Ðối với dân Israel, quá khứ được xem là hình ảnh của sa mạc. Nơi đây, họ đã có kinh nghiệm về Chúa ở gần họ, bảo vệ và ban sự sống. Trong các bài hát và các bản văn Kinh Thánh, Israel nhắc nhở sự có mặt của Thiên Chúa quyền năng và cứu độ.
Lạy Chúa, khi Ngài từ
Xêia đi ra,
khi từ các cánh đồng Edom Ngài
đến và xuất hiện,
trái đất rung chuyển, trời
ào ạt mưa tuôn
và mây tan thành nước.
Các ngọn núi rung chuyển trước
Thiên Chúa
ngay cả núi Sinai cũng ngã nghiêng
trước nhan Chúa,
Thiên Chúa của Israel.
(Thp 5,4-5)
Lạy Chúa, khi Ngài hiện
hình đi trước dẫn đường
dân Ngài,
khi Ngài dẫn đưa họ đi trong sa
mạc, trái đất rung chuyển,
chính trời cao cũng mưa tuôn trước
nhan Ngài,
ngọn núi Sinai ngã nghiêng trước
Thiên Chúa Israel.
Lạy Chúa, Chúa đã đổ
mưa móc hồng ân Chúa,
Chúa đã phục sức cho dân
Chúa đang tiều tụy mõi mòn.
Chúa đã đến từ núi
Sinai.
Từ Xêia Ngài đã xuất
hiện nơi chân trời vì dân
Ngài.
Ánh sáng của Ngài tỏa lan từ
ngọn núi Paran.
(TL 33,2)
Những bản văn Kinh Thánh xưa không những kể lại việc dân Isarel đã sống trong cuộc hành trình qua sa mạc. Chúng còn nói đến con người của mọi thời đại, và có một tầm vóc phổ quát. Chúng muốn chứng minh rằng Thiên Chúa có thật:
- một Thiên Chúa lớn lao và uy quyền, hiện diện của Ngài có thể làm mọi người run sợ. Ngài ở trên mọi sự và không có ai có thể điều khiển được Ngài.
- một Thiên Chúa ban sự sống đầy tràn và có thể làm cho sa mạc nở hoa.
- một Thiên Chúa ở cạnh dân Ngài, luôn thân cận, ngay cả trong những bước nguy nan.
Có nhiều hình ảnh khác còn được dân cư vùng sa mạc Sinai dùng để nói về Thiên Chúa. Ðối với họ quyền uy Thiên Chúa tỏ ra nơi sức mạnh và hào quang của sấm sét.
Sau khi ra khỏi Ai Cập, dân Israel đến Sinai. Họ cắm lều đối diện với ngọn núi. Sáng ngày thứ ba, có một tiếng sấm động lớn và sét lóe sáng và một lớp khói dày phủ khắp ngọn núi. Cả đoàn người trong các lều run lên. Môisen cho dân ra khỏi lều để đến gặp Thiên Chúa, họ dừng lại ở chân núi. Toàn ngọn núi Sinai bấy giờ là khối khói vì Chúa đã ngự đến giữa các ngọn lửa cháy. Lửa khói hừng hực bốc lên như hỏa lò, toàn ngọn núi rung chuyển mạnh. Môisen lên tiếng và Chúa trả lời ông bằng những tiếng sấm động. Chúa ngự xuống trên chóp núi Sinai. Chúa gọi Môisen lên đó. Và Môisen đi lên. Chúa phán với ông:
"Hãy xuống núi và ra lệnh cho dân chúng đừng vuợt hàng rào ngăn để tìm đến chiêm ngắm Chúa là Thiên Chúa, vì nếu không nhiều kẻ phải bỏ mạng. Ngay các thầy cả, nếu muốn đến gần Chúa, cũng phải thanh tẩy, bằng không thì Chúa sẽ nổi giận với họ".
Môisen thưa cùng Chúa:
"Dân không thể leo lên núi Sinai, vì chính Chúa đã ra lệnh cho chúng như thế; xin Ngài làm đường ranh chung quanh núi và tuyên bố núi này là thánh".
Môisen xuống núi và truyền lại lệnh của Chúa.
Trước cơn sấm động, sét lóe sáng và ngọn núi bốc khói, toàn dân run sợ và đứng xa xa. Họ nói với Môisen:
"Có gì ông nói với chúng tôi, chúng tôi sẽ nghe ông. Nhưng xin Chúa đừng trực tiếp nói, vì chúng tôi sợ mà chết". Môisen trả lời với dân chúng:
"Các ngươi chớ sợ! Chính Chúa muốn thử thách các ngươi nên Ngài đã đến, và sự sợ hãi các ngươi cảm thấy đó giúp các ngươi tránh tội lỗi".
Vì thế, dân chúng đứng đàng xa còn Môisen tiến lại gần cột khói nơi Chúa hiện ra.
(XH 19,1-2.16-25;20.18-21)
Một tác giả Thánh Kinh khác, người "viết sách Thứ Luật" vào thời cận đại hơn, nói đến một kinh nghiệm về Thiên Chúa, nặng tình cảm thán phục và sợ hãi. Lời của Chúa Israel có một uy lực lớn lao đến nỗi không gì có thể chịu nổi.
Môisen tập trung toàn dân lại và nói:
"Vừa nghe tiếng vọng ra từ bóng tối khi núi còn phủ khói lửa, các ngươi đã đến gần ta với các trưởng tộc và kỳ lão của các ngươi để nói với ta rằng: "Này đây Thiên Chúa Chúa chúng ta đã tỏ bày vinh quang và cao cả của Ngài, và chúng tôi được nghe tiếng Chúa từ trong cột lửa. Hôm nay, chúng tôi đã thấy Thiên Chúa có thể nói chuyện với một người mà người đó không mất mạng. Tuy nhiên, tại sao lại phải liều mạng dám đụng đến lửa sấm sét. Nếu cứ mãi muốn tận tai nghe lời Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, thì chúng tôi sẽ phải chết. Ai là người đã nghe lời Chúa, Thiên Chúa sống động xuất hiện từ cột lửa cháy, như chúng tôi đã từng được nghe mà còn được sống toàn mạng?"
(TL 5,1.23-26)
Thiên Chúa lên tiếng nói với Israel không phải là một Thiên Chúa xa lạ. Ngài là Chúa đã từng đem Israel ra khỏi đất Ai Cập, là Ðấng luôn có mặt bên cạnh cuộc sống của họ. Chính vì thế, dân Israel có thể sống còn tại nơi sa mạc, và đã nhận các điều răn của Chúa làm giềng mối dẫn lối cuộc sống. Dân đó biết rằng cuộc sống của họ, sống thành dân tộc, tùy thuộc vào sự gắn bó vào Thiên Chúa của họ.
Mười điều răn được xuất hiện lần hồi như là sự đáp trả của dân Israel đối với tình yêu này của Chúa.
Phần đầu của mười điều răn nói đến quyền của Chúa: Nếu Thiên Chúa đã cứu thoát dân Ngài, thì dân đó chỉ có một Chúa.
Nhưng ngay trong phần đầu, các quyền của Thiên Chúa liên hệ đến quyền của con người. Ðiều răn nói về ngày nghỉ lễ Sabát dựa vào sự cần thiết về thời gian con người, cũng như loài vật lao tác phải nghỉ ngơi. Việc chiếm hữu đất hứa chỉ có thể thực hiện được khi con cái kính trọng cha mẹ mình, và săn sóc họ.
Phần thứ hai của các điều răn là các luật lệ liên quan đến các mối tương giao huynh đệ. Ðời sống và sự tự do là những món quà của Thiên Chúa; chúng chỉ có thể tồn tại khi cuộc sống và tự do của kẻ khác được tôn trọng.
Ta là Chúa, Thiên Chúa của ngươi Ðấng đã làm cho ngươi thoát khỏi chốn nô lệ, ngươi không còn thần nào khác ngoài Ta. Người không khắc một tượng hình nào phỏng lại bất cứ cái gì ở trên trời, dưới đất hay dưới nước. Ngươi không thờ lạy các hình tượng, phụng sự chúng vì Ta là Chúa Thiên Chúa ngươi, Ta là Chúa hay ghen tương sẽ phạt những kẻ ghét Ta, kể cả con cháu nó liên tiếp ba bốn đời vì tội cha nó, nhưng Ta sẽ đối xử tốt lành đến ngàn đời, với những ai thương mến Ta và tuân phục giới răn Ta.
Ngươi không được vô cớ kêu danh Ta, vì Ta là Thiên Chúa sẽ không quên phạt kẻ nào lạm dụng danh của Ta.
Ngươi phải giữ ngày nghỉ Sabát; hãy giữ ngày đó như là ngày thánh, như Chúa Thiên Chúa ngươi đã răn dạy ngươi. Ngươi có sáu ngày để làm việc của ngươi, nhưng ngày thứ bảy dành cho Chúa Thiên Chúa ngươi, ngươi không được làm một việc gì cả, kể cả con trai, con gái, tôi tớ trai gái, bò lừa, loài vật của ngươi, kể cả người ngoại quốc cư trú tại nhà ngươi, để cho tôi tớ trai gái cũng được nghỉ ngơi như ngươi. Hãy nhớ rằng ngươi từng làm nô lệ tại Ai Cập, Chúa là Thiên Chúa với bàn tay thần lực, cánh tay uy dũng đã làm cho ngươi thoát khỏi nơi ấy. Chính việc đó, Chúa là Thiên Chúa đã răn dạy ngươi phải giữ ngày nghỉ Sabát.
Ngươi hãy kính trọng cha mẹ ngươi, như Chúa là Thiên Chúa đã ra lệnh cho ngươi, để ngươi có được tuổi thọ và hạnh phúc ở đời mà Chúa ban cho ngươi.
Ngươi không được
giết người.
Ngươi không được ngoại
tình.
Ngươi không được trộm cắp.
Ngươi không được làm
chứng gian chống lại ngươi bên
cạnh.
Ngươi không được thèm muốn vợ người bên cạnh, ngươi không được chiếm nhà, ruộng vườn, tôi tớ nam nữ, bò, lừa người bên cạnh: bất cứ cái gì thuộc về kẻ khác.
(TL 5,6-21)
Những điều răn của Thiên Chúa, là hy vọng và niềm vui, là sự chúc phúc và là lời hứa ban cho con người, như kẻ viết Thánh Vịnh mô tả:
Phúc thay cho kẻ có đời
sống ngay lành,
và sống đời mình theo luật
Chúa.
Phúc thay cho kẻ ân cần tuân giữ
lệnh Chúa
và tận tâm muốn sống như thế,
không làm điều ác,
bước đi trên con đường
Chúa chỉ.
Chúa đã ban cho giới răn của
Chúa
để mọi người trung thành
tuân giữ.
Con muốn sống đời con
theo ý Chúa hoàn toàn.
Và con sẽ không xấu hỗ
nếu con biết hướng mắt con nhìn
theo giới răn của Chúa.
Con sẽ thành tâm ca tụng Chúa;
vừa học biết các luật lệ
ngay chính của Ngài.
Con muốn làm theo ý Chúa;
nhưng xin Chúa đừng bao giờ
bỏ con.
(TV 119,1-8)
Các giới răn của
Chúa mang đến cho con bao niềm hân
hoan,
và con yêu mến chúng hết lòng.
Con giang tay đón nhận các giới
răn con yêu thích,
con suy nghĩ xem Chúa muốn gì cho đời
chúng con.
Xin Chúa nhớ lại lời Chúa
đã nói với tôi tớ
Chúa
lời đó đã thúc dục
tâm hồn con hy vọng.
Nó an ủi con trong cơn khốn khổ;
lời hứa của Chúa ban cho con
sự sống.
Những kẻ kiêu căng dèm pha con,
nhưng con không xa rời Chúa.
Lạy Chúa, con nhớ lại những
phán đoán ngày xưa của Chúa,
và con được ủi an.
Những chỉ dẫn của Chúa là
bài ca của con,
con chỉ là kẻ ngoại kiều trên
trần thế này.
Ðêm đêm, con nhớ đến
Chúa, lạy Chúa,
để tuân giữ luật Ngài.
Gia phần con, chính là tuân giữ
lời dạy của Chúa.
Ai yêu mến luật Chúa thì có
được an bình toàn vẹn
và không gì làm họ phải ngã
nghiêng.
(TV 119,47-56.165)