1- Xin trình bày một vài khía cạnh tích cực cũng như thiếu sót của công cuộc truyền bá Phúc âm trong vùng liên hệ đến các thực tại của Á châu, chẳng hạn: về mặt tôn giáo, xã hội, kinh tế, chính trị, đáng được lưu ý hơn cả? Giáo hội nên thực thi những việc gì đặc biệt trong sứ mệnh truyền bá Phúc âm tại Á châu?
2- Nhận định về thực trạng của các sinh hoạt truyền giáo tại Á châu và trong vùng của mình (các cơ cấu tổ chức, chương trình, các phong trào v.v...). Nêu lên những phương cách đặc loại nhằm cổ súy và giúp đỡ sinh hoạt truyền giáo của Giáo hội tại Á châu.
3- Việc đào tạo các tác nhân sinh hoạt truyền giáo thực hiện như thế nào (chẳng hạn về phía các giám mục, giáo sĩ, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân, cơ sở truyền giáo, phong trào của Giáo hội v.v...). Theo ý quý vị, trong lãnh vực nầy, cần phải tiến hành như thế nào?
4- Trong vùng của quý vị cái gì đã được thực hiện nhằm giúp các phần tử của Giáo hội biết rõ hơn về các truyền thống các tôn giáo khác tại Á châu? Từ việc đối thoại với các tôn giáo khác tại Á châu, từ các nhận thức tiếp thu được, Giáo hội có thể học hỏi được điều gì? Những khía cạnh tích cực của các tôn giáo tại Á châu có thể được sử dụng và khai triển đến mức độ nào trong nổ lực chu toàn sứ mệnh của Giáo hội là mang ơn cứu độ đến cho mọi dân tộc Á châu?
5- Trong vùng quý vị, Ðức Kitô được tiếp nhận như thế nào, và trong sứ mạng của Giáo hội là rao truyền về Ngài và ơn cứu độ của Ngài cho các dân tộc Á châu, Ngài được nêu lên như thế nào? Cho biết các phương cách mà Giáo hội vẫn có thể duy trì trọng tâm của việc rao truyền về Ðức Giêsu Kitô, khi phải đối đầu với những hoàn cảnh chính trị, xã hội văn hoá rất khó khăn? Giáo hội có thể trình bày Ðức Giêsu Kitô là Ðấng cứu độ duy nhất cũng như ơn cứu độ cho mọi người nơi Ngài, bằng cách nào?
6- Lượng định mức độ ý thức của Giáo hội trong vùng quý vị về nhu cầu và trách nhiệm của mình nhằm chu toàn sứ mệnh của Ðức Kitô trong Thần Linh, việc đào tạo theo quan điểm nầy được thực hiện như thế nào trong các cấp khác nhau của cuộc sống Giáo hội? Nêu lên một vài nỗ lực cụ thể mà Giáo hội thực hiện trong địa hạt truyền bá Phúc âm nơi vùng quý vị, và những kết quả thu gặt được. Nêu lên những yếu tố khác nhau và các sáng kiến cần phải lưu ý trong tương lai về lãnh vực nầy.
7- Lượng định phương cách thể hiện mối hiệp thông Giáo hội nơi Giáo hội địa phương của vùng quý vị. Các Giáo hội Kitô giáo thực hiện việc làm chứng chung trong các nỗ lực truyền giáo của mình như thế nào? Các tín đồ các tôn giáo khác đánh giá các cộng đồng Kitô hữu như thế nào? Nêu lên các đường lối có thể giúp các cộng đồng của Giáo hội ý thức nhiều hơn nữa về sự hiệp nhất của họ trong Ðức Kitô, biểu lộ rõ rệt và cụ thể hơn nữa trong công cuộc truyền bá Phúc âm của Giáo hội tại Á châu.
8- Trong vùng quý vị, những nỗ lực nào đã từng được thực hiện để cổ súy một mối cảm thông đại kết sâu đậm hơn và một sự thống nhất rộng rãi hơn trong các Giáo hội khác nhau và các truyền thống Giáo hội khác nhau?
9- Giáo hội tại Á châu làm gì để đi đến việc đối thoại với các tôn giáo khác trong vùng: đối thoại Ấn độ giáo - Kitô giáo, Hồi giáo - Kitô giáo hoặc với Phật giáo hoặc tôn giáo cổ truyền v.v...? Công cuộc đối thoại nầy được thực hiện ở những cấp độ khác nhau như thế nào? Kết quả gì cụ thể? Trong tương lai, Giáo hội nên lưu ý lãnh vực nầy đến mức nào?
10- Tầm mức hội nhập văn hoá trong các khía cạnh và lãnh vực khác nhau của cuộc sống Giáo hội trong vùng quý vị (chẳng hạn, thần học Kitô giáo, phụng vụ, cuộc sống siêu nhiên, nghệ thuật trong phụng vụ, kiến trúc v.v...), và các ảnh hưởng của nó liên quan đến sứ mạng của Giáo hội. Vùng của quý vị đóng góp gì cho các nỗ lực hội nhập văn hoá của Giáo hội phổ quát?
11- Học thuyết xã hội của Giáo hội được sử dụng trong sứ mệnh truyền bá Tin Mừng yêu thương và phục vụ của Giáo hội tại Á châu như thế nào (thăng tiến con người và phát triển, các hoàn cảnh chiến tranh nội bộ và tranh chấp về chủng tộc, các người tị nạn, di dân, sống bên lề xã hội v.v...)?
12- Trong vùng quý vị, Giáo hội đã làm gì để sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trong sứ mệnh rao truyền Phúc âm, đặc biệt là báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, Vedio, internet v.v...? Tương lai cần có những sáng kiến nào?
13- Quý vị làm sao có thể diễn tả linh đạo và sự sùng kính Ðức Maria của vùng quý vị như một phương tiện để rao truyền Phúc âm và dạy giáo lý? Hình ảnh của Ðức Maria có được tiếp nhận và quí mến như mẫu mực tuyệt vời của môn đệ Chúa Kitô không? Việc sùng kính Ðức Maria có thực sự dẫn đưa người ta đến việc bắt chước Chúa Giêsu Kitô không?
14- Nêu lên những gợi ý và nhận xét về các nội dung khác liên quan đến chủ đề của Thượng Hội đồng, mà không nêu lên trong loạt câu hỏi nầy.