Sứ Ðiệp của
Thượng Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu
gửi cho Dân Chúa

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Sứ Ðiệp của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu gửi cho Dân Chúa.

Khóa họp khoáng đại của Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới về Châu Âu, cũng là khóa cuối cùng trong số những Khóa Họp Ðặc Biệt Thượng Hội Ðồng Giám Mục theo từng Ðại Lục, để chuẩn bị Ðại Toàn Xá năm 2000, được coi như kết thúc.

Lúc 10 giờ sáng thứ Bẩy 23.10.99, trong Ðền Thờ Thánh Phêrô, ÐTC chủ sự thánh lễ trọng thể đồng tế bế mạc, với tất cả các Nghị Phu. Trong ngày cuối cùng, trùng hợp với chính ngày 22.10.1999 cách đây 21 năm, ÐTC cử hành thánh lễ khởi sự Triều Giáo Hoàng và Thừa Tác Vụ Chủ Chăn toàn thể Giáo Hội, các Nghị Phụ chúc mừng ngài, cũng như ngày 16/10/1999 vừa qua, ngày được bầu làm Ðấng Kế Vị thứ 264 của Thánh Phêrô.

Vào buổi trưa thứ Sáu 22/10/1999, có cuộc họp báo, do Ðức Hồng Y Paul Poupard, một trong ba Vị Chủ Tịch Ðặc Ủy, và Ðức Hồng Y Dionigi Tettamanzi, Chủ Tịch Ủy Ban soạn thảo Sứ Ðiệp, chủ tọa, để phổ biến Sứ Ðiệp của Thượng Hội Ðồng Giám Mục gửi cho Cộng Ðồng Dân Chúa. Sau đây là bản lược tóm văn kiện quan trọng này:

Chính niềm hy vọng nơi Chúa Kitô là chìa khóa để hiểu Châu Âu ngày nay và Châu Âu ngày mai. Sứ Ðiệp mời gọi hãy tín thác nhìn vào tương lai của Cựu Lục Ðịa. Lời kêu gọi đã được lặp lại nhiều lần trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Lời kêu gọi này trở lại trong Sứ Ðiệp kết thúc, các vị Tham Dự muốn gửi cho cộng đồng Dân Chúa, tổng kết thành quả của những suy tư các ngài trong ba tuần lễ làm việc.

Vì thế, niềm hy vọng là như "địa bàn", các Nghị Phụ đề nghị cho tất cả các tín hữu để giải thích tất cả những gì đang xẩy đến ngày nay tại Châu Âu. Niềm hy vọng "thường bị làm cho yếu đi, bị tấn công và bị hủy diệt bởi biết bao hình thức đau khổ và chết chóc", bởi biết bao chờ đợi "bị tan đi như khói"; dù sao, niềm hy vọng vẫn có thể được, cả ngày nay nữa, cho mọi người, bởi vì niềm hy vọng này dựa vào chính Chúa Kitô "Hy vọng duy nhất của con người và của lịch sử". Cùng với Người, cuộc sống của chúng ta có một ý nghĩa, việc hiệïp thông có thể được, sự khác biệt có thể trở nên sự phong phú, đau thương có thể biến thành việc cứu rỗi, và sự sống có thể chiến thắng sự chết".

Sứ điệp viết tiếp: Nhưng để nâng đỡ con người trên con đường đi này, không phải chỉ có sự trực giác của tâm hồn mà thôi: những dấu hiệu cụ thể của hy vọng đã thấy xuất hiện trong nhiều môi trường của thực tại Châu Âu hiện nay. Trong Giáo Hội, những dấu hiệu này đã được biểu lộ bởi gương sáng thời nay của biết bao vị tử đạo thuộc các giáo hội khác nhau; bởi sự thánh thiện của biết bao người nam, nữ thời đại ta, dù không được Giáo Hội chính thức tuyên bố và hơn nữa của sự tự do lấy lại được tại miền Ðông Âu, bởi vị trí cao nhất về sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội được gia tăng, bởi việc phổ biến các Phong Trào mới trong Giáo Hội, bởi đà hăng say truyền giáo, bởi sự hiện diện và hoạt động càng ngày càng thêm nhiều của người phụ nữ, bởi những tiến bộ trên con đường hiêïp nhất...

Nói tóm lại, tất cả, đều là một ơn và một trách nhiệm: ơn và trách nhiệm này mời gọi cộng đồng các tín hữu tiến đến những con đường bắt buộc và không thể tránh được. Chẳng hạn như "tiến đến việc kiểm điểm lương tâm cách khiêm tốn và can đảm", để nhận biết những sợ hãi và những lầm lỗi và cũng để tuyên xưng một cách thành thực "những chậm trễ, những thiếu sót, những bất trung, những yếu đuối", với sự tín thác vững chắc vào lòng thương xót liên lỉ của Thiên Chúa đối với những ai thú nhận tội lỗi mình. Và hơn nữa, việc mời gọi này còn đưa đến một đà thúc đẩy mới cho việc rao giảng Tin Mừng, cho việc giảng dạy giáo lý, cho phụng vụ và cho việc lãnh các Bí Tích, cho việc thi hành đức ái, cho việc bảo tồn môi sinh, cho việc đối thoại giữa khoa học và đức tin, cho phong trào đại kết, cho đối thoại với các tôn giáo khác và nhất là với "các người anh cả "Do Thái". Ðây là những dấn thân phải thực hiện, và không để mình bị khiếp sợ bởi những hiện tượng sai lạc, thí dụ như: việc lãnh đạm tôn giáo càng ngày càng lan tràn khắp nơi hoặc cái được gọi là "cuộc bỏ đạo thầm lặng", con đẻ của việc tục hóa đang lan rộng.

Các nghị phụ giải thích thêm rằng: Các cản trở không giập tắt được niềm hy vọng của chúng ta, trái lại làm cho niềm hy vọng trở nên khiêm tốn hơn và có khả năng phú thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Nhưng những dấu hiệu cụ thể về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần không những chỉ gặp thấy trong Giáo Hội mà thôi: với cái nhìn đức tin, có thể thu lượm được những dấu hiệu này cả giữa trăm ngàn tương phản và khó khăn của lịch sử Châu Âu. Lịch sử đầy bóng tối, lịch sử của thế kỷ này: không thể quên được áp lực lớn lao của những bất công, bạo hành và chết chóc, mà thế kỷ này, nay đã xế tàn, đem theo mình, và cũng thế, không thể quên được trách nhiệm của Âu Châu vì đã im lặng trước những tội ác khủng khiếp đã phạm tại một số nước của Lục Ðịa này. Dù sao, sau biết bao những nghịch cảnh, Cựu Lục Ðịa ngày nay đang mang đến những dấu hiệu hứa hẹn cho tương lai: việc hòa giải giữa các chính phủ, việc cởi mở tại Ðông Âu, những mùa hoa đua nở mới về dân chủ, những tiến bộ đáng kể trong việc tôn trọng nhân quyền, và nhất là một sự nhậy cảm mới đối với giá trị luật pháp; thái độ mà chúng ta ước mong trở nên một sự bảo đảm cho vị trí hàng đầu mới về các giá trị luân lý và thiêng liêng.

Trong phần kết thúc sứ điệp gửi cho các tín hữu, các Nghị Phụ nhắc đến cách riêng lời mời gọi được gửi đến cho những ai hoạt động trong lãnh vực thể chế, chính trị và văn hóa. Vì thế, nhiều lần Sứ Ðiệp mời gọi "lên tiếng" khi các quyền con người của cá nhân và của các dân tộc bị vi phạm, bắt đầu từ quyền tự do tôn giáo; mời gọi hãy chú ý cách riêng đến tất cả nhũng gì liên hệ đến sự sống, gia đình và giáo dục; mời gọi hãy can đảm tiếp tục tiến trình hòa đồng Châu Âu; mời gọi tìm giải quyết, với công bình và liên đới, hiện tượng càng ngày càng gia tăng của việc di dân, đồng thời bằng việc giữ Châu Âu luôn luôn trong sự cởi mở với thế giới bằng những hình thức của tình liên đới và cộng tác đối với các Nước nghèo nàn hơn; và sau cùng, mời gọi bảo đảm cho giới trẻ và cách riêng cho giới phụ nữ một tương lai nhân đạo hơn về việc làm, về văn hóa và về giáo dục. Các Nghị Phụ nhắc lại: Ðây là những lời mời gọi được dựa trên một thành tín chắc chắn nầy: sự lành sẽ thắng sự dữ.


Back to Radio Veritas Asia Home Page