thế Chiến thứ 1. Giáo Hội sống sót, nhưng trơ trụi. Người Anh bảo hộ vùng đất ngay sau khi thế chiến chấm dứt. Năm 1947 Liên Hiệp Quốc chấp thuận tách Israel khỏi Palestine. Năm 1948 Israel chiếm thêm phần đất của Palestine, và chiếm thêm một lần nữa vào năm 1967. Năm 1994 thiết lập quan hệ ngoại giao với Toà Thánh, và năm 1997 Giáo Hội nhận được tình trạng hợp pháp. Tuy nhiên người Công Giáo Palestine phải chịu bắt bớ. Toà Thánh can thiệp đạo luật quốc tế bảo vệ tính chất thánh thiêng của Giêrusalem. Do Thái Giáo là tín ngưỡng của 85% dân số, Công Giáo: 1.7%.

 

Japan (Nhật bản) - Theo chế độ Quân Chủ Lập Hiến, nằm trên quần đảo Thái Bình Dương, gần bờ biển Ðông Châu Á; thủ đô: Tokyo. Kitô giáo được đưa vào do các Giáo Sĩ dòng Tên giữa thế kỷ 16 và rất thành công. Bị các nhà cầm quyền chống đối nên có nhiều vị Tử Ðạo. Ðặc biệt là các vị Tử đạo ở Nagasaki bị đóng đinh năm 1597. Một cuộc bách hại khác (1614-1651) đã lấy mạng sống của 4,000 Kitô hữu. Các nhà truyền giáo bị cấm trong 2 thế kỷ, vào giữa thế kỷ 19 trở lại và tìm thấy những cộng đồng Kitô hữu vẫn còn sống sót ở Nagasaki và một vài nơi tại Kyushu. Tổ chức địa phận năm 1866. Ðược tự do tôn giáo năm 1889. Hàng Giáo Phẩm được thiết lập năm 1891.

Giáo Hội tại Nhật có 514 ngàn tín hữu, hay khoảng 0.4% của dân số 126 triệu người, nhưng rất có uy tín về mặt xã hội, một phần là vì có nhiều cơ sở giáo dục, từ nhà trẻ đến đại học-có 13 trường đại học Công Giáo với tổng số 35,600 sinh viên, gồm đại học Sophia thuộc Dòng Tên ở Tokyo, trên 11,600 sinh viên - nhưng cũng có nhiều bệnh viện, được xây dựng vào thế kỷ 19 do các nhà truyền giáo trở lại.

Ngoài những người Công Giáo bản xứ, còn có 406,000 người Công Giáo di trú, phần đông là người Philippines. Nhật có 25 Giám Mục, 943 giáo xứ, 970 Linh Mục người Nhật và 6,430 Nữ tu. Ngoài ra còn có hơn 300 nhà truyền giáo người Nhật ở nước ngoài; 730 nhà truyền giáo ngoại quốc ở Nhật; và 3 Ðại Chủng Viện thuộc giáo phận.

 

Jordan - Nước Quân Chủ Lập Hiến, ở Trung Ðông; thủ đô: Amman. Người Kitô hữu hiện diện từ thời các Tông Ðồ. Những người còn sót lại đã nhiều lần bị đe dọa: dưới thời cai trị của Hồi Giáo năm 636, Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman từ 1517 đến 1918, và Tiểu Vương Hồi Giáo từ 1918 đến 1949. Nhiều Kitô hữu Palestine rời đến Jordan sau khi thành lập Israel. Trong thập niên 1990, chăm sóc những người Iraq tị nạn, gồm 30,000 người Công Giáo Chaldean. Quốc giáo là Hồi Giáo, tuy nhiên được tự do tôn giáo. Tổng Giáo Phận Petra gốc Men-ki-ta Hy Lạp và Filadefia ở Jordan.

Những người Công Giáo theo nghi lễ La-tinh dưới quyền Thượng Phụ toà Giêrusalem thuộc nghi lễ La-tinh. Quan hệ ngoại giao với Toà Thánh từ năm 1994. Người Công Giáo chiếm 1% dân số.

 

Kazakhistan - Nước Cộng Hoà Ðộc Lập, trước kia là một phần của Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết; thủ đô: Astana. Tuyên bố độc lập ngày 16-12-1991; ngày nay là phần của Khối Liên Hiệp Các Quốc Gia Ðộc Lập. Ðây là nước Cộng Hoà lớn nhất của Trung Á, mặc dầu dân số chỉ 15 triệu. 47% dân số là Hồi Giáo, 44% Chính Thống Giáo, và 2% Tin Lành, trong khi có 1.2% (178 ngàn) là Công Giáo. Dân Công Giáo đa số là Ðức, Ba-lan và người gốc Ukraine. Giám Quản Tông Toà nghi lễ La-tinh được thành lập năm 1991. Hiệp Ước 1998 được ký với Toà Thánh ban cho Giáo Hội này các quyền hợp pháp.

 

Bắc Hàn - Cộng Hoà Nhân Dân, phía bắc của bán đảo ở Ðông Á; thủ đô: Pyongyang. Có lẽ cuối thế kỷ 16 trước khi đóng biên giới không cho người ngoại quốc vào đã có mặt của người Công Giáo. Công Giáo lại du nhập trong thế kỷ 18 do các người tòng giáo đọc sách của các nhà truyền giáo Âu Châu ở Trung Hoa. Năm 1784 Yi Sung-hun tới Bắc Kinh để đón nhận giáo lý đức tin và lãnh Bí Tích Rửa Tội với tên thánh là Phêrô. Ông trở lại Ðại Hàn dạy và rửa tội cho các bạn và thân nhân, vì vậy sáng lập một cộng đồng Công Giáo nhiệt thành. Năm 1795, linh mục đầu tiên của họ, Cha Chou Wenmou, từ Bắc Kinh đến một cộng đoàn gồm 4 ngàn người. Năm 1801 con số tăng lên tới 10 ngàn, giảm dần xuống do cuộc bắt đạo. Suốt thế kỷ 19 có rất nhiều cuộc bắt đạo để dập tan "đạo tây phương", với hàng ngàn người chết (trong số đó có 103 vị được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh năm 1984). Năm 1886 một hiệp ước giữa Ðại Hàn và Pháp chấm dứt bắt đạo, và Công Giáo được phép rao truyền.

Thế kỷ 20, thời kỳ thế chiến II, Nhật chiếm đóng trục xuất các Linh Mục ngoại quốc, đóng cửa các Ðại Chủng Viện, và tịch thu các nhà thờ. Với chế độ Cộng Sản đến, một nỗi kinh hoàng mới xuất hiện. Năm 1945 sau khi thoát khỏi Nhật, chế độ Sô viết phạt tất cả các tôn giáo, nhưng đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo và các giáo sĩ, tu sĩ. Sau chiến tranh, mãi tới năm 1988, Bắc Hàn cấm các nghi lễ Kitô giáo ngoài phạm vi gia đình, lúc đó một nhà thờ Công Giáo duy nhất của quốc gia được xây lên (ở Pyongyang). Thực hành tôn giáo vẫn bị hạn chế ở đó. Có khoảng 3 ngàn người Công Giáo (dân số là 22.5 triệu) và không có linh mục. Các tin hữu chỉ có thể cầu nguyện chung với nhau. Nhưng có lý do để hy vọng trong một quan hệ được thiết lập giữa chính phủ và Vatican; các đại diện Vatican đã thăm Ðại Hàn lần thứ tư tháng 11 năm 1999, và được phép thăm toàn đất nước. Tình hình ở Nam Hàn sáng sủa hơn nhiều.

 

Nam Hàn (Cộng Hoà Ðại Hàn) - Nam phần của bán đảo ở Ðông Á; Thủ đô: Seoul (xem Bắc Hàn vì có chung lịch sử trước khi chia đôi năm 1945). Sau khi giải phóng khỏi Nhật, Giáo Hội ở Nam Hàn lấy lại được tự do tôn giáo. Giáo Hội phát triển từ khi chiến tranh Ðại Hàn. Mỗi năm có khoảng 150 ngàn người rửa tội, đa số là người lớn. Các Ðại Chủng Viện đầy ắp, và năm nay Ðại Hàn trở thành một nước Châu Á đứng thứ 2 sau Philippines mở chủng việc ở Rôma. Công Giáo chiếm 8.8% dân số.

 

Kuwait - Quân Chủ Lập Hiến, ở Tây Nam Châu Á trên vịnh Ba tư; thủ đô: (thành phố) Kuwait. Có nguồn gốc Kitô giáo xa xưa, có lẽ từ thời các Tông Ðồ. Hồi Giáo là tôn giáo chính, nhưng Giáo Hội có tự do tôn giáo. Người Công Giáo hầu hết là công nhân ngoại quốc, 0.8% dân số.

 

Kyrgyzstan - Cộng Hoà Ðộc Lập ở biên giới Trung Hoa; thủ đô: Bishkek. Trước kia là phần đất của Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết. Ða số dân là người Hồi Giáo Sunni. Quốc gia có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh từ năm 1992. Công Giáo chiếm 0.6% dân số.

 

Laos (Lào) - Cộng Hoà Nhân Dân ở Ðông Nam Châu Á; thủ đô: Vientiane. Các nỗ lực truyền giáo ban đầu đã kết thúc năm 1688. Công cuộc truyền giáo có hệ thống do các nhà thưa sai Pháp bắt đầu năm 1881. Truyền giáo đầu tiên được lập năm 1885. Một Giám Quản Tông Toà được tổ chức năm 1975. Năm 1975 sau khi Công Sản chiếm, hầu hết các thừa sai bị trục xuất. Các trường Công Giáo bị cấm. Các nhà truyền giáo chỉ được phép vào với tính cách là những người làm công tác xã hội. Quốc Giáo là Phật Giáo. Công giáo có 0.6% dân số.

 

Lebanon (Li-băng) - Nước Cộng Hoà ở Trung Ðông; thủ đô: Beirut. Kitô giáo được đưa vào thời các Tông Ðồ, nước này vẫn là trung tâm quan trọng đối với nghi lễ Maronite từ thế kỷ thứ 7, mặc dù ảnh hưởng của Hồi Giáo rất mạnh. Cũng có Giáo Hội Công Giáo Syria, gồm người Công Giáo ở Syria, Li-bănng, và Iraq, có Toà Thượng Phụ ở Beirut. Trong thập niên 1980, có chiến tranh giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo. Năm 1995, tại Thượng Hội Ðồng Giám Mục đặc biệt, do Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô triệu tập, thuyết phục người Li-băng tha thứ cho nhau những vết thương chiến tranh. Năm 1999 các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Trung Ðông và Bắc Phi nhóm họp tại Li-băng để thảo luận về tương lai của Giáo Hội trong thế giới Ả-rập. Người Công Giáo là 25% dân số.

 

Macau (Macao) - Lãnh địa Bồ Ðào Nha ở Ðông Nam Châu Á; thủ đô: Macau; từ Hồng Kông băng qua sông Pearl. Tháng 12 năm 1999, trở lại dưới sự cai trị của Trung Hoa. Công cuộc truyền giáo đầu tiên năm 1557 do các Giáo Sĩ Dòng Tên. Năm 1576 một địa phận được thành lập. Ðịa phận này phục vụ như căn cứ truyền giáo cho các hoạt động tại Trung Hoa và Nhật. Suốt 400 năm cai trị của Bồ Ðào Nha, người Công Giáo BÐN và Trung Hoa phân biệt. Giám Mục Trung Hoa đầu tiên được tấn phong năm 1988. Giáo Hội nổi bật về ngành giáo dục. Công Giáo chiếm 4.6% dân số.

 

Malaysia (Mã lai) - Dân Chủ Quốc Hội, ở Ðông Nam Châu Á: thủ đô: Kuala Lumpur. Kitô giáo du nhập do thực dân Bồ Ðào Nha năm 1511, mặc dầu bị hạn chế trong Malacca mãi đến cuối thế kỷ 18. Công cuộc rao giảng trở nên hiệu quả hơn với việc đào tạo giáo sĩ bản xứ. Singapore (được thành lập năm 1819) trở thành trung tâm cho hoạt động truyền giáo. Việc truyền giáo có hiệu quả ở Sabah và Sarawak bắt đầu vào hậu bán thế kỉ thứ 19. Năm 1973, hàng giáo phẩn được thiết lập. Cải đạo người Hồi Giáo là bất hợp pháp, mặc dù được phép cải sang Hồi Giáo. Công Giáo là 3% dân số.

 

Maldives - Nước Cộng Hoà, quần đảo 400 dặm phía Tây Nam Ấn Ðộ và Ceylon; thủ đô: Male. Không được truyền giáo. Dân số là Hồi Giáo.

 

Mauritius - Nước Cộng Hoà Quần Ðảo, Ấn Ðộ Dương; thủ đô: Port Louis. Công Giáo được đưa vào nhờ các Tu sĩ dòng Vinh-sơn năm 1722. Port Louis trở thành giáo hạt năm 1819 và địa phận năm 1847. Nơi đây đã trở thành khởi điểm cho các cuộc truyền giáo sang Úc, Madagascar, Nam Phi. Công Giáo chiếm 23% dân số.

 

Mongolia - Nước Cộng Hoà, Trung Bắc Châu Á; thủ đô: Ulan Bator. Kitô Giáo được đưa vào nhờ Chính Thống Giáo Ðông Phương. Thế Kỷ 13 và 14, các Tu sĩ Dòng Phan-xi-cô ghé qua trên đường tới Trung Hoa. Trong thế kỷ 18 và 19 dưới quyền người Trung Hoa. Năm 1921 bị Hồng Quân Nga chiếm đóng và trở thành Nước Cộng Hoà Nhân Dân dưới quyền thống trị Sô Viết cho tới 1990, khi chính phủ Cộng Sản cải cách, phục hồi được nhiều tự do. Năm 1992 nhờ hiến pháp mới được tự do tín ngưỡng, thiết lập quan hệ với Toà Thánh, mời các nhà truyền giáo giúp để xây dựng lại đất nước. Giáo xứ Công Giáo đầu tiên được thành lập năm 1994 và khoảng 1997 hoạt động của Giáo Hội nới rộng ra ngoài thủ đô. Công Giáo gồm 0.4% dân số.

 

Myanmar (Miến điện - Burma) - Nước Cộng Hoà Xã Hội Ðông Nam Châu Á; thủ đô: Yangon (Rangoon). Việc truyền giáo bắt đầu khoảng năm 1500, dầu vậy không mấy thành công cho tới thập niên 1850 khi hoạt động truyền giáo có tổ chức hơn. Hàng Giáo Phẩm được thiết lập năm 1955. Năm 1965 Phật Giáo được tuyên bố là quốc giáo, tuy nhiên quốc gia hiện nay chính thức là phi tôn giáo. Năm 1965 các trường học và bệnh viện của Giáo Hội bị quốc hữu hoá. Năm 1966 chính phủ từ chối không cho phép tiếp tục hoạt động của các thừa sai ngoại quốc đến sau 1948. Giáo Hội bị giới hạn trong công tác mục vụ và hoạt động xã hội. Công Giáo có 1.2% dân số.

 

Nepal - Quân Chủ Lập Hiến, Trung Á; thủ đô: Katmandu. Một vài nơi được truyền giáo thế kỷ 18, tuy vậy kết quả cũng rất nhỏ nhoi trước khi nước này đóng cửa không cho các nhà truyền giáo ngoại quốc vào. Hindu là quốc giáo; ai cải sang đạo khác sẽ bị tù. Công Giáo chỉ 0.2% dân số.

 

Oman - Quân Chủ Ðộc Lập, phía Ðông quần đảo Arab; thủ đô: Muscat. Công Giáo 2.6% dân số, dưới quyền Giám Quản Tông Toà Arab.

 

Pakistan - Cộng Hoà Hồi Giáo Tây Nam Châu Á; thủ đô: Islamabad. Hồi Giáo là quốc giáo được thành lập thế kỷ thứ 8. Sau những nỗ lực rải rác, công cuộc truyền giáo Kitô Giáo trở nên quy mô hơn giữa thế kỷ 19. Hàng Giáo Phẩm được thiết lập năm 1950. Luật Hồi Giáo được viện dẫn để kết tội Kitô hữu phạm thượng, ngay cả kết án tử hình (cho dầu yêu cầu thu hồi). Kitô hữu, cả Công Giáo, là mục tiêu của những cuộc khủng bố. Công Giáo chỉ có 0.09 dân số.

 

Philippines (Phi luật tân) - Cộng Hoà, quần đảo gồm 7,000 hòn đảo ngoài bờ biển Ðông Nam Châu Á; thủ đô: Manila. Hai phần ba người Công Giáo Á Châu sống ở Pihilippines. Công cuộc truyền giáo quy mô khởi xướng năm 1564. Khoảng thế kỷ 19, Giáo Hội được thiết lập vững chắc. Trong suốt thời kỳ cai trị thuộc địa (1521-1898), chính quyền Tây Ban Nha nỗ lực khống chế các hoạt động Giáo Hội qua việc chỉ định Giám Mục. Khi Hoa Kỳ chiếm lại được, chính sách phân biệt giữa Giáo Hội và nhà nước được tiến hành. Xẩy ra làn sóng chống giáo sĩ cuối thế kỷ 19, và phái ly giáo nỗ lực thành lập Giáo Hội tự trị.

Thế kỷ vừa qua, việc các Giám Mục chỉ trích tổng thống Marcos làm cho báo chí tôn giáo bị giới hạn và các nhà lãnh đạo Giáo Hội bị cầm giữ. Lời kêu gọi chiến đấu bất bạo động của các Giám Mục giúp khởi xướng cuộc giải phóng "quyền lực nhân dân" đã lật đổ chính quyền. trong những năm vừa qua, nhân viên Giáo Hội là nạn nhân của phái ly khai Hồi Giáo. Công Giáo chiếm 83% dân số.

 

Qatar - Quốc gia độc lập trong vịnh Ba tư; thủ đô: Doha. Người Công Giáo, 11.8% dân số, dưới quyền giám quản của Tông Toà Arab.

 

Réunion - Quần đảo núi lửa dưới quyền của sở hải ngoại Pháp, 450 dặm về phía Ðông Madagascar, nằm trong Ấn Ðộ Dương; thủ đô: Sait-Denis. Công Giáo được đưa vào năm 1667. Hạt Phủ Doãn Tông Toà được tổ chức năm 1712. Tu sĩ Dòng Vinh sơn bắt đầu hoạt động năm 1817, về sau được các Cha Dòng Chúa Thánh Thần tham gia. Công Giáo 85.5% dân số.

 

Nga - Liên bang ở Châu Âu và Á Châu; thủ đô: Mossow. Mặc dầu Kitô Giáo có mặt ít là từ thế kỷ thứ 9, miền đất Rus này (Nga và Ðông Áo) chính thức là Kitô Giáo dưới thời thánh Vladimir Ðại Công Tước năm 988, với Hàng Giáo Phẩm Hy Lạp đưa từ Constantinople. Trong việc ly khai của Chính Thống tách khỏi Giáo Hội Công Giáo, Nga đứng về phía Constantinople. Chính phủ vẫn luôn luôn thi hành việc kiểm soát trên Giáo Hội Nga. Chính Quyền Cộng Sản ra sức làm suy giảm ảnh hưởng của Giáo Hội, và đối xử rất độc ác với Giáo Hội Công Giáo. Giữa năm 1917 và 1959, thời Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết, hàng ngàn linh mục và tu sĩ Công Giáo, và 2.5 triệu tín hữu Công Giáo bị giết chết, không kể đến con số đông hơn bị giam và đi đày. Tự do tôn giáo được phục hồi thời Liên Bang Sô Viết sau cuộc gặp gỡ của Tổng Thống Nga, ông Gorbachev và Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II; sau khi Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết sụp đổ, Ðức Giáo Hoàng thiết lập hai Giám Quản Tông Toà nghi lễ La tinh ở Cộng Hoà Nga. Hiện nay có 4 Giám Quản Tông Toà ở Liên Bang Nga, với quyền cai quản riêng ở Bắc Nga phía Châu Âu (Mosscow), Nam Nga phía Châu Âu (Saratov), Tây Siberia (Novosibirsk), và Ðông Siberia. Theo luật tôn giáo 1997, mọi tôn giáo phải đăng ký, trên cả hai lãnh vực nhà nước và địa phương, để được sở hữu tài sản và phát hành nhu cầu tôn giáo. Ở Mosscow, một nhà thờ Công Giáo bị tịch thu dưới thời Stalin, được trả lại, và thánh hiến cuối năm 1999. Việc nâng 4 giám quản Tông Toà thành giáo phận gây căng thẳng với các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo. Công Giáo có 0.05% dân số.

 

Ả-rập Saudi - Quân chủ, trải dài 4/5 quần đảo Ả-rập: thủ đô: Riyadh. Dân số hầu hết là Hồi Giáo. Tất cả các tôn giáo khác đều bị cấm. Chỉ có công nhân nước ngoài là Kitô giáo. Giáo Hội dưới quyền cai quản của Giám Quản Tông Toà Ả-rập. Người Công Giáo, tất cả là công nhân nước ngoài, là 3.8% dân số.

 

Seychelles - Nhóm độc lập gồm 92 bán đảo ở Ấn Ðộ Dương; thủ đô: Victoria. Công Giáo được đưa vào trong thế kỷ 18. Một Giám Quản Tông Toà được thiêt lập năm 1852. Tất cả ngành giáo dục dưới sự bảo trợ của Công Giáo cho tới năm 1954. Theo chế độ xã hội độc đảng. 85% dân số là Công Giáo.

 

Singapore (Tân gia ba) - Nước Cộng Hoà bán đảo độc lập gần mũi phía Nam quần đảo Malay; thủ đô: Singapore. Kitô giáo được đưa vào năm 1511 do các thực dân Bồ Ðào Nha. Thành phố Singapore được thành lập năm 1819, và một nhà thờ giáo xứ đầu tiên được xây dựng năm 1846. Tự do tôn giáo được tôn trọng, nhưng xảy ra những cuộc bắt bớ nhân viên Giáo Hội và giam giữ không xét xử. Công Giáo là 3.7% dân số.

 

Sri Lanka (Ceylon) - Bán Ðảo Ðông Nam Ấn Ðộ; và cộng hoà xã hội độc lập; thủ đô: Colombo. Ðược truyền giáo đầu tiên do người Bồ Ðào Nha thế kỷ 16. Năm 1683 Hoà Lan đuổi Bồ Ðào Nha ra khỏi những vùng ven biển, đạo Công Giáo bị cấm, linh mục bị đày, các cơ sở bị tịch thu, bắt buộc cải giáo sang phái Tin Lành Calvin. Thánh Joseph Vaz được coi là một mình Ngài đã làm sống lại đạo Công Giáo cuối thế kỷ 17. Luật chống Công Giáo được người Anh huỷ bỏ năm 1806. Hàng Giáo Phẩm được thiết lập năm 1886. Quốc gia dành lại độc lập năm 1948. Nội chiến giữa người Sinhalese đa số nắm chính quyền và người Tamil tiểu sổ cách mạng kéo dài gần 2 thập niên. Ða số dân chúng là Phật giáo. Công Giáo có 7%.

 

Syria - Cộng Hoà Xã Hội Ả -rập Tây Nam Châu Á, thủ đô: Damascus. Kitô Giáo được đưa và thời các thánh Tông Ðồ. Thánh Phêrô là Ðấng Sáng Lập truyền thống của toà ở Antioch, trước khi Ngài đi đến Rôma. Antioch trở thành trung tâm cho đời sống đan tu trong thế kỷ thứ 4, và có trường thần học rất quan trọng (ngang với trường ở Alexandria), tuy nhiên, đã trở thành ổ lò của phái Nestoria. Năm 683, Syria bị chiếm đóng bởi người Hồi Giáo Ả-rập, và năm 1516 bởi người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman cho đến khi chấm dứt thế chiến II. Men-ki-ta là người Syria theo truyền thống nghi lễ Byzantine, vẫn hiệp thông với Rôma sau Chính Thống ly giáo. Vào thời Thập Tự Chinh (1100-1268) Antioch có một Thượng Phụ Latin (dời về Rôma sau giai đoạn Thập Tự Chinh). Người Công Giáo Syria là thành phần của nghi lễ Syria, Maronite, Latinh, Men-ki-ta Hy Lạp, Chaldean và Armenia. Chiếm 2% dân số.

[để biết nhiều hơn về lịch sử Giáo Hội tại Syria /library/CHISTORY/SYRIAHIS.HTM]

 

Taiwan (Ðài Loan) - Nước bán đảo dân chủ gần bờ biển Nam Trung Hoa: thủ đô: Ðài Bắc. Những nỗ lực đưa Kitô Giáo vào trong thế kỷ thứ 17 bị thất bại. Năm 1895, thực hiện một nỗ lực khác, kết quả là 1,300 theo đạo. Các nỗ lực truyền giáo bị người Nhật làm cản trở, họ chiếm đóng đảo này sáu chiến tranh Nhật và Sino. Năm 1949, sau khi Cộng Sản chiếm phần đất chính những người Trung Hoa di tản sang đảo này đã thực hiện một bước tiến hơn nhiều. Hàng Giáo Phẩm được thiết lập năm 1952. Người Công Giáo Ðài Loan là cầu nối tới người Công Giáo ở Trung Hoa. Trung Hoa cương quyết không có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh cho đến khi Toà Thánh cắt đứt liên lạc với Ðài Loan. Người Công Giáo là 1.3% dân số.

 

Tajikistan - Cộng Hoà độc lập, trước kia thuộc Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết; thủ đô: Dushanbe. Ða số là Hồi Giáo Sunni. Năm 1996, khi Toà Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao, còn rất ít người Công Giáo. Một công cuộc truyền giáo được thành lập ở đây. Công Giáo là 0.03% dân số.

 

Thailand (Thái lan) (Siam) - Quân Chủ Lập Hiến Ðông Nam Châu Á. Thủ đô: Bangkok. Kitô giáo được đưa vào do các thương gia Bồ Ðào Nha đầu thế kỷ 16. Các nhà thừa sai bắt đầu truyền giáo trong thập niên 1660. Một Ðại Chủng Viện được thành lập năm 1665, và 4 năm sau đó một giáo hạt. Năm 1688 cuộc bách hại và cái chết của một số nhà Thừa Sai đã chấm dứt công cuộc truyền giáo. Hàng Giáo Phẩm được thiết lập ở Thái Lan năm 1965. Ðức Hồng Y người Thái đầu tiên được bổ nhiệm năm 1983. Công Giáo có 0.04% dân số.

 

Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) - Nước Cộng Hoà ở Tiểu Á và Ðông Nam Châu Âu; thủ đô: Ankara. Các cộng đồng Kitô hữu có mặt thời các Tông Ðồ. Trước ly giáo Chính Thống, nước này bao gồm các địa điểm của 7 Công Ðồng chung. Constantinople mà hoàng đế Constantine dời toà giám quản Rôma về vẫn là tòa của Thượng Phụ Chính Thống gọi là "Ðại Thượng Phụ". Ðây là miền thuộc nghi lễ Byzantine, trừ phần chiếm đóng của Constantinople thuộc nghi lễ La tinh (1204-1261), cho đến khi phần này bị người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman chiếm đóng năm 1435. Năm 1923 trở thành nước Công Hoà. Kitô hữu chỉ là thiểu số so với Hồi Giáo, Công Giáo là thiểu số so với Chính Thống Giáo, và chỉ có 0.05% dân số.

 

Turkmenistan - Trước kia là nước cộng hoà của Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết; thủ đô: Ashgabat. Năm 1991 trở thành độc lập. Hầu hết là người Hồi Giáo Sunni. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican năm 1996 và truyền giáo được tổ chức năm 1997. 0.02% dân số là Công Giáo.

 

United Arab Emirates (Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập thống nhất) - Liên bang tiểu vương quốc độc lập dọc vịnh Ba-tư. Thủ đô Abu Dhabi là toà của Giám Quản Tông Toà gồm thêm Bahrain, Oman, Qatar, Ả-rập Saudi và Yemen. Người Công Giáo của các Tiểu Vương Quốc Ả-rập thống nhất là 0.08% dân số.

 

Uzbekistan - Nước Cộng Hoà độc lập, trước thuộc Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết. Ða số dân là người Hồi Giáo Sunni. 0.01% dân số là người Công Giáo tập trung ở thủ đô Tashkent.

 

Vietnam - Nước Cộng Hoà Xã Hội ở Ðông Nam Châu Á; thủ đô: Hà Nội. Ðạo Công Giáo được đưa vào năm 1533, tuy nhiên hoạt động truyền giáo lúc có lúc không cho tới 1615, khi các Giáo Sĩ Dòng Tên đến. Hai Tông Toà được thiết lập năm 1659. Một chủng viện được thành lập năm 1666, và hai năm sau đó hai linh mục bản xứ được truyền chức. Một Hội Dòng Nữ bản xứ được thành lập năm 1670 và hiện nay vẫn đang hoạt động. Năm 1698 bắt đạo bùng nổ, 3 lần trong thế kỷ 18 và một lần vào thế kỷ 19. Trước khi người Pháp xin được tự do tôn giáo cho Giáo Hội, 300 ngàn người Công Giáo bi bách hại trong 50 năm. Hầu hết 117 Thánh Tử Ðạo bị giết trong giai đoạn này. Năm 1954 khi người Pháp bị trục xuất, Cộng Sản đến miền Bắc và chiến đấu để chiếm miền Nam. Người Công Giáo miền Bắc chạy trốn vào miền Nam, ở đây Giáo Hội tiếp tục phát triển suốt thời chiến tranh. Sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Cộng Sản điều khiển mọi mặt của đời sống Giáo Hội. Cuối thập niên 1980, hơi nới rộng một ít. Thập niên 1990 tiếp tục tiến triển do mối quan hệ giữa Vatican và chính phủ Việt Nam. Khoảng 5.5 triệu người, hay 6.8% của 79 triệu dân Việt Nam là Công Giáo.

 

Yemen - Nước Cộng Hoà nằm trên bờ biển phía nam của Quần Ðảo Ả-rập; thủ đô: San'a. Trước kia là một trong các nước nghèo nhất của các quốc gia Ả-rập, nền kinh tế của Yeman vọt lên nhờ sản xuất dầu hoả. Nền cộng hoà được thiết lập năm 1990, thống nhất Bắc và Nam Yeman, và các cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên được tổ chức năm 1993. Ða số của 16.9 triệu dân theo Hồi Giáo, với những nhóm nhỏ của Hindus, Dothái, và Kitô giáo. Kitô hữu đầu tiên bị trục xuất trong thế kỷ thứ 6 do người Ba tư. Thế kỷ thứ 7 dân số là người Hồi Giáo, ngày nay là quốc giáo. Ðạo Công Giáo chỉ giới hạn nơi các công nhân ngoại quốc, có khoảng 3 ngàn người dưới quyền điều khiển của Giám Quản Tông Toà Ả-rập. Có khoảng 20 nữ tu Dòng Truyền Giáo Bác Ái. Trong những năm gần đây, người của Giáo Hội bị quấy nhiễu và 3 nữ tu bị giết. Năm 1998 thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican. Người Công Giáo là 4,000 trong số 19 triệu dân.

 

Trích từ www.ewtn.com

Chuyển ngữ: nữ tu Therese Trần, MTG-Dalat

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page