Một ý kiến về bản góp ý
của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam

Hồng Kim Linh PSS, Pháp

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Trong Bản góp ý, phần C: Ðường hướng mục vụ cụ thể, HÐGMVN có đề cập tới

Qua những điều nêu trên Hội đồng Giám mục Việt Nam tự vạch cho mình cách hành xử phải thực hiện:

Tôi sẽ lần lượt đóng góp những ý kiến liên quan tới các điểm trên. Phần dưới đây thử tìm hiểu thế nào là đối thoại trong tinh thần khiêm tốn với các tôn giáo; làm thế nào tránh được thái độ trịch thượng với người đối thoại.

Nói đến đối thoại là nói đến việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là để xác nhận chính mình, ngôi vị mình (ego) để mở đầu một câu nói, một phát ngôn. Ðể phát ngôn trong một cuộc đối thoại phải có hai ngôi vị: ngôi vị 1 và 2. Trong ngôn ngữ Âu - Mỹ đó là đại danh từ "Je - Tu; I - You". Ngôn ngữ Á châu không hẳn có phạm trù xếp loại như vậy, nhất là khi đề cập đến Việt ngữ, bởi lẽ xét theo văn pháp Âu - Mỹ, tiếng Việt không có đại danh từ? Vậy cấp "tao-mầy" là gì, không phải đại danh từ sao? Thưa không thế, vì phạm vi nó giới hạn và ngữ nghĩa kém lịch sự và thiếu văn hoá. Còn "tôi" thì sao? Cũng không có từ đối xứng, nó lạc lõng đứng riêng một mình; vã lại nó có nguồn gốc xa xưa ám chỉ "tôi là tôi tớ" trong tương quan "vua tôi", thần dân với vua chúa. Ngày nay trong chỗ bạn bè thân thiết, nhất là miền Bắc, còn dùng cấp " tớ-cậu" để xưng hô: âu chỉ là một dấu vết xưa còn sót lại để thể hiện ý nghĩa tôi là tôi tớ.

Vậy trong đối thoại, người ta phải dùng cấp "anh- em, con-cha, chị-em, cháu-bác, v.v... là những cấp đối xứng, vay mượn trong kho liệu ngôn ngữ "bà con thân tộc". Các từ ngữ nầy đứng đầu một phát ngôn (énonce) để tạm xác định ngôi vị 1 (ego) và 2 (tu). Vậy ta phải coi là trong ngôn ngữ Việt chỉ có "từ nguyên lý" (mot principe) tạm gọi như thế để làm chuẩn cho việc phát ngôn. Chẳng hạn khi phải nói chuyện với một giám mục ta phải xưng hô bằng từ nguyên lý "con-đức giám mục (đức cha) và khi giám mục nói với giáo dân thì xưng hô "đức cha (giám mục)-con, hoặc ta-con; ta-người (thời xưa) hoặc "tôi-anh" (thời nay); cách xưng hô tùy thời, tùy miền, tùy tuổi tác, tùy người.v.v...

Xưng hô trong ngôn ngữ Việt Nam tùy thuộc vào danh xưng. Mình xưng thế nào thì người ta lịch sự đối ngẫu phải hô, phải gọi như vậy, vì đó là từ nguyên lý. Trong thế tương giao giữa Kitô giáo (công giáo) với các tôn giáo khác, cũng như giữa phẩm cấp trong đạo với nhau hoặc với người khác gồm cá nhân đạo đời, có những danh xưng cần được điều chỉnh và gạn lọc, sao cho hợp với tinh thần khiêm tốn đề ra và đồng thời hợp với văn hoá và ngôn ngữ Việt. Văn hoá Việt cũng như Á đông có cách tự hạ khi nói về mình và thăng lên khi nói với người khác, tức là "xưng phải hạ, hô phải thăng". Ngôn ngữ Việt có âm sắc, tâm tình, ý nghĩa, hình ảnh, cấu trúc theo trình tự thứ bậc, ta có thể gọi cho gọn là ngữ âm, ngữ cảm, ngữ nghĩa, ngữ cảnh, ngữ bậc, ngữ hiệu. v.v... Ví dụ một danh xưng có ý nghĩa như "linh mục" thì đó là một từ ngữ có nghĩa là một "ngữ nghĩa" vì nói lên được chức vụ coi sóc các linh hồn; cũng thế, danh xưng giám mục là một từ có "ngữ nghĩa" ám chỉ việc "giám sát trông nom", danh xưng đã thuận, danh gọi (hô) cũng thuận chiều. Nhưng trong hai danh xưng linh mục và giám mục, không có chiều kích gợi cảm tính, nó không là một "ngữ cảm" như danh xưng "cha, đức cha và danh hô (gọi) "con"; từ ngữ nầy có hai chiều kích ngữ nghĩa, ngữ cảm vì diễn tả được liên hệ cha con phần hồn với giáo dân; nhưng không thuận chiều với người không tôn giáo, và các tôn giáo khác hay người có tuổi tác lớn hơn. Vì đối với văn hoá Á châu, nhất là Việt Nam gọi ai bằng cha, khi không có liên hệ máu mủ là một việc rất khó. Mới đây danh xưng "đức ông" được áp dụng lại càng gây khó khăn hơn trong lối giao tiếp thường tình của người Việt Nam vì từ ngữ ấy gợi nhớ không những chiều kích lịch sử phong kiến, nó không hợp với thời đại hôm nay, mà còn sai về trình tự cấu trúc ngôn ngữ, cảm tình, ý nghĩa tức là ngữ bác, ngữ cảm, ngữ nghĩa.

Ðây chỉ là phát biểu sơ khởi, vấn đề sẽ được đào sâu ở những bài tiếp theo.


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page