Sống Tin Mừng
(Suy Niệm Và Giảng Lễ Chúa Nhật Năm A
của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Radio Veritas Asia)
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Chúa Nhật IV Mùa Vọng
(Mt 1,18-24)
Chúa Cứu Thế Giáng Sinh
Quí
ông bà, cô bác, anh chị em thân mến!
Chúa
nhật IV Mùa vọng hướng tâm trí chúng ta đến thật gần mầu
nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, mầu nhiệm mà mỗi người
con của Giáo Hội được mời gọi đón nhận với tâm hồn
được chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt bốn tuần Mùa vọng. Tất
cả ba bài đọc trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đều hướng
về sự kiện căn bản này: "Con Thiên Chúa Nhập Thể và
sinh ra bởi Người Nữ Ðồng Trinh, nhờ quyền năng của Chúa
Thánh Thần", theo như lời hứa của Thiên Chúa trong lịch sử
dân Chúa.
Bài
tường thuật biến cố Con Thiên Chúa Giáng Sinh nơi Phúc Âm
thánh Luca sẽ được dùng trong Thánh Lễ Giáng Sinh vào Chúa
nhật IV Mùa vọng, Giáo Hội nhắc đến biến cố căn bản qua
bài tường thuật của Phúc Âm thánh Mátthêu (x. Mt 1,18-24). Dĩ
nhiên, tác giả Phúc Âm theo thánh Mátthêu không tường thuật
biến cố Nhập Thể và Giáng Sinh của Con Thiên Chúa trong cùng
một cách thức như Phúc Âm thánh Luca. Tác giả Phúc Âm thánh
Mátthêu nhắc đến biến cố trong vai trò của thánh Giuse, thánh
nhân được mạc khải cho biết mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể,
tức Con Thiên Chúa được sinh ra trong cung lòng Ðồng Trinh của
Mẹ Maria, do quyền phép của Chúa Thánh Thần. Thánh Giuse
được mạc khải cho biết và đồng thời mời gọi Ngài tích
cực tham dự vào chương trình đó, là người cha nuôi của
Con Thiên Chúa, là Ðấng bảo vệ cho Mẹ Maria và Chúa Giêsu.
Qua
đó, Thánh Giuse được mạc khải cho biết nguồn gốc thần linh
của Ðấng được Mẹ Maria cưu mang. Trong mạc khải đó, Thánh
Giuse được nhắc lại cho biết lời tiên tri được loan báo
trong dân Israel và được ghi chép lại trong sách Isaia nơi chương
VII mà bài đọc I Chúa nhật IV Mùa vọng đã nhắc lại, đó
là lời tiên tri được loan báo gần 8 thế kỷ trước khi biến
cố thực sự xảy ra. Là một người Công Chính như thánh
Giuse, chắc chắn Ngài đã đọc Kinh Thánh Cựu Ước và biết
về lời tiên tri này như bao thành phần tốt của dân Israel thời
đó. Tuy nhiên, khi biến cố thực sự xảy đến trước mắt mình
và có liên quan đến chính mình, thì thánh Giuse có phản ứng
đầu tiên là không chấp nhận, như Phúc Âm thánh Mátthêu
ghi lại như sau: "Thánh Giuse định tâm lìa bỏ Maria cách kín đáo".
Luật Do Thái phạt nặng nề một người phụ nữ đã đính hôn
mà đi ngoại tình với kẻ khác. Giuse có thể đi tố cáo Mẹ
Maria, vì khi thấy Bạn mình chưa về chung sống mà đã mang thai.
Phúc Âm không nói gì, nhưng người ta có thể hiểu là Maria
có thể đã kể cho Giuse biết biến cố thiên thần truyền tin
và việc mang thai là do quyền phép Chúa Thánh Thần như lời
thiên thần loan báo, nhưng có thể thánh Giuse không hiểu, không
tin hoặc tin lời Maria nói nhưng lại cảm thấy mình không xứng
đáng, không muốn tham dự vào chương trình cao cả của Thiên
Chúa, vì thế mà Ngài định tâm rút lui.
Thánh
Giuse có thể tố cáo Maria dựa trên luật Israel lúc đó, nhưng
ông không làm như vậy, Ông muốn trốn đi, vì việc này có
thể được mọi người xung quanh hiểu như là một hành động
bỏ trốn trách nhiệm làm cha, và trên bình diện siêu nhiên
thì có thể được hiểu như là việc chối từ cộng tác với
chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã
muốn cho Giuse một cơ hội, nên đã sai sứ thần đến xác nhận
cho Giuse biết là: "Ðừng ngại nhận Maria về làm Bạn mình, vì
Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần", và thiên thần
mạc khải thêm về thân thế của Ðấng Cứu Thế đang được
cưu mang trong cung lòng Mẹ Maria và mời gọi Giuse cộng tác và
Ngài sẽ đặt tên cho Con Trẻ là Giêsu. Việc đặt tên cho con
là quyền của người cha, như vậy khi mời gọi Giuse đặt tên
cho Con Trẻ không do chính máu huyết của mình, có nghĩa là mời
gọi Giuse chấp nhận quyền hay đúng hơn sứ mạng làm cha của
Con Trẻ trên bình diện pháp lý.
Thánh
Giuse có thể từ chối, nhưng Ngài đã không từ chối mà vâng
phục lời thiên thần truyền, Ngài chu toàn vai trò Thiên Chúa
muốn trong việc cứu rỗi. Khi Mẹ Maria sinh Con Trẻ thì Giuse đặt
tên Con Trẻ là Giêsu. Ngoài mẫu gương hành động của Giuse,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nơi bài đọc II nhắc chúng ta nhớ
đến một mẫu gương hành động trước mầu nhiệm Nhập Thể
của Con Thiên Chúa, đó là mẫu gương của thánh Phaolô tông
đồ, một khi chấp nhận mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa,
thì con người không thể nào có thái độ dửng dưng được
nữa, nhưng phải để cho Con Thiên Chúa Nhập Thể là Chúa Giêsu
Kitô chiếm lấy, biến mình trở thành môn đệ, thành người
cộng tác với Chúa để mang ơn cứu độ đến cho mọi người,
mọi dân tộc.
Mùa Giáng Sinh sắp đến, mầu nhiệm của Con Thiên Chúa làm người được người đồ đệ suy niệm bắt chước, nhưng không dừng lại hưởng niềm vui cứu rỗi nơi mình, nhưng cần để cho ơn Chúa chiếm lấy nơi mình và dấn thân mang ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Chúng ta cầu chúc cho mọi người được ân sủng và bình an của Thiên Chúa Cha. Amen.