Ðại Hội Truyền Giáo Á Châu Là Gì?
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Ðại Hội Truyền Giáo Á Châu Là Gì?
A. Nhìn Tổng Quát Và Bối Cảnh
I. Nói chung các Ðại Hội Truyền Giáo cấp Châu Lục được tổ chức nhằm mục đích:
1. Vun trồng ý thức truyền giáo và giúp đào sâu đức tin nơi các Kitô hữu.
- Ý thức truyền giáo ở Châu Á đang xuống
- Thăng hoa bản chất truyền giaó của Giáo Hội
- Nhiệt tình giảm sút do ảnh hưởng của chủ thuyết duy vật và tiêu thụ
- Hầu hết các công cuộc truyền giáo nặng vấn đề quyên góp gây quỹ, hơn là tập trung chia sẻ đức tin.
- Cần có ý thức truyền giáo không chỉ trên cấp đại lục, mà còn cả trên cấp quốc gia, giáo phận và giáo xứ.
2. Làm phát sinh ý thức và giúp hiểu biết thêm bổn phận mỗi người đối với Truyền Giáo và những công cuộc truyền giáo.
- Bổn phận truyền giáo vượt trên sự trợ giúp tài chánh và cầu nguyện
- Mỗi người đều phải truyềngiáo và phải rao giảng Ðức Kitô bằng cuộc sống chứng nhân và phải quan tâm đến những nhu cầu truyền giáo thực.
3. Tạo cơ hội thuận lợi làm chứng nhân cho đức tin Kitô hữu
- Củng cố đức tin cho vững mạnh nơi các Kitô hữu
- Cổ vũ sự hiệp nhất nơi các Kitô hữu
- Cổ vũ lương dân đón nhận đức tin Kitô giáo, nhất là những ai được mệnh danh là Những Kẻ ái mộ Ðức Kitô. Ở Ấn độ, có những người nhận Chúa Giêsu như một vị tiên tri, nhưng không phải là Thiên Chúa. Họ tham gia cầu nguyện với chúng ta, nhưng không chịu phép rửa
- Tuyên xưng Ðức Kitô cho mọi người quang chúng ta.
II. Tại sao tổ chức Ðại hội trên cấp Châu Lục?
1. Ðể đạt được những mục tiêu nói trên, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bày tỏ ước muốn có các Ðại Hội Truyền Giáo được tổ chức trên các Ðại Lục cứ năm năm một lần. Các Ðại Hội đó phải nhắm đến mọi lãnh vực ở mọi cấp:
- Các Giám Mục, Linh mục - để cổ võ các ngài chú tâm hơn, không chỉ vào hoạt mục vụ, mà một cách đặc biệt, vào công cuộc truyền giáo
- Giáo dân - giúp họ xác tín rằng bổn phận truyền giáo của họ vượt ra bốn bức tường nhà họ.
- Tôn giáo/ hiệp hội/ Tổ chức - bằng việc rao giảng, làm chứng và truyền bá những giá trị Kitô hữu.
2. Những thách đố tại Châu Á.
- Thiếu đồng bộ: có quá nhiều tiếng nói và thổ ngữ, nhiều nền văn hóa và truyền thông tôn giáo.
- Công giáo chỉ là thành phần nhỏ trong mọi quốc gia, ngoại trừ Philippines và Ðông Timor.
- Chính quyền không nâng đỡ, mà còn áp bức.
B. Ðại Hội Truyền Giáo
1. Ý thức truyền giáo - nếu không, thì có Giáo Hội để làm gì?
2. Giúp các giáo Hội trên châu lục gặp gỡ nhau - cùng chia sẻ cầu nguyện nhằm rao giàng Tin Mừng
3. Triển khai một hướng làm việc chung trong lãnh vực truyền giáo; đào sâu suy tư thần học trước các nhu cầu của Châu lục, hoặc quốc gia; nghiên cứu thần học, lịch sử và triết học Châu Á nhằm phong phú hóa truyền giáo.
4. Giáo Hội đang trong nỗ lực toàn cầu hóa - nhu cầu cùng xem xét, cùng suy nghĩ cùng hành động. Giáo Hội còn thiếu sót trong đường lối của mình chăng...
5. Phát hiện những khuyng hướng tôn giáo tại Châu Á - đồng cảm hoặc dị biệt và tìm xem đâu là hoa trái của việc học hỏi và suy tư trong các hoạt động mục vụ.
6. Lựa nhóm chuyên viên làm việc trong Ðại Hội nhưng cũng phài nỗ lực để người ở mỗi địa phương ý thức là họ thuộc về Giáo Hội Châu Á hoặc hoàn cầu.
7. Ðại Hội Truyền Giáo Châu Á phải quy hướng về Bí Tích Thánh Thể và Mẹ Maria.
Preparatory Meeting
Asian Mission Congress (AMC - 1)
Baan Phu Waan Pastoral Training Center / Bangkok, Thailand
June 27 - 28, 2005
Trích : http://www.fabc.org/asian_mission_congress/amcTheme.html