Sống Tin Mừng
(Suy Niệm Và Giảng Lễ Chúa Nhật Năm A
của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Radio Veritas Asia)
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Chúa Nhật XVI Thường Niêm Năm A
(Mt 13,24-43)
Tội Lỗi Nào Ðược Tha Thứ
Quí
ông bà, cô bác và anh chị em thân mến!
Có
tội ác nào tày trời đến độ không thể tha thứ được
không? Tạp chí Times đã nêu ra câu hỏi trên đây khi trích dẫn
câu trả lời của một vị luật sư người Campuchia.
Cách
đây ba năm, một Mục Sư đã rửa tội cho một giáo viên ở
một vùng sình lầy thuộc tỉnh Battanpan, ở mạn Tây Campuchia. Mới
đây người giáo viên này tiết lộ mình từng là giám đốc
cơ quan mật vụ của Khờ-me đỏ. Sau 20 năm lẩn trốn, nay ông
thú nhận là ông đã trực tiếp nhúng tay vào vụ thảm sát
ít nhất là 12,000 người Khờ-me.
Người
Mục Sư mà cha mẹ và với gần 2,000,000 đồng bào ruột thịt bị
người Khờ-me đỏ sát tế trong giai đoạn từ năm 1975-1979,
đã nhận định về cuộc trở lại của người giáo viên này
như sau:
Thật
là kỳ diệu, Kitô giáo có thể thay đổi cuộc sống con người.
Nếu Chúa Giêsu đã thay đổi người giáo viên này, thì Người
cũng có thể thay đổi tất cả mọi người.
Ông
Duo tức người giáo viên này, một hôm đã đến nghe vị Mục
Sư thuyết giảng, sau đó ông đã xin chịu phép rửa. Ông nói
rằng, trong suốt thời thơ ấu và ngay cả khi lớn lên, ông
không bao giờ được yêu thương. Giờ đây tin nhận Chúa
Kitô, ông cảm thấy tâm hồn được tràn ngập yêu thương.
Mục
Sư ghi nhận rằng, cuộc thay đổi nội tâm đã ảnh hưởng đến
toàn diện con người của ông. Trước kia ông lầm lì ít
nói, nay ông vui vẻ và cởi mở với tất cả mọi người.
Trước kia quần áo ông xốc xếch, thì nay ông ăn mặc chỉnh
tề. Sau khi đón nhận phép rửa và tiết lộ tông tích của mình,
ông Duo đã bị chính quyền Campuchia bắt giữ hồi tháng 5-1998.
Hiện nay ông đang bị giam tại một nhà tù gần trung tâm Tollen,
tức là nơi trước đây ông đã từng thẩm vấn, hành hạ
và sát hại hàng trăm ngàn người đồng bào ruột thịt của
mình.
Nhận
định về tay đồ tể khát máu Khờ-me, người luật sư Lobin đã
nói như sau: một câu chuyện mang lại niềm hy vọng cho nhân dân
Campuchia. Họ đã trải qua quá nhiều năm trong tăm tối. Khi đón
nhận Chúa Giêsu, họ đã được mang lại ánh sáng trong cuộc
sống của họ. Thật vậy, đã đến lúc người Campuchia cần
phải từ bỏ thù hận để sống yêu thương.
Anh
chị em thân mến,
Chứng
từ sống động trên đây đưa chúng ta vào cốt lõi của đạo
chúng ta là yêu thương và tha thứ mà hôm nay qua bài dụ ngôn
cỏ lùng, Giáo Hội muốn nhắc lại cho chúng ta. Dụ ngôn là
một câu trả lời của Chúa Giêsu và thắc mắc mà các môn
đệ thường nêu lên, là tại sao Thiên Chúa không trừng phạt
nhãn tiền những kẻ làm điều gian ác?
Với
hình ảnh của ruộng lúa tốt và cỏ lùng, Chúa Giêsu mạc khải
lòng nhân từ và sự tha thứ vô biên của Thiên Chúa. Ðối
với Thiên Chúa, không có tội ác nào, dù cho có tày trời
đến đâu mà không thể tha thứ được. Như một người cha
ngày ngày ra đứng trước cửa trông ngóng người con hoang
đàng trở về, thì Thiên Chúa cũng có một thái độ chờ
đợi kiên nhẫn như thế đối với tất cả mọi tội nhân, dù
cho con người có đốn mạt xấu xa đến đâu thì Chúa vẫn luôn
dành cho một cơ may mới để trở về với Ngài. Nơi tâm hồn
con người dù có tăm tối đến đâu, Thiên Chúa vẫn nhận
ra được ánh sáng mà chính Ngài đặt để trong trái tim con
người. Chính vì tin tưởng nơi khả năng có thể cải thiện
của con người mà Thiên Chúa không ngừng tha thứ cho con người
và kiên nhẫn chờ đợi con người trở về.
"Thức
khuya mới thấy đêm dài, sống lâu mới thấy dạ người có
nhân". Dụ ngôn về cỏ lùng được Giáo Hội cho chúng ta lắng
nghe hôm nay, mời gọi các Kitô hữu mặc lấy tâm tình khoan
dung nhân hậu và cảm thông của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không
khoan nhượng, không dung tha cho bất cứ tội ác nào. Ngài gay
gắt lên án thói giả hình và thái độ mù quáng của con người,
nhưng Ngài lại tỏ ra cảm thông và tha thứ cho những người
yếu đuối tội lỗi. Ngài không những cảm thông với những
người tội lỗi, mà còn tha thứ cho chính những kẻ hành hạ
Ngài.
Tòa
nhà giáo huấn của Chúa Giêsu sẽ sụp đổ nếu từ trên thập
giá Ngài không tha thứ cho những lý hình của Ngài. Cuộc sống
của Ngài cũng sẽ vô giá trị nếu khi bị treo trên thập giá,
Chúa Giêsu vẫn còn mang theo hận thù trong lòng Ngài.
Tha
thứ là vẻ đẹp cao quí nhất trong tâm hồn con người. Nhân
cách của con người sẽ bị đánh mất nếu nó không thể làm
được hành động tha thứ. Người tín hữu Kitô chúng ta cũng
sẽ mất căn tính của mình nếu chúng ta chỉ sống theo đố kỵ,
hận thù. Tha thứ là vẻ đẹp cao quí nhất trong tâm hồn con
người, do đó cũng chính là điều khó thực hiện nhất, vì
thế mà chúng ta không ngừng cầu xin Chúa cho chúng ta luôn
được sống ơn tha thứ, đó là điều chúng ta cầu xin trong
Thánh Lễ mỗi ngày.
Kinh
Lạy Cha nhắc nhớ chúng ta rằng, chúng ta chỉ có thể cảm nhận
được ơn tha thứ của Chúa nếu chúng ta cũng tha thứ cho người
anh em chúng ta mà thôi.
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta luôn được lớn lên trong niềm xác tín ấy. Amen.