Cuộc tọa đàm về chủ đề
"Một số vấn đề Văn Hóa Công Giáo Việt Nam"
tại Tòa Tổng Giám Mục Huế
Từ ngày 24-27 tháng 10 năm 2000

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines


Tường thuật ngày thứ nhất
24/10/2000

Tường thuật ngày thứ nhất của cuộc Tọa Ðàm: "Một số vấn đề Văn Hóa Công Giáo Việt Nam" tại Tổng Giáo Phận Huế (24/10/2000).

 "Một Số Vấn Ðề Về Văn Hóa Công Giáo Việt Nam Từ Khởi Thủy Ðến Ðầu Thế Kỷ XX" là chủ đề của cuộc tïọa đàm do Ủy Ban Giám Mục về Giáo Dân thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và Toà tổng Giám Mục Huế tổ chức từ ngày 24/10/2000 tới ngày 27/10/2000 tại Tòa Tổng Giám Mục Huế.

 Thánh lễ kính Chúa Thánh Thần khai mạc cuộc tọa đàm tại nhà thờ Chính Tòa Phủ Cam vào lúc 6h sáng 24/10/2000, do đức tổng giám mục, Stephano Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo Phận Huế chủ sự. Cùng đồng tế có đức cha P.Xavie Nguyễn Văn Sang, và 44 linh mục với sự tham dự của các tu sĩ nam nữ, chủng sinh và đại diện giáo dân của các giáo phận Hà Nội, Bùi Chu, Hưng Hóa, Thanh Hóa, Thái Bình, Huế, Qui Nhơn, Ðà Nẵng, Buôn Mê Thuột, Kontum, Nha Trang, Tp Hồ Sàigòn và Xuân Lộc.

 Trong phần mở đầu thánh lễ, đức Tổng Giám Mục Stephano Nguyễn Như Thể nói "Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta đưọc sinh ra trong một đất nước đầy hương sắc, với đời sống đức tin sâu sắc, phong phú góp phần vào văn hoá Việt Nam trong suốt 400 năm qua. Văn hoá của dân tộc là lắng đọng của khí thiêng, sông núi được hun đúc qua bao thăng trầm lịch sử. Ðức tin Công giáo đã thăng hoa những giá trị tích cực, làm thăng hoa văn hóa dân tộc và Ðức tin cần phải được hòa nhập vào hơi thở Việt Nam. Như lời của Ðức Gioan Phaolô II: "Ðức tin trở thành văn hóa là một đức tin được đón nhận cách sung mãn, trọn vẹn và được sống cách trung thành nhất".

 Trong bài giảng thánh lễ, đức cha P.Xavie Nguyễn Văn Sang nhấn mạnh: "cuộc hôn phối kỳ diệu giữa nền Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam với Ðức Tin Công Gíao suốt 4 thế kỷ qua, làm nên nét Văn Hóa Kitô, vốn đã được bắt ngồn từ việc kết hợp lạ lùng có một không hai trong lịch sử giữa bản tính Thiên Chúa với bản tính lòai ngưòi trong Chúa Giêsu Kitô. Sự kết hợp đó, theo ngôn ngữ thần học là mầu nhiệm : Thiên Chúa Nhập Thể."

 Ngài tiếp: "Trong cuộc kết hợp giữa Ðức Tin và Văn Hóa Việt Nam, đức tin như "cưới" lấy "văn hóa", để trở thành nét văn hóa Kitô. Trong cuộc hôn phối này, Thánh Thần đóng vai trò tác thành quan trọng."

 Ðức cha dùng hình ảnh Ðức Kitô là hạt giống tốt đuợc gieo vào lòng đất để nói về nét Văn Hóa Kitô như sau: "đức tin là hạt giống gieo vào lòng đất Mẹ Việt nam, trải bao năm tháng ngày giờ, sương sa mưa gió, đã nảy mầm thành cây, đâm hoa kết trái, trở thành nét Văn Hóa Kitô trong nhìêu lãnh vực, và công ơn của Thánh Linh, Ðấng vẫn được gọi là sức sống dồi dào, sự phong nhiêu phú túc?."

 Ngài tiếp: "chúng ta đang sống trong một đất nước có nền văn hóa tươi đẹp trong một bối cảnh các nước Á châu có thể có, cuộc sống chưa thật phú túc, nhưng có truyền thống văn hóa sâu sắc, nét văn hoá Kitô giáo đang định hình và trưởng thành, chúng ta vẫn cần sự can thịêp của Thánh Linh, để nên tốt hơn, đẹp đẽ hơn, văn hóa hơn."

 Ðức Giám Mục trích dẫn thư Mục vụ 2000 của Hội Ðồng Gíam Mục Việt Nam họp khoá thường niên vừa qua: "Việc mừng 20 năm Hội Ðồng Giám Mục tòan quốc ra thư chung năm 1980 với đưòng hưóng mục vụ "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc" thúc đẩy chúng ta sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng theo cung cách Việt Nam". Ðúng thế, trong việc gieo giống, nảy mầm hình thành, nét văn hoá kitô phải là hoa trái của Thánh Linh, nhưng cũng phải mang cung cách Viêt Nam trong mọi lãnh vực và xứng đáng "đồng hành với dân tộc" trên bước đưòng xây dựng quê hương yêu dấu."

 Vị giảng thuyết kết luận: "chúng ta hãy khâûn nài Thánh Linh đổ tràn ơn phúc xuống trên chúng ta, để chúng ta phát triển một nét Văn hoá Kitô giáo trong nền văn hoá Việt Nam làm sao đóng góp vào vịêc đổi mới con người, đổi mới xã hội, đổi mới thế giới, đổi mới vũ trụ, góp phẩn vào việc sớm thực hiện trời mới đất mới, như chính Chúa đã hứa trong sách Khải Huyền "Này Ta đến để đổi mới mọi sự".

 Trong phần dâng lễ vật, 16 thiếu nữ trong y phục áo dài khăn đóng cổ truyền, dâng lên lễ vật là bánh rượu, trái cây, hoa tươi và bút sách cùng với những động tác dâng nhang rất nhẹ nhàng, uyển chuyển mang đầy tính dân tộc, tạo nên một bầu khí thánh thiêng nhẹ nhàng và sốt sáng.

 Sau đó vào lúc 8:00, tại hội trường Tòa Tổng giám mục Huế, đức cha P.X Nguyễn Văn Sang, Giám mục Giáo phận Thái Bình, chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã tuyên bố khai mạc cuộc tọa đàm. Khoảng 400 tham dự viên trong đó có đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hoà, Phêrô Nguyễn Văn Nho, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, đức cha Giuse Nguyễn Tích Ðức Giáo Phận Buôn Mê Thuột, cha giám quản giáo phận Bùi Chu, Hưng Hoá, cha tổng Ðại diện giáo phận Kontum, cha đại diện giaó phận Thái Bình tại TP Sàigòn, các linh mục, bề trên các dòng tu, tu sĩ, chủng sinh đại chủng viện Hà Nội, Huế, Sao Biển Nha Trang, Thánh Giuse TP Sàigòn và đại diện giáo dân của nhiều giáo phận. Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện cơ quan chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà nghiên cứu, giáo sư của khoa Văn, Sử thuộc các trường Ðại học Huế và một số tờ báo, tạp chí công giáo trong nước.

 Trong lời khai mạc, Ðức cha P. X Nguyễn Văn Sang nói: "Từ khi được rao giảng trên đất nước Việt Nam, Tin Mừøng cuả Ðức Kitô đã làm cho người Việt Nam theo đạo gọi là Kitô Hữu Việt Nam có một nét văn hóa chưa? và nét văn hóa đó có một liên hệ thâm sâu nào với cuộc sống của Việt Nam không? Ðể trả lời các câu hỏi đó, cần phải có những cuộc thảo luận sâu rộng mà những vấn đề đụng chạm đến thật mênh mông to lớn: không thể gói tròn trong một cuộc thảo luận nhỏ bé này. Vậy chúng tôi tổ chức cuộc tọa đàm này, chỉ mong là một cuộc mở đầu sơ khởi cho một lọat những cuộc thảo luận mong ưóc sẽ có về sau."

 Ðức cha cũng xác định: "đây chỉ là một thử nghiệm bắt đầu, mong mỏi sẽ có những buổi tạo đàm khác về Văn Hóa Kitô sâu rộng hơn, bao trùm hơn, trong nhiều lãnh vực và nhiều thời kỳ khác nhau."

 Cuối cùng, vị khai mạc kêu gọi: "Chúng ta cùng lên đươnøg : bằng đôi chân, bằng trái tim nhiệt thành, khối óc tưởng tượng để đi vào vườn hoa ngát hương do các vị chuyên môn hiến tặng."

 Mở đầu cuộc tọa đàm là bài thuyết trình của linh mục Thiện Cẩm dòng Ðaminh với đề tài: "có chăng một nền Văn Hóa Công Giáo Việt Nam?" Tham luận này đã khơi lên những thao thức suy tư và mời gọi tọa đàm trong tinh thần đối thoại về câu hỏi: liệu có một nền Văn Hóa Kitô Giáo hay không, hay mới chỉ là một nét văn hóa?

 Vị giảng thuyết khẳng định: "Không có sự hội nhập, hay "nhập thể" của tinh thần Kitô giáo vào trong văn hóa Việt Nam, thì vẫn có một nền văn hóa Việt nam với tất cả vẻ đẹp và những tính chất độc đáo của nó, nhưng sự nhập thể của Kitô giáo vào nền văn hóa nước ta, đã làm cho nền văn hóa ấy trở nên phong phú, đa dạng, cũng như Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo đã làm trước kia. Trong sự hội nhập nầy, không có cái gì mấ đi, trái lại cả văn hóa Việt Nam lẫn các tôn giáo, và đặc biệt ở đây là Kitô giáo, đều có thêm được những nét độc đáo của mình."

 Vào buổi chiều, giáo sư Chương Thâu, viện Sử học trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia đã trình bày đề tài "Ðóng góp của Công giáo vào văn hóa Việt Nam". Sau khi trình bày, nhà nghiên cứu đã nêu lên vấn đề: Trong lịch sử văn học Việt Nam, từng có một dòng văn học thiền ở thời Lý - Trần, thế thì ở thời cận đại có thể có một dòng văn học Công giáo không?

 Tiếp sau đó là hai đề tài chuyên môn "Sách Hán Nôm Công Giáo Việt Nam""Chữ Nôm Công Giáo Qua Những Tác Phẩm Của Majorica" đượïc trình bày do linh mục Nguyễn Hưng và nhà nghiên cứu Vũ Văn Kính tạo nên bầu khí trao đổi sôi nổi nhưng rất sâu sắc về những vấn đề mà mọi người vẫn cho rằng sẽ khô khan vì mang tính quá chuyên biệt.

 Ðược biết cuộc tọa đàm mang tính chuyên nmôn và khoa học này qui tụ các nhà nghiên cứu, các nhà Sử học, giáo sư tiến sĩ, từ Bắc chí Nam, không phân biệt tôn giáo, những người đã một đời cống hiến cho việc tìm tòi, nghiên cứu về văn hóa dân tộc, đặc biệt là Văn hóa công Giáo.
 
 


Back to Radio Veritas Asia Home Page