Bài đọc II lấy từ thư của Thánh Phaolô gửi Giáo Ðoàn Êphêsô (Ep. 6,1-4; 18-23), dạy chúng ta hãy tôn kính cha mẹ, để được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất nầy.
Vậy là Ðạo Chúa dạy phải tròn chữ Hiếu đối với các bậc sinh thành còn sống, cũng như các bậc đã qua đời: sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn.
Trong bài Phúc Âm, Chúa Giêsu vạch mặt những người Pharisêu giả hình. Truyền thống đâu chỉ là chuyện rửa tay trước bữa ăn, một việc mang tính cách hình thức mà người Pharisêu bám vào đó để trách móc các môn đệ, và gián tiếp trách móc chính Chúa Giêsu. Rồi cũng chính người Pharisêu, căn cứ vào truyền thống để bỏ qua việc chăm sóc cha mẹ là công việc chính yếu, vì họ bảo rằng phẩm vật theo truyền thống đã dành cho Thiên Chúa cả rồi!
Cũng trong dòng chảy Thánh Thiện ấy, Giáo Hội tuyên xưng ngọn nguồn của sự sống, qua bài tiền tụng như sau:
"Khi ngẫm xem muôn loài trong vũ trụ, tự nhiên chúng con thấy vạn sự đều có cội rễ, căn nguyên: chim có tổ, nước có nguồn, con người sinh ra có cha có mẹ. Nhưng phải nhờ ơn Cha mạc khải, chúng con mới nhận biết Cha là nguyên lý sáng tạo muôn loài, là Cha chung tất cả chúng con. Cha đã ban Sự Sống cho tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con để các ngài truyền lại cho con cháu"
Chúng ta thấy lời
kinh tiền tụng nầy thật rất gần
gủi với đạo nghĩa dân tộc
chúng ta:
Giờ đây, chúng
ta cùng nhau nghe lại Huấn Dụ từ
340 năm về trước, ngày 10-11-1659
của Bộ Truyền Giáo trao cho hai vị
Giám Mục Tiên Khởi Ðàng
Trong và Ðàng Ngoài, trước
lúc các Ngài lên đường
nhận nhiệm sở:
"Các vị đừng có tìm cách, đừng có tìm lý lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi nghi thức của họ, tập tục và phong hóa của họ, trừ ra khi tất cả đó rõ ràng là trái ngược với tôn giáo và luân lý. Không có gì bất hợp lý bằng đem nước Pháp, nước Tây Ban Nha hay nước Italia hay một nước Âu Châu nào khác vào Trung Quốc. Ðừng đem đến cho các dân tộc ấy xứ sở của các vị, mà chỉ đem đến đức tin, một đức tin không từ chối cũng không làm thương tổn các nghi thức, các tập tục của bất cứ một dân tộc nào, miễn là tất cả đó không có gì là xấu, mà trái lại, đức tin của chúng ta muốn người ta cứ giữ và bảo vệ các thứ đó. Có thể nói rằng bản chất của con người là quý trọng, yêu mến và coi tập tục của xứ sở mình là hơn hết. Vậy nguyên nhân gây nên xa cách và hận thù là tìm cách thay đổi tập tục riêng của một dân tộc, nhất là những tập tục đã có từ lâu đời. Vậy việc gì sẽ xảy ra, nếu các vị xóa bỏ các tập tục đó để thay vào tập tục của xứ sở các vị, đưa từ ngoài vào? Ðừng bao giờ đem so sánh tập tục của các dân tộc đó với các tập tục của các nước Âu Châu. Trái lại các vị hãy tìm cách làm quen với những tập tục đó. Hãy chiêm ngắm và ca tụng những gì đáng ca tụng.
Những gì không
đáng ca ngợi, nếu không nên
ca ngợi om xòm như những kẻ
nịnh bợ, thì cũng khôn ngoan đừng
phê phán hay đừng bao giờ
kết án một cách thiếu suy xét
hoặc quá đáng..."
Nhưng chúng ta cũng
không ngần ngại nhìn thẳng vào
vấn đề, để cho Tín Lý
Công Giáo và Ðạo Ðức
dân tộc được hài hòa,
để cho cõi lòng người
Công Giáo Việt Nam hoàn toàn rộng
mở trong hiệp thông với Thiên
Chúa, với Tổ Tiên và với
mọi giới đồng bào.
Chúng tôi quý trọng những giá trị luân lý trong các phong tục và các thực hành mà người ta tìm được trong những lời dạy của các đại hiền triết Á Châu; nhữnglời dạy của các Ngài cổ võ, phát triển những nhân đức tự nhiên và lòng tôn kính đạo đức đối với Ông Bà Tổ Tiên.
Chúng tôi cũng kính trọng các tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của của những anh chị em bản xứ hay các bộ tộc; lòng kính trọng của những anh chị em nầy đối với toàn thể thụ tạo cho thấy họ gần gũi với Ðấng Tạo Hóa.
Chúng tôi ao ước được chia sẻ những điều phong phú của chúng tôi với các dân tộc Á Châu trong sự kính trọng đối với những khác biệt giữa chúng ta.
Chúng tôi mong ước làm việc chung với nhau để nâng cao phẩm chất đời sống các dân tộc chúng ta.
Chúng tôi coi Ðức
Tin của mình như là kho tàng quý
giá nhất và mong muốn chia sẻ kho
tàng Ðức Tin nầy với
tất cả mọi người, nhưng vẫn
tôn trọng hoàn toàn những niềm
tin tôn giáo và sự tự do của
mỗi người."
Chúng ta như cảm nhận được hơi thở, sinh khí, hương vị thần linh của Chúa Thánh Thần lan tỏa trong các phong tục tập quán tốt lành, trong các thực hành tôn giáo đáng trân trọng.
Chúng ta được thấm nhuần những tâm tình, những xác tín sâu xa của Giáo Hội, qua Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu.
Chúng ta cần có tầm nhìn bao quát, và tâm hồn rộng mở như thế trong những ngày tọa đàm huynh đệ về Ðạo Hiếu, về sự tôn kính Ông Bà, Tổ Tiên.
Ước mong được
như vậy. Amen.
Chúng ta hướng lòng về các bậc tiền nhân tiên tổ ơn sâu nghĩa nặng, và cúi đầu báo hiếu tri ân đối với các ngài.
Các ngài đang hiện diện giữa chúng ta để nối linh thương vào đời, và để cùng chúng ta cử hành Hy Tế Thánh Thể cao trọng nầy.
Ðối với người Kitô hữu, lòng hiếu thảo không dừng lại nơi Ông Bà, Cha Mẹ huyết tộc, nhưng còn mở ra và được hoàn thiện nơi lòng hiếu thảo rất mực đối với Cha trên trời.
Xin Thiên Chúa chúc
phúc cho những ngày tọa đàm
của chúng ta được gặt hái
nhiều kết quả, và được
diễn ra trong bầu khí huynh đệ, lắng
nghe, đối thoại, rộng mở và
chan hòa.