Vào thời các tác giả viết Kinh Thánh bắt đầu thuật lại lịch sử quá khứ dân mình, xứ sở họ không hưởng được an bình. Xứ này bị các dân ngoại quốc xâm lược, đô hộ và bóc lột. Dân Israel biết rằng xứ họ không phải là quê gốc của tổ tiên họ, nhưng là quà tặng của Thiên Chúa.
Các tác giả gợi lại thời tổ tiên họ đến vùng đất hứa. Từ thời này đến ngày các thị tộc định cư tại Palestin, là một đoạn đường dài. dân Israel phải cần rất nhiều ngày giờ để ý thức được việc họ kết hợp thành một dân tộc, dân của Chúa.
Lúc đầu một vài nhóm dân Xêmít, bán du mục đi vào sâu trong xứ. Khi đi tìm đất ở cho mình và đồng cỏ cho thú vật, họ làm quen với dân bản xứ. Những người tiên phong này đành phải rời các thành phố Canaan, vì bị dân ở đây đánh đuổi và áp bức. Họ thích trở lại sống đời thị tộc.
Thế rồi hai bên làm hòa ký kết sống chung và cuộc xâm thuộc trong hòa bình thể hiện dần. Lúc đầu họ không tìm cách vào ngay trong các thị trấn, cũng như không muốn đánh chiếm chúng.
Các con của Bengiamin không đuổi dân Giêbútxê cư ngụ tại Giêrusalem, và cho đến nay dân Giêbútxê vẫn cư ngụ tại Giêrusalem với con cháu Bengiamin.
Bộ tộc Mannátxê không thể đánh đuổi dân Bétxêan, Gíplêam và Mêlítđô. Dân Canaan tiếp tục ở lại trong xứ của họ. Tuy nhiên, khi Israel đã mạnh rồi, họ lại dùng người Canaan làm một số việc cho họ nhưng không đuổi đi.
Bộ lạc Êphraim cũng không đuổi người Canaan cư ngụ tại Giêde. Vì thế dân Canaan tiếp tục sống với con cháu Êphraim.
Bộ lạc Dabulon cũng không đuổi dân Kitrôn và Nahalôn. Vì thế người Canaan sống với bộ lạc Dabulon, nhưng bắt dân Canaan làm việc cho mình.
Bộ tộc Nêptali không đuổi dân cư Bétxêmê và Bêtanát, họ định cư giữa dân Canaan trong xứ. Nhưng dân Bétxêmê và Bêtanát phải làm một số việc họ sai làm.
Dân Amôrít dồn con cái Ðan vào trong núi. Không cho xuống đồng bằng. Vì vậy dân Amôrít ở lại Ha Hêrét, Agialon và Saanbim; nhưng sau đó, khi nhờ Giuse tạo được thanh thế, họ lại chinh phục dân này và bắt làm việc cho mình.
(Thp 1,21.27-35)
Lắm lúc dân Israel tạo được cảnh sống chung hòa bình với dân bản xứ bằng các hiệp ước. về điểm này, câu chuyện kể lại mưu mẹo của dân Gabaôn thật lý thú.
dân Gabaôn quyết định dùng mưu. Họ ra đi, chất đầy lương thực dự trử; họ chất lên lưng lừa những xắc cũ và bình rượu vang bằng vải bị rách, vá. Họ mang dày xạc xài và áo quần xốc xách. Bánh dự trử thì khô và bể vụn. Họ đến gặp Gioduệ tại trại Giangan và xin ông nói lại với toàn dân Israel thế này:
"Chúng tôi từ phương xa đến: xin các ông hãy ký một hiệp ước hòa bình với chúng tôi".
Dân Israel trả lời:
"Có thể các vị sống gần chúng tôi, vậy làm sao có thể ký hiệp ước hòa bình với các vị được?"
Nhưng họ thưa với Gioduệ:
"Chúng tôi là tôi tớ của ông. Chúng tôi từ một xứ xa đến đây, vì danh Thiên Chúa Chúa của ông; chúng tôi đã được nghe nói đến danh Ngài và những gì Ngài làm ở Ai Cập. Vì vậy, các vị lãnh đạo chúng tôi và toàn dân chúng tôi nói với chúng tôi: "Lấy lương thực dự trử lên đường tìm họ và nói với họ: chúng tôi là tôi tớ các người, xin các người kết ước với chúng tôi". Các ông hãy xem bánh chúng tôi mang theo đây: ngày ra đi chúng còn nóng, nay đã khô và bể vụn. Mấy xắc rượu bằng vải mới chứa đầy, nay đã thủng rồi. Áo quần giày dép chúng tôi đã cũ vì đường đi đến đây xa xôi".
Gioduệ đồng ý về đề nghị hòa bình và ký kết với họ hiệp ước bảo đảm để họ được sống, các kỳ mục của dân Israel thề ước với họ.
Thế rồi, ba ngày sau hiệp ước, dân Israel mới biết rằng những người ấy là dân tộc lân cận, cư ngụ trong xứ Israel. Dân Israel nhổ trại và đến gần thành của họ. Họ không tấn công được vì các kỳ mục của cộng đồng đã lấy danh Chúa là Thiên Chúa Israel thề ước với những người này. Nhưng toàn cộng đồng dân chúng chống lại các kỳ mục. Những vị này trả lời: "Chúng tôi đã thề ước với họ nhân danh Chúa là Thiên Chúa Israel: do vậy chúng ta không thể đánh họ. Chúng ta phải để họ sống, nhưng buộc họ chặt củi, gánh nước cho toàn cộng đồng".
(Giod 9,3...21)
Việc lấy thành Giêricô ghi lại trong ký ức dân chúng như một biến cố kỳ lạ. Ðối với dân Israel, bí quyết của kỳ công đó là đức tin bền vững của dân chúng vào sự trợ giúp của Thiên Chúa. Lý tưởng nhằm đến đúng ra là các thị tộc cùng nhau chiếm lấy đất hứa; nhưng một số thị tộc lại muốn hành động riêng.
Giêricô kiên cố thủ thành chống lại dân Israel. Không ai ra vào được cả. Chúa phán với Gioduệ:
"Này, Ta sẽ trao thành Giêricô và vua trong xứ cho con. Tất cả các chiến binh tinh nhuệ, các ngươi phải đi bao vây thành, trong sáu ngày con phải đi vòng thành như thế. Bảy thầy cả phải mang sáu cái kèn kêu lớn đi trước hòm bia. Ngày thứ bảy, các ngươi đi bảy vòng thành và các thầy cả thổi kèn lên. Khi các ngươi nghe kèn thổi lên, toàn dân hô lớn thì các tường thành sẽ sụp đổ. Bấy giờ dân nhào lên tấn công thẳng vào".
Ngày thứ bảy, họ dậy sớm và đi bảy vòng chung quanh thành. Ðến lần thứ bảy, khi tiếng còi các thầy cả nổi lên, Gioduệ ra lệnh cho dân: "Hét to lên, vì Chúa đã trao thành cho các ngươi". Khi vừa nghe tiếng kèn, dân hô to và thành lũy bị sập. Ðoàn người Israel tiến lên tấn công và chiếm thành. Giêricô bị họ chiếm.
Trong thực tế việc chiếm lấy thành Giêricô đã không xảy ra đúng theo sự kiện đã kể trong sách Gioduệ. Câu chuyện đã được viết với mục đích chứng minh rằng Thiên Chúa luôn luôn ở với dân Ngài. Israel có thể bảo đảm rằng Chúa không bao giờ bỏ mình.
Một số người sùng tín lại từ chối phương pháp bạo động và không muốn gây ra chiến tranh. Họ chủ trương rằng phương thế duy nhất để bảo vệ mình là hoàn toàn phó thác vào uy quyền của Thiên Chúa.
Môisen nói với dân chúng:
"Ðừng sợ hãi gì! Hãy kiên trì và các ngươi sẽ thấy Chúa hành động để cứu chúng ta ngay bây giờ; vì những người Ai Cập mà hôm nay các người còn thấy sẽ không còn sống để cho các người gặp lại đâu! Chúa sẽ chiến đấu bảo vệ các người; còn các người, các người hãy ở yên".
(XH 14,13-14)
Cuối cùng, chính Chúa sẽ can thiệp để mang lại cho dân Ngài hòa bình và tự do như ngôn sứ Isaia đã thoáng thấy.
Mai kia, sẽ xảy ra
chuyện núi nhà Chúa
cao hơn tất cả các núi
vượt lên trên mọi đỉnh
đồi.
Toàn thể các dân tộc sẽ đến
đó,
nhiều người sẽ đến thăm
viếng và lên tiếng:
"Các người hãy đến,
hãy lên núi của Chúa,
nhà của Giacóp.
Ngài sẽ dẫn lối chúng ta
và chúng ta sẽ đi trên nẻo
đường Ngài chỉ".
Bởi vì luật Chúa được
ban ra từ Sion,
và lời Chúa từ Giêrusalem.
Ngài sẽ làm trọng tài giữa
các dân tộc,
là thủ lãnh của nhiều dân
nước.
Họ sẽ biến gươm thành lưỡi
cày,
và lao thành liềm gặt hái.
Dân này sẽ không tuốt gươm
chống lại dân kia,
và người ta sẽ không còn
tập dượt chiến tranh.
(IS 2,2-4)
Dân chúng đi trong đêm
tối đã thấy một ánh sáng
chói lòa;
một ánh sáng rực lên chiếu
soi những ai ở vùng tăm tối.
Ngài đã tăng nhân niềm hạnh
phúc,
và làm cho họ tràn đầy hân
hoan;
người ta hân hoan trước nhan
Ngài như mừng ngày mùa,
như khi chia nhau loài thú săn được.
Vì Ngài đập nát gông cùm,
và ách đè nặng trên vai họ,
bẻ gảy gậy của kẻ áp bức,
như ngày đó ở Madian.
Và giày lính, áo giáp đầy
máu,
sẽ quảng cáo lửa để bị
thiêu đốt.
Vì một trẻ nhỏ đã sinh ra cho
chúng ta,
một người con đã ban cho chúng
ta;
Thiên Chúa đã đặt quyền
bính trên vai đứa con đó
và người ta gọi người
là:
"Nhà cố vấn đáng ca ngợi,
Chúa uy quyền,
Cha đời đời, vua của hòa
bình".
Nước người sẽ tràn
lan,
cảnh thái bình sẽ vĩnh viễn
ở trên ngai Ðavid
và trong vương quốc của người.
Người sẽ thiết lập nước
Người
và sẽ cai trị bằng pháp luật
và công chính,
từ bấy giờ và đến
mãi mãi.
Ðó là việc Chúa của vũ
trụ sẽ thực hiện.
(IS 9,1-6)
Kỷ niệm về nguồn gốc của dân Israel cũng là một lý do để đem đến hy vọng: toàn đất hứa sẽ thuộc về Israel. Nhưng với một đòi hỏi này: đất đó thuộc về Chúa, là quà tặng của Chúa và quà đó đòi dân Israel phải đáp lễ. Họ phải tự hỏi xem họ làm gì về quà tặng đó của Chúa.
Chúa là Thiên Chúa ngươi đã dẫn ngươi đến một xứ lạ lùng, có suối nguồn nước chảy ra từ đất đá đến các đồng bằng, qua các ngọn núi. Ðó là xứ đầy lúa mì và lúa mạch, nho, vả, lựu, ôliu, dầu và mật, xứ có bánh ăn đầy đủ ngươi không hề thiếu chi, xứ mà người ta có thể lấy đá quặng để nấu ra sắt và sỏi đá nấu ra đồng. Ngươi sẽ sung túc về thực phẩm và ca tụng Chúa tại ngay trong xứ lạ lùng Chúa ban cho ngươi.
Ngươi hãy coi chừng đừng quên Chúa là Thiên Chúa ngươi bằng quên các điều răn của Chúa, tức là luật lệ mà ta cho các ngươi biết ngày nay. Chớ nói với mình: "Nhờ vào chính sức tôi mà tôi có tất cả tài sản này". Hãy nhớ đến Chúa là Thiên Chúa ngươi; chính Ngài ban cho ngươi sức khỏe, tạo cho ngươi giàu có vì Ngài tôn trọng lời Ngài đã hứa với tổ tiên ngươi.
(TL 8,7-11.17-18)
Chúa đã cho toàn dân đất đai. Vì thế người Israel không thể xem đất đó là của riêng. Các ngôn sứ thường hay nhắc nhở việc này; vì thế họ nhắn nhủ dân tôn trọng quyền của Chúa và quyền con người.
Chúa dạy thế này:
trong sa mạc
dân chúng đã thoát khỏi cảnh
gươm đao tàn sát,
được an toàn, Israel sẽ được
ngơi nghỉ,
Chúa hiện ra với họ và nói:
"Ta đã thương yêu ngươi
vô cùng,
và trung tín với ngươi;
Ta sẽ định cư lại ngươi
và Israel mà ta yêu mến sẽ xây
dựng lại".
Ngươi sẽ gióng trống và nhảy
mừng hoan hỉ,
sẽ trồng lại nho trên các ngọn
đồi Samaria,
và người trồng nho sẽ gặt
hoa trái.
Một ngày nào đó trên các
ngọn đồi Êphraim
các người canh gác sẽ kêu
lên:
"Hãy đứng dậy, đi lên
núi Sion
đến gần Chúa là Thiên Chúa
chúng ta".
Này Chúa phán:
"Hãy ca lên vui mừng về phần
phước của Giacóp,
hãy vỗ tay hỡi nước trên
các nước!"
Hãy hết lòng ca tụng và lên
tiếng:
"Chúa đã cứu dân người,
phần còn lại của Israel".
Này ta đưa những kẻ sống
còn của nước phương Bắc,
và tập họp họ từ bốn phương
trời,
họ có mặt tất cả ở đó,
người mù, người què,
đàn bà có thai và những
kẻ đang thời sinh đẻ;
một đoàn lũ đông đúc
vô kể đến đây.
Họ ra đi trong nước mắt,
và ta ủi an họ trong bước đường
đi,
Ta sẽ dẫn họ đến các suối
nước,
đi trên đường bằng phẳng
để họ không vấp ngã.
Vì Ta là Cha của Israel, và Ephraim là
con trưởng của Ta.
Hỡi các dân hãy nghe lời
Chúa,
hãy làm cho lời ta vang vọng tới
các đảo xa:
Ðấng đã làm tản mác
dân Israel sẽ tập trung dân lại,
Người chăn sóc nó như mục
tử lo lắng cho đoàn thú mình.
Vì Chúa đã chuộc lại Giacóp
và đã cứu nó khỏi kẻ
đàn áp đầy quyền uy.
Họ sẽ đến và hoan ca vui mừng
trên núi Sion,
họ sẽ hưởng tất cả những
gì Chúa ban cho họ:
lúa mì, rượu, dầu, cừu
và bò;
họ sẽ giống như vườn được
tưới nước thường
xuyên,
và không bao giờ chết héo.
Bây giờ thanh nữ nhảy mừng
thanh niên và người già cũng
sung sướng.
Ta chuyển nỗi buồn khổ của họ
thành vui mừng;
Ta sẽ an ủi họ sau tất cả những
nỗi thống khổ họ đã chịu.
(Giêr. 31,2-13)