Sáng 27/10/2000, kết thúc cuộc tọa đàm "Một Số Vấn Ðề Về Văn Hóa Công Giáo Việt Nam Từ Khởi Thủy Ðến Ðầu Thế Kỷ XX" do Ủy Ban Giám Mục về Giáo Dân thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và Toà tổng Giám Mục Huế tổ chức từ ngày 24/10/2000 tại Tòa Tổng Giám Mục Huế.
Mở đầu là bài tổng kết, trong đó, nhà báo Huy Thông, thành viên trong ban tổ chức nhấn mạnh "Với 12 đề tài do các nhà nghiên cứu trình bày và hơn 100 ý kiến trao đổi thảo luận đã phác hoạ những đường nét đầu tiên trong bức tranh hoành tráng về vần đề văn hoá công giáo Việt Nam". Bài tổng kết nhận định "Có những vấn đề tưởng là xưa cũ, nhiều người biết như: chữ quốc ngữ, sách Hán Nôm công giáo, báo chí công giáo, thi ca công giáo, kiến trúc nhà thờ công giáo? nhưng qua buổi toạ đàm này, mỗi người ít nhiều đều lãnh hội được những kiến thức mới mẻ và bổ ích". Có nghĩa là, đối với người công giáo, chúng ta hiểu về đạo công giáo Việt Nam rõ hơn để dấn thân trên con đường hội nhập với văn hoá dân tộc; đối với quí vị ngoài công giáo, đây là dịp để quí vị hiểu đạo công giáo và người công giáo hơn để chúng ta có thể nắm tay nhau kết đoàn xây dựng xã hội công bằng văn minh và đối với các nhà nghiên cứu thì đây là cơ hội để các vị gặp gỡ, trao đổi, thông tin cho nhau?".
Tiếp sau đó, linh mục Bùi Văn Kế, thư ký của đức cha giáo phận Phát Diệm phát biểu cảm tưởng cho thấy cuộc toạ đàm giúp lĩnh hội thêm nhiều kiến thức mới cũng như gây ý thức về tầm quan trọng của văn hoá công giáo, nhờ đó, chúng ta yêu mến Giáo Hội, yêu mến dân tộc hơn. Cha Kế mong ước có được những cuộc hội thảo kế tiếp cũng như số tham dự viên được mở rộng thêm.
Giáo sư Chương Thâu, Viện Sử Học Trung Tâm Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Quốc Gia, một thuyết trình viên của cuộc toạ đàm về đề tài "Ðóng góp của công giáo vào văn hoá Việt Nam" nói lên cảm nghĩ sau khi tham dự đầy đủ các buổi toạ đàm. Nhà nghiên cứu cho biết: "Ðây là cuộc hội thảo khoa học đúng nghĩa với chất lượng cao, không kém gì các cuộc hội thảo khoa học tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Ðây là dịp may để chúng tôi, những nhà nghiên cứu ngoài công giáo được tiếp xúc với các vị thông tuệ để chúng ta hiểu nhau hơn và vì thế, thông cảm nhau hơn."
Ông cũng đưa ra đề nghị: "Hội đồng Giám Mục Việt Nam nên có một trung tâm bảo tồn và sưu tập các tài liệu công giáo liên quan đến công giáo Việt Nam hiện đang lưu lạc khắp thế giới hầu giúp cho việc nghiên cứu được dễ dàng hơn".
Ðức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, giáo phận Nha Trang, phó chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam, cám ơn các vị học giả, vì qua cuộc toạ đàm đã nêu bật được sự đóng góp to lớn của người công giáo đối với văn hoá dân tộc, đặc biệt là đưa chữ quốc ngữ vào kho tàng văn học.
Ðức cha cũng biểu lộ sụ vui mừng vì thấy gia tài văn hoá của dân tộc được khơi lại nhưng cũng lo lắng trước trách nhiệm là trong tương lai, chúng ta phải tiếp tục dùng văn hoá để diễn tả đức tin như thế nào.
Ông Nguyễn Văn Ðộ, giáo phận Nha Trang, đại diện giáo dân nói lên sự vui mừng vì được học hỏi trong bầu khí huynh đệ gia đình và bày tỏ thao thức về nhu cầu cần được hướng dẫn, động viên, tiên liệu và đầu tư về văn hoá cho 10 năm, 20 năm và thậm chí 100 năm sau, như các tiền nhân đã làm 400 năm trước đây.
Nữ tu Elisabeth Quỳnh Giao, giám tỉnh Tỉnh Dòng Con Ðức Mẹ Người Nghèo tại Việt Nam nói lên sự khâm phục trước sự dày công trong nghiên cứu và khiêm tốn trong khi trình bày vấn đề của các học giả. Nữ tu cũng nhìn nhận, một bầu khí vui tươi, hoà đồng của mọi thành phần dân Chúa trong buổi toạ đàm đã khơi lên ý thức, trách nhiệm đào sâu văn hoá dân tộc trong sứ vụ truyền giảng Tin Mừng của Dòng.
Ðức cha Stephano Nguyễn
Như Thể, với tư cách là
chủ nhà của cuộc toạ đàm
phát biểu: "Năm ngoái (1999), cũng
vào tháng 10, cuộc toạ đàm về
chủ đề "Tôn Kính Tổ Tiên"
cũng đã diễn ra tại căn phòng
nhỏ bé này. Nhưng chỉ sau cuộc
toạ đàm 3 ngày, xứ Huế
đã chìm sâu trong biển nước
lai láng cùng với các tỉnh
miềân Trung. Sau trận lụt thế kỷ
ấy, bây giờ Huế ra sao?
Dạ thưa xứ Huế
bây giờ,
Vẫn còn núi Ngự
bên bờ sông Hương"
để một lần nữa
dang tay chào đón quí vị và
anh chị em, để một lần nữa,
có cơ hội chứng nghiệm rằng
con người ta đến với nhau
bằng cái tâm là quí nhất".
Kết thúc buổi tổng kết, đức cha P.X Nguyễn Văn Sang, chủ tịch Ủy ban giáo dân của HÐGMVN, với tư cách là người chủ trì cuộc toạ đàm, cám ơn mọi thành phần đã góp công góp sức cho cuộc toạ đàm lần này được tốt đẹp.
Ngài nói "Suốt 3 ngaỳ qua, chúng ta đã nghe các thuyết trình viên, bằng các tài năng đáng kể, dẫn đưa chúng ta qua các thế kỷ để chứng kiến cuộc gieo mầm nẩy hạt, quá trình phát triển của một nét văn hoá kitô luôn bám rễ sâu vào lòng đất mẹ và hàng trăm ý kiến đóng góp mở ra một chân trơì mới".
Vời sự điều phối của nhà thơ công giáo Lê Ðình Bảng, buổi tổng kết được đan xem với những tiết mục văn nghệ do các tu sĩ nam nữ thuôïc 5 Hội Dòng của Tổng giáo phận Huế trình diễn. Với những tiết mục hợp ca, nhạc cảnh, kịch, ngâm thơ, hò và múa mang đầy tính dân ca Huế khiến cho 4 tiếng đồng hồ trôi qua thật nhẹ nhàng, sinh động và để lại dấu ấn khó quên.
Ðược biết, tuy là cuộc hội thảo mang tính khoa học, nhưng tinh thần hiệp thông nơi các thành phần dân Chúa được thể hện rõ nét trong Thánh lễ mỗi ngày tại nhà nguyện toà TGM, các Ðức cha thay phiên chủ tế và chia sẻ Lời Chúa.
Trong phần đầu Thánh lễ đồng tế của ngày kết thúc, Ðức cha Giuse Nguyễn Tích Ðức, giáo phận Buôn Mê Thuột nói: "trong những ngày này, chúng ta đã được sống và được học cùng với nhau trong bầu khí gia đình mang nhiều ý nghĩa hiếm quí. Trước hết phải kể đến cuộc hợp đoàn thắm thiết tình huynh đệ giữa các thành phần tiêu biểu cho Giáo Hội Việt Nam: đó là lớp hội học đông đủ gồm nhiều thành phần, gồm quí Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân cùng lớp đại biểu khacùh quí. Ðây quả là một Hội Thánh tư duy".
Ðức cha tiếp: "Hội Thánh vốn tư duy và Hội Thánh đang sinh động - tư duy và hành động- đó là sức sống kỳ diệu trong lòng đất nước, qua thời gian, và dưới tác động của Chúa Thánh Thần".
Trong bài giảng Thánh lễ, đức cha chủ tế nhấn mạnh: "là con cháu hậu duệ, chúng ta phải biết sống khiêm tốn và cần mẫn cùng đặt quyết tâm cao mà làm cho thửa đất Tin Mừng triển nở. Nói cách khác là phải biết vận dụng thuận lợi có sẵn trong môi trường sống, đồng thời khắc phục và tháo gỡ khó khăn hầu đạt nhữn thành quả như các bậc tiền bối chúng ta đã biết vận dụng. Tin Mừng như một mẻ hạt giống sinh động hẳn không chỉ là một kho báu của các cổ vật vô tri, song sẽ là một mầu nhiệm Nưóc Trời mà một khi đã được gieo trong thửa đất văn hoá Việt Nam, hẳn sẽ cho muà gặt bội thu".
Cuộc tọa đàm
"Một Số Vấn Ðề Về Văn
Hóa Công Giáo Việt Nam Từ Khởi
Thủy Ðến Ðầu Thế Kỷ
XX" đã khép lại trong tâm tình
tạ ơn Thiên Chúa và Thánh Mẫu
La Vang nhưng chắc chắn mở ra nhiều
hứa hẹn, nhiều hoài bão trong
tương lai, như kiểu nói của đức
TGM Stephanô Nguyễn Như Thể "Bao giờ
cho đến tháng Mười? sang năm!
để đến hẹn lại lên".