Con người không ngừng vấp phạm lỗi lầm, lỗi của mình và lỗi của kẻ khác, và gánh chịu những hậu quả.
Ðối với người có lòng tin, lỗi lầm trực tiếp liên quan đến Thiên Chúa, chính vì thế người ta gọi lỗi này với danh từ "tội lỗi". Con người có thể xúc phạm đến Thiên Chúa nhiều cách. Khi đối xử bất công với người bên cạnh, làm thiệt hại, gây chiến và gieo tai vạ, con người tự tách mình ra khỏi người khác, thì đồng thời lánh xa Thiên Chúa và làm cho hạnh phúc và cuộc sống của chính mình lâm nguy. Các tác giả Kinh Thánh dùng các thí dụ để giải thích phương cách con người có thể từ chối tuân phục Thiên Chúa.
Cũng vì thế họ không che dấu những việc sai quấy của các bậc vua chúa, mà cuộc đời của họ đáng lý phải trở thành gương mẫu trước mặt Chúa. Nếu vua Ðavid đã là một chiến sĩ xuất sắc và là mẫu mực cho các vua Israel, thì các câu chuyện về đời ông cũng không quên nhắc lại các lỗi của ông đã phạm phải. Những câu chuyện đó thuật việc Ðavid đã không ngần ngại giết người vô tội để che dấu tội của mình.
Một buổi chiều kia, Ðavid ra khỏi giường đi dạo trên sân điện. Từ vương cung, vua thấy một người đàn bà đang tắm có nhan sắc rất hấp dẫn. Ðavid hỏi dò về người đàn bà này; người ta cho vua hay:
"Ðó là Bétxabê, vợ của Uri, một vị tướng trong quân đội của vua".
Ðavid liền sai người triệu bà về cung. Người đàn bà đến và Ðavid ăn nằm với bà. Bétxabê về nhà; bà có thai và bà báo tin đó cho Ðavid:
"Thiếp đã co thai".
Bấy giờ Ðavid cho gọi Uri từ trận tuyến và ra lệnh cho ông phải về nhà. Nhưng Uri không thi hành lệnh vua. Bởi thế Ðavid ngạc nhiên nói với ông:
"Nhà ngươi đường xa không mệt mõi sao? Tại sao không về ngủ ở nhà?"
Uri đáp lại:
"Làm sao thần có thể về nhà ăn, uống và ngủ với vợ được khi vị tư lệnh của thần là Gioáp cũng như các sĩ quan, đang đóng lều ở ngoài trận mạc? Thần không bao giờ làm như thế được".
Hôm sau, Ðavid mời ông dùng cơm và phục rượu cho ông say. Nhưng tối đến, Uri vẫn không về nhà và tìm chỗ nghỉ đêm bên cạnh các vệ binh của vua.
Ngày mai lại, Ðavid viết cho Gioáp một bức thư đưa cho Uri chuyển lại. Trong thư vua viết: "Hãy dẫn Uri đi tuyến đầu, nơi có kịch chiến để cho ông ta bị thương và chết đi".
Gioáp vâng lệnh của Ðavid và Uri người Hilít đã chết ở mặt trận.
Gioáp gởi tin cho Ðavid hay về chuyện đã xảy ra. Ðavid liền nói lại cho kẻ mang thư:
"Người hãy báo lại cho Gioáp biết thế này: "Ðừng bận tâm về chuyện này, bởi vì đó là chuyện bình thường khi có chiến tranh: người chết ngày này, kẻ bị giết ngày khác, đó là chuyện thường. Hãy tiếp tục tấn công vào thành và chiếm lấy".
Khi vợ Uri hay tin chồng mất, bà phục tang. Mãn tang, Ðavid triệu bà về cung và cưới bà. Bétxabê sinh được một đứa con trai. Nhưng hành động đó của Ðavid làm phật lòng Thiên Chúa nên Ngài cho đứa bé bị bệnh nặng. Ðavid van nài Chúa cho đứa bé được khỏi. Ông ăn chay nằm đất. Các quan viên cố vực vua dậy nhưng vua từ chối và không chịu ăn uống gì. Ðến ngày thứ bảy, đứa bé chết.
(2S 11,1-18.15-27)
Hành động đó thực ra là chuyện thường tình của các bậc vua chúa các vùng kế cận Israel. Nhưng Israel đã được Luật Thiên Chúa dẫn dắt, mọi người phải tuân phục, kể cả nhà vua. Khi đã vượt ra giường mối của luật pháp, vua phải chịu phán xét của Chúa. Chính ngôn sứ Natan nhân danh Thiên Chúa đến thức tỉnh vua Ðavid về phán quyết này.
Chúa sai Natan đến gặp vua Ðavid. Natan nói với vua:
"Hai người ở cùng một thành. Một kẻ giàu và một kẻ nghèo. Người giàu có nhiều chiên bò, còn người nghèo chỉ có một con cừu cái ông chăn nuôi kỷ lưởng. Con cừu cái này ăn uống chung bàn với người nghèo và ông ta lo lắng cho nó như chính con gái ông. Ngày nọ, người giàu phải tiếp khách và thay vì giết một con chiên hay một con bò trong đoàn gia súc mình, ông lại bắt con cừu nhỏ của người nghèo và làm thịt đãi khách".
Ðavid nổi giận nói:
"Vì phép Chúa công minh, người như thế đáng phải chết".
Bấy giờ Natan nói với Ðavid:
"Người đó chính là vua đấy. Này Chúa phán với ông: Ta đã ban cho ngươi cung điện của tiên vương và giao cho người tất cả các thị tộc Israel. tại sao ngươi làm điều Chúa cấm? Ngươi đã ra lệnh giết Uri để lấy vợ ông ấy. Từ nay chết chóc sẽ rình rập nhà của ngươi".
Ðavid nói với Natan:
"Tôi đã phạm tội với Thiên Chúa".
Natan trả lời:
"Phần ngươi, Chúa tha cho ngươi. Ngươi sẽ không chết, nhưng đứa con sinh ra từ giòng máu ngươi sẽ phải chết".
(2S 12,1...14)
Trong Thánh Vịnh của Israel, một số được gọi là "Thánh Vịnh sám hối". Trong các Thánh Vịnh đó, các kẻ tin nhìn nhận tội lỗi của mình trước Thiên Chúa và xin Ngài tha thứ.
Lạy Chúa, xin thương
con theo sự độ lượng của
Chúa,
xin vì lòng từ bi vô bờ
của Chúa mà xóa bỏ lỗi lầm
của con.
Xin rửa con khỏi ô uế, thanh tẩy
con khỏi tội lỗi,
vì con đã nhận biết lỗi lầm;
tội con luôn ở trước mặt
con.
Con đã phạm tội chống lại Chúa,
và con đã làm điều ác
trước nhan Ngài,
Chúa phán xét công bình, Chúa
là Ðấng công minh trong mọi việc.
Con sinh ra đã là kẻ tội lỗi,
tội lỗi từ ngày mẹ con cho con
chào đời.
Chúa yêu mến tâm hồn thành
khẩn, và dạy con sự khôn ngoan trong
đêm tối của con.
Xin hãy thanh tẩy con bằng cành hương
thảo và con sẽ đuọc tinh khiết;
Xin hãy rửa con và con sẽ được
trắng như tuyết.
Xin hãy đổ tràn trong con niềm hân
hoan và hạnh phúc,
để con được hỉ hoan trong cơn
khốn khổ.
Xin đừng nhìn tội con, xin xóa
mọi lỗi lầm.
Lạy Chúa, xin ban cho con tâm hồn trong sạch,
xin làm cho trí khôn con vững tin;
xin đừng đẩy con xa khỏi nhan
thánh Chúa,
xin đừng cất khỏi con thần khí
của Ngài;
xin ban cho con niềm vui cứu thoát,
và đổ xuống trên con tinh thần
độ lượng.
Con sẽ chỉ lại cho kẻ xa Chúa đường
đi của Ngài,
và kẻ tội lỗi sẽ trở
lại nẻo ngay.
Lạy Chúa, Ðấng cứu độ
con xin hãy tẩy sạch máu do bàn tay
sát nhân của con đổ ra,
và con sẽ tung hô đức công
chính của Chúa.
Lạy Chúa, xin mở miệng lưỡi
con, để con có thể ca tụng Chúa.
(TV 51,3-17)
Ðời của vua Salômông cũng có điều đáng lên án. Một số người ca tụng sự khôn ngoan về chính trị của vua cũng như vẻ huy hoàng tráng lệ của các đền đài vua xây. Nhưng nhiều người khác đồng ý cho rằng danh vọng và phú quý có thể đã làm cho nhà vua lơ là đức tin chân thật vào Thiên Chúa Israel.
Các bản văn kể lại chuyện Salômông, vì lấy các công chúa ngoại quốc, đặc biệt là con gái của vua Ai Cập, nên đã bất trung với Thiên Chúa và theo bụt thần.
Salômông làm phò mã vua Ai Cập. Ông lấy con gái vua Pharaông và đưa cô này về cung cùng sống chung trong thành vua Ðavid, cho đến khi nhà vua xây xong cung điện mình, Ðền Thánh và bức tường thành chung quanh Giêrusalem.
(1 CV 3,1)
Con gái của vua Pharaông đã dời cư từ thành vua Ðavid đến cung điện được vua Salômông xây riêng cho bà.
(1 CV 9,24)
Ngoài con gái của vua Pharaông, Salômông cưới nhiều vợ ngoại quốc. Các bà đến từ các nước mà Chúa đã từng nói với dân Israel: "Không được lấy chồng hoặc cưới vợ với người dân các nước ấy, bởi vì họ có thể làm cho các ngươi thờ lạy bụt thần của họ". Salômông đem lòng yêu thương và cưới các bà ngoại quốc này, lòng trí vua hướng về các bụt thần khác và không hoàn toàn thuộc về Chúa, là Thiên Chúa của mình. Salômông làm điều Chúa không muốn. Ông xây một bàn thờ cho bụt Kêmót của dân Môáp và bụt Môléc của dân Ammôn. Ông cũng xây các bàn thờ cho các bụt của tất cả các bà vợ ngoại quốc để họ dâng hương và cúng tế bụt thần của họ.
(1 CV 11,1...8)
Bản văn Kinh Thánh chê trách Salômông như trước đây đã từng lên án Ðavid. Nhưng khác với cha ông, Salômông đã không nhận lỗi lầm của mình. Vì thế kẻ trung tín thấy được giai đoạn cuối của triều đại Salômông đầy tai ương như là dấu chỉ của án phạt từ Thiên Chúa.
Thiên Chúa nổi giận đối với Salômông vì tâm hồn ông đã xa lìa Thiên Chúa của Israel. Ngài nói với ông:
"Vì ngươi không giữ giao ước của Ta và không tuân phục các điều răn của Ta, Ta sẽ rút lại vương quốc của ngươi và trao cho một kẻ thuộc tôi tớ ngươi. Nhưng vì công đức của cha ngươi là Ðavid, Ta sẽ không thực hiện việc đó trong đời ngươi. Ðến đời con của ngươi Ta sẽ bỏ vương quyền đó. Ta sẽ không tước hết toàn bộ vương quốc. Ta sẽ để lại cho con ngươi một bộ tộc vì nể tình tôi tớ Ta là Ðavid và vì Giêrusalem, kinh thành mà Ta đã chọn".
(1 CV 11,9a.11-13)
Ðến thời vua Êdêkiát, nước Assiria uy hiếp Israel. Êdêkiát muốn thoát khỏi sự uy hiếp của Assiria nên tổ chức phản công. Vì thế, vua cầu viện nước Ai Cập. Nhưng dự tính của vua thất bại và Assiria lại đàn áp khốc liệt hơn. Bấy giờ ngôn sứ Isaia đến gặp Êdêkiát và tỏ cho vua hay tội lỗi của mình.
Isaia nhắc lại cho vua rằng chỉ có Chúa là nơi vua phải trông cậy chứ không phải dựa vào việc liên minh với Ai Cập. Mọi sự trợ giúp đều từ Thiên Chúa mà đến.
Chúa tuyên bố rằng:
khốn cho các ngươi, con cái phản
bội,
các ngươi mưu đồ kế hoạch
khác với ý Ta;
các ngươi quyết định lập
một liên minh mà Ta không đồng
ý,
các ngươi làm như thế là
rước tội vào mình.
Các ngươi đến Ai Cập,
để xin Pharaông bảo vệ
và mong nhờ Ai Cập chở che mà
không hỏi ý Ta.
Nhưng các ngươi sẽ thất vọng
ê chề về sự bảo vệ của
Pharaông,
và sẽ bị nhục nhã do chính
sự đỡ đần của Ai
Cập.
Dầu tướng lãnh của các
ngươi đã ở So-an,
dầu sứ giả của các ngươi
đã đến Hanét,
chúng cũng chỉ thấy dân đó
yếu nhược,
không giúp được gì và
chả làm nên chuyện gì,
ngoài việc gây cho các ngươi chán
nản và nhục nhằn.
Khốn cho ai đến Ai Cập để tìm
cứu độ,
và khốn cho kẻ đặt hy vọng vào
binh mã xứ này,
tin tưởng vào xe trận và kỵ
binh,
mà lãng quên Chúa chí thánh
Israel,
và bàn hỏi Thiên Chúa.
Rồi ra chính Ngài sẽ làm điêu
đứng,
và Ngài không nói hai lời.
Ngài sẽ chinh phạt kẻ bất lương,
phá đổ phòng thủ của quân
gian ác này.
Người Ai Cập chỉ là người,
không là Thiên Chúa,
ngựa của họ cũng chỉ là ngựa
mà thôi.
Khi Thiên Chúa ra tay,
kẻ bảo vệ cũng như kẻ được
đỡ đần đều gục
ngã,
đôi bên cùng chết một ngày.
(IS 31,1-3)
Than ôi! dân tội lỗi,
dân chất đầy tội ác,
chủng tộc của bọn ác nhân, con
cái hư đốn!
Chúng đã bỏ Chúa,
khinh rẻ Thiên Chúa chí thánh Israel,
lơ là với chính Ngài.
(IS 1,4)
Vào thời Salômông, người gọi Chúa là Giavê đã từng muốn chỉ cho thấy Chúa lên án phong cách của Salômông. Tác giả lấy một chuyện ngụ ngôn về người đàn bà tượng trưng cho các bà vợ ngoại quốc của Salômông để chứng minh rằng bất tuân Thiên Chúa chỉ đem đến tai ương.
Tác giả nghĩ rằng ngay từ thuở ban đầu, con người đã bất tuân Thiên Chúa và vì thế đánh mất hạnh phúc và sự sống của mình.
Con rắn là con vật ngoài đồng có nhiều mưu kế hơn cả từng được Chúa dựng nên. Nó nói với người đàn bà:
"Có phải Chúa từng nói với các ngươi: Các con không được ăn trái cây trong vườn không?"
Người đàn bà trả lời với rắn:
"Chúng tôi có thể ăn trái cây trong vườn. Nhưng trái của cây ở giữa vườn thì Chúa dặn bảo: Các con không được ăn, con người đừng đụng đến, nếu không thì phải chết".
Bây giờ rắn nói với bà:
"Không đâu, các ngươi không chết đâu. Nhưng Chúa biết rằng ngày nào các người ăn trái đó, thì mắt các người sẽ mở ra và các người sẽ trở nên như thần thánh biết được điều thiện và điều ác".
Người đàn bà thấy trái của cây này ngon lành và cây thì xinh đẹp, làm bà thèm ăn trái, mong sao có được một kiến thức cao siêu. Bà liền hái trái cây của nó, ăn và mời chồng đứng gần cùng ăn.
Bấy giờ, mắt của hai người mở ra và cả hai thấy mình trần truồng; họ kết lá cây vả để làm khố che thân. Khi nghe tiếng chân của Chúa đang đi dạo trong vườn, ông bà núp vào tùm cây trốn nhan Chúa. Chúa gọi Adong:
"Con ở đâu?"
Ông trả lời:
"Con nghe tiếng Chúa trong vườn; con sợ vì con trần truồng nên con đã núp".
Chúa liền phán với ông:
"Ai dạy cho con biết con trần truồng? Có phải con đã ăn trái cây ta cấm ăn không?"
Adong thưa lại:
"Người đàn bà Chúa đặt ở bên con đã mời con ăn và con ăn".
Chúa là Thiên Chúa nói với người đàn bà:
"Con đã làm gì?"
Bà thưa lại:
"Con rắn đã gạt con và con đã ăn trái đó".
(ST 3,1-13)
Sống trên đời, con người chịu khổ đau và hoạn nạn, nhọc nhằn và chết chóc. Tại sao con người lại phải gánh chịu đau thương và chết chóc như thế, đó là vấn nạn của các tác giả được gọi là người gọi Thiên Chúa là Giavê?
Tác giả tìm cách trả lời. Chính sự bất trung và chống báng Thiên Chúa do con người gây nên đã làm cho Thiên Chúa chúc dữ, gia phạt kẻ tội lỗi.
Ðàng khác, tác giả gọi Chúa là Giavê tin chắc rằng kẻ nào sống thân tình với Chúa, thì hưởng được niềm vui và hạnh phúc, có được sự sống và ân phúc.
Chúa nói với con rắn:
"Bời vì mày
đã làm việc đó, mày
đáng chịu chúc dữ
ở giữa tất cả các loài
vật và muôn thú đồng nội.
Mày phải bò sát bụng và ăn
đất.
Ta sẽ gây hận thù giữa ngươi
và người đàn bà,
giữa hậu duệ của bà đó
và dòng giống ngươi".
Ngài lại phán với người đàn bà:
"Bà sẽ mang thai trong
nhọc nhằn,
và sinh con trong đau đớn".
Ngài nói với Adong:
"Bởi vì ngươi
đã nghe theo lời vợ ngươi,
và ăn trái cây ta cấm ngươi
không được ăn,
đất đai sẽ bị chúc dữ
vì ngươi;
vất vã lao nhọc
ngươi mới tìm của ăn để
sống hết những ngày của đời
ngươi.
Vì ngươi sẽ dùng cỏ đồng
nội làm thức ăn.
Muốn có bánh ăn ngươi phải
lam lũ bằng mồ hôi trán ngươi,
cho đến ngày ngươi trở về
cát bụi mà ta đã dùng để
tạo ra ngươi.
Vì ngươi từ bùn đất
mà ra,
thì ngươi cũng sẽ trở về
với bùn đất".
Adong gọi vợ là "Eva" (chữ đó có nghĩa là "sống") bởi vì bà là mẹ tất cả những người sống.
Chúa là Thiên Chúa đã làm cho người đàn ông và vợ ông những cái áo bằng da thú che thân. Ðoạn Ngài phán:
"Bây giờ con người đã trở nên như Ta; nó có thể biết được điều thiện và điều ác. Phải cấm nó không được ăn trái hằng sống, nếu không nó sẽ sống mãi".
Vì thế Chúa đuổi họ ra khỏi địa đàng để cho họ vun trồng đất đai cũng là chất liệu mà từ đó họ đã được tạo dựng nên. Và Ngài đặt các thiên thần Kêrubim canh trước cửa địa đàng chận lối không cho đến gần cây sự sống.
(ST 3,14-24)
Khi con người bất tuân phục Thiên Chúa và giới răn của Ngài, thì tâm tư của chúng chất chứa đầy ghen tương và thù oán. Câu chuyện anh em Cain và Aben chứng minh rằng mọi bất công gây cho người bên cạnh mình đều xúc phạm chính Thiên Chúa.
Eva sinh cho Adong một người con trai. Bà gọi tên con là Cain (có nghĩa là ơn Chúa ban) và bà nói:
"Chúa đã cho tôi sinh ra được một con người".
Sau đó bà sinh thêm được một người con trai khác gọi tên là Aben. Aben trở thành kẻ chăn cừu và Cain làm nghề trồng trọt.
Một ngày kia, Cain dâng lên cho Chúa các hoa màu thu hoạch được; Aben cũng dâng lên những con vật sinh đợt đầu tiên của đàn thú và là những con vật béo tốt nhất.
Chúa vui đón nhận Aben và lễ vật của ông, nhưng không bằng lòng với Cain và lễ vật của ông này. Cain liền tức giận và sa sầm mặt lại.
Chúa phán cùng Cain: "Tại sao con giận dữ và sa sầm nét mặt? Nếu con hành động lương thiện, tại sao con không ngước mặt lên mà bước đi? Nếu con làm điều xấu xa, thì tội con ở kế bên con và rình rập con như một con thú dữ; nhưng, con hãy cố chế ngự tội lỗi".
Tuy thế Cain lại nói dối với Aben em mình:
"Chúng ta hãy đi ra đồng".
Khi hai người cùng ra giữa đồng, Cain bắt em và giết đi.
Chúa phán với Cain:
"Em con là Aben đâu rồi?"
Ông liền thưa:
"Con đâu có biết. Con có phải là kẻ chăn giữ em con đâu?"
Chúa lại phán:
"Con làm gì vậy, máu của em con từ đất lên tiếng gọi đến Ta. Từ nay khi con làm đất trồng trọt, nó sẽ không cho hoa trái. Con sẽ lang bạt trên trần thế".
Cain tâu cùng Chúa:
"Lỗi con quá lớn chịu không nổi. Ngày nay Chúa đuổi con ra khỏi vùng đất phì nhiêu, con phải núp lánh xa mặt Chúa và lang thang phiêu bạt khắp nơi; như thế người nào gặp con ắt sẽ giết con mất thôi!".
Chúa đáp lại:
"Không, nếu ai giết Cain, thì người đó sẽ bị trả thù đến bảy lần".
Và Chúa khắc vào Cain một cái dấu để ai gặp ông không đánh đập ông. Cain lui ra khỏi nhan Chúa và đi đến miền Nót, ở phía đông vườn Ðịa Ðàng.
(ST 4,1-16)
Câu chuyện lụt lớn cho thấy những hậu quả do sự gian ác của con người, có thể đe dọa chính ngay đến sự sống còn của nhân loại. Chỉ có Noê, gia đình ông và loài vật trên tàu tránh khỏi sự tiêu diệt. Một kỷ nguyên mới bắt đầu lại với họ. Chúa bảo đảm sẽ không làm lụt lớn tiêu diệt con người trên trái đất.
Chúa thấy tội ác con người ngập tràn và chúng chỉ biết mãi mê toan tính những điều gian trá. Chúa hối hận vì đã sinh ra loài người trên cõi thế, và Người buồn lòng vô kể. Ngài phán:
"Ta sẽ hủy diệt loài người mà Ta đã tạo dựng trên mặt đất, cũng như các loài gia súc, côn trùng và chim muông trên trời, vì Ta hối tiếc đã dựng nên chúng".
Nhưng Chúa quí mến Noê. Ông là người công chính giữa muôn người trong thời ông.
Chúa nói với Noê:
"Trần gian đầy gian ác, vì thế Ta sẽ hủy diệt nó với tất cả mọi loài sinh vật. Con hãy đóng một chiếc tàu lớn bằng gỗ trết dầu. Con ngăn thành từng khoang riêng và trét rái bên trong và bên ngoài. Tàu dài 150 mét và rộng 25 mét. Bên hông tàu con trở cửa và xây các khoang tàu thành ba tầng. Phần Ta, Ta sẽ làm lụt phủ khắp mặt đất để diệt hết sinh vật trong thiên hạ. Mọi vật dưới đất sẽ chết hết. Nhưng Ta sẽ giao ước với con, và con sẽ đi vào tàu đem theo các con, vợ và các con dâu. Trong các loài vật có sự sống, con đưa vào tàu mỗi thú vật một cặp để bảo tồn chúng sống sót với con: một con đực và một con cái. Con hãy tìm đồ ăn được, tích trử làm lương thực nuôi sống con và chúng".
Noê làm đúng theo lời Chúa dạy.
Chúa nói với Noê:
"Hãy lên tàu, đem theo gia đình con, bởi vì bảy ngày nữa, ta sẽ cho mưa tuôn xuống 40 ngày và 40 đêm ròng rã".
Noê đi vào tàu cùng với con, vợ và các con dâu của mình. Ông đem theo các loài vật, chim muông và các loại bò sát mỗi thứ một đôi như Chúa đã ra lệnh. Bảy ngày sau đó, nước lụt bắt đầu phủ khắp mặt đất.
Nước dâng lên và đưa tàu nổi lên khỏi mặt đất. Nước dâng lên mãi, đất và các ngọn núi cao cũng không còn thấy. Nước ngập đỉnh các ngọn núi đến bảy mét. Bấy giờ, trên đất liền, mọi sinh vật, chim muông, gia súc, dã thú và rắn rết đều chết hết. Con người ta cũng bị tiêu diệt luôn. Chỉ có Noê và những gì ông đem theo trên tàu là còn tồn tại.
(ST 6.5...7,23)
Nước phủ mắt đất trong vòng 150 ngày. Bấy giờ Chúa nhớ lại Noê và tất cả các loài vật đi theo ông lên tàu. Chúa cho một ngọn gió thổi trên mặt đất và nước rút dần. Tàu dừng lại trên các ngọn đồi Ararát. Cuối cùng các đỉnh núi xuất hiện.
Sau 40 ngày, Noê ở cửa sổ tàu thả con quạ ra, nó bay lượn đợi cho mặt đất khô ráo. Noê lại thả chim bồ câu, chim không tìm được nơi nào đậu cả, nên trở về tàu.
Noê còn đợi thêm bảy ngày nữa, và lại thả con chim bồ câu. Chiều đến, nó trở về miệng ngậm một cành là ôliu còn xanh tươi. Ông vẫn đợi them bảy ngày, cho bồ câu bay đi, và lần này chim không trở lại bởi vì mặt đất đã hoàn toàn khô ráo.
Chúa phán cùng Noê.
"Con hãy ra khỏi tàu, đem theo vợ, con và các con dâu. Thả luôn các thú vật đủ loại đi theo con để chúng sinh sản nẩy nở lại trên mặt đất".
Noê ra khỏi tàu với vợ, con và các con dâu cũng như loai vật đủ loại. Bấy giờ, ông xây một bàn thờ và dâng một lễ tế sinh cho Thiên Chúa.
(ST 7,24...8,20)
Trong các bản văn do các "Thầy Cả" viết, các vị này loan báo những thời kỳ mới. Từ rày Thiên Chúa, không những sẽ không nhằm hủy diệt thụ tạo nữa, nhưng Ngài lại làm một giao ước đời đời với con người. Cầu vòng trên trời là dấu chỉ của giao ước đó.
Chúa lại chúc phúc cho con người và trao cho con người sứ mạng chăn sóc các thụ tạo của Ngài.
Dẫu con người phạm tội, Thiên Chúa vẫn trung thành với công cuộc sáng tạo của Ngài.
Chúa chúc lành cho Noê và các con, Ngài phán:
"Hãy sinh sản thật nhiều và có mặt khắp trái đất"
Ðoạn Ngài phán:
"Ta sẽ ký kết một giao ước với các con, với con cháu các con và tất cả các sinh vật cùng ra khỏi tàu với các con. Lụt sẽ không tàn phá trái đất nữa. Ngày nào còn trái đất, gieo gặt, nóng lạnh, đông hè, ngày đêm sẽ liên tục tiếp diễn. Ðây là dấu chỉ giữa Ta và các con, Ta đặt một cầu vòng trong các tầng mây. Khi Ta cho mây tụ lại ở trên bầu trời, cầu vòng của Ta sẽ xuất hiện. Khi cầu vòng đó xuất lộ trên mây, Ta thấy nó và nhớ đến giao ước đời đời giữa Ta và tất cả các sinh vật trên trái đất".
(ST 9,1,8...16)
Trong Thánh Vịnh 85, kẻ nào cầu nguyện sẽ nhớ lại sự tha thứ của Thiên Chúa; người ta dựa vào sự trung thành của Thiên Chúa để có được sự cứu độ.
Lạy Chúa, Ngài đã
đối xử tốt đối với
dân Ngài.
Ngài đã đưa tù nhân con
cái Giacóp trở về.
Ngài đã tha thứ lỗi lầm
của dân Ngài,
Ngài đã lấy màn che khuất
tội lỗi của nó.
Ngài đã hạ nguôi cơn giận,
đã kềm hãm bực dọc đối
với chúng con.
Lạy Chúa, Ðấng cứu độ
chúng con, xin làm cho chúng con trở
về với Ngài,
và xin Ngài đừng thịnh nộ
đối với chúng con.
Cơn giận của Ngài sẽ không chấm
dứt được sao?
Ngài luôn thịnh nộ đối với
chúng con mãi sao?
Ngài sẽ không đưa chúng con
về nẻo sống,
để dân Ngài được hân
hoan trong Ngài sao?
Lạy Chúa, xin cho chúng con thấy tình
yêu của Chúa,
và ban cho chúng con ơn cứu độ
của Ngài.
Con nghe lời Chúa phán,
vì Chúa ban những lời nói
hòa bình
đối với dân Người,
đối với ai trung tín,
và đối với kẻ nào hướng
lòng về với Người.
Vâng, ơn cứu độ cận kề
với những người nào
đặt niềm tin nơi Chúa,
vinh quang Chúa sẽ đến ở với
đất chúng ta.
Tình yêu và trung tín gặp gỡ
nhau,
công lý và hòa bình gắn chặt
vào nhau.
Trung tín nảy mầm từ trái đất,
và từ trời cao công lý
sẽ đổ đầy.
Chính Chúa sẽ ban cho chúng ta hạnh
phúc
và đất chúng ta sẽ sinh hoa trái.
Công chính sẽ bước đi trước
nhan Chúa,
và hòa bình trải rộng đường
trước Ngài.
(TV 85)