Tường thuật Phiên Họp Chung
Thượng Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu
chiều Thứ Tư: 13/10/1999

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Tường thuật Phiên Họp Chung Thượng Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu chiều Thứ Tư: 13/10/1999.

Giai đoạn hai của Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Châu Âu được gọi là giai đoạn họp theo nhóm nhỏ, sắp kết thúc. Chiều thứ Tư 13/10/1999, các nghị phụ trở lại họp chung, để nghe các nhóm thuyết trình về công việc của mình. Tất cả chín nhóm đều trình bày công việc, vì thế phiên họp kéo dài cho tới 8 giờ tối. Phiên họp chung chiều thứ Tư 13/10/1999 được kết thúc bằng Kinh Truyền Tin và lời khôi hài của ÐTC nói rằng: "La Maratona è finita" (Cuộc chạy đua đã kết thúc).

Cũng nên nhắc lại rằng: 170 Nghị Phụ, Dự thính viên và Ðại biểu các Giáo hộïi anh em được chia thành 9 nhóm: 3 tiếng Ý - hai tiếng Pháp - hai tiếng Anh - một tiếng Ðức và một tiếng Tây Ban Nha - chung với tiếng Bồ Ðào Nha.

Qua các bài thuyết trình của các nhóm, các nghị phụ nhận ra nhiều thiếu sót, thí dụ không quan tâm đủ đến vai trò của người phụ nữ, đến các phương tiện truyền thông đai chúng, đến việc rao giảng Lời Chúa, việc rao giảng Tin Mừng, cách riêng trong tương quan hệ với nền văn hóa thống trị ngày nay... Và sau đây là những điểm chính được thảo luận trong các nhóm và được trình bày trong phiên họp chung chiều thứ Tư 13/10/1999.

Về Việc thông truyền đức tin: Nhóm thứ ba nói tiếng Ý nhắc lại rằng: Vấn đề khó khăn hơn cả thời nay là việc thông truyền đức tin - Cần phải thông truyền và giảng dạy giáo lý liên tiếp và có hêï thống. Nhóm tiếng Tây Ban Nha nhấn mạnh rằng: Chúng ta không được quên những thiếu sót của chúng ta trong việc rao giảng Tin Mừng, thí dụ như việc thích nghi với tâm thức và môi trường chung quanh. Nhóm B tiếng Pháp cũng nhắc lại: Chúng ta cũng đừng quên sự kiện này là trở nên chứng nhân của Chúa Kitô. Rồi nhóm hai tiếng Ý nhấn mạnh: Chúng ta đừng sợ hãi làm chứng "căn cước Kitô của chúng ta".

Về sinh hoạt Bí tích và Phụng vu:ï - Nhóm B tiếng Pháp thì nhận xét rằng: Việc rao giảng Tin Mừng phải được đi theo luôn bởi một đời sống Bí tích và Phụng vụ. Những cải cách của Công Ðồng rất hợp lý. Nhưng trong việc áp dụng còn có những thiếu sót, thí dụ "có lẽ chúng ta cũng đã đánh mất phần nào ý nghĩa của mầu nhiệm mà chúng ta cử hành". Các nhóm đều nhấn mạnh đến Bí tích Hòa giải: Cần phải đề cao và tái khám phá Bí tích này, hầu như bị quên lãng nhiều. Nhiều nhóm cũng nhấn mạnh đến mục vụ ơn kêu gọi.

Về các phương tiện truyền thông đạichúng (Mass-media): - Các nhóm đều nhận thấy sự hiện diện quá ít của giáo hội Công Giáo trong các phương tiện truyền thông. Nhóm thứ ba tiếng Ý nhấn mạnh rằng: Kiểm thảo, phê bình không đủ; cần phải hiện diện, bằng việc tận dụng những phương tiện mới ngày nay của Mass-media, để đi đến quần chúng. Nhóm tiếng Ðức quả quyết: Các Nghị phụ và cả các Vị chủ chăn khác không tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục đều nhận thấy rằng: Ðài Phát thanh, Truyền hình, Báo chí và Internet... là "tòa giảng mới" của việc rao giảng Tin Mừng, thông truyền đức tin, kỷ luật luân lý---; nhưng tòa giảng này đòi một kiểu nói mới: đơn sơ, trong trắng và trực tiếp có sức hấp dẫn. Ngoài ra, cần phải có thêm những nghiên cứu học hỏi, suy tư và cầu nguyện.

Về Gia đình và việc bảo vệ sự sống: - Các nghị phụ thuộc nhóm thứ nhất tiếng Ý nhắc lại rằng: Qua trung gian các hội đoàn, tổ chức gia đình, chúng ta phải nhấn mạnh nơi các Quốc gia, để ủng hộ những đường lối chính trị về gia đình, để các cha mẹ tiếp tục là những người cộng tác của Thiên Chúa trong việc tạo dựng sự sống và là những nhà giáo dục con cái về đạo đức.

Về Người giáo dân và các phong trào: - Nhóm các Giám mục nói tiếng Tây Ban Nha - Bồ Ðào Nha xác nhận rằng: Cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề này. Lý do của việc tham dự tích cực của người giáo dân vào đời sống Giáo hội không do việc khan hiếm linh mục. Vì thế phải tránh chế độ "giáo sĩ" cũng như tránh "tính cách dân chủ", vì nó làm lu mờ các nhiệm vụ khác nhau trong Giáo Hội. Các nghị phụ công nhận vai trò quan trọng của các Phong trào Giáo hội trong việc rao giảng Tin Mừng và trong mục vụ; nhưng cần canh phòng khỏi "tính cách tự mãn" hoặc "tính cách không lệ thuộc, độc lập "của các phong trào. Tất cả phải hoạt động trong Giáo hội, dưới quyền hướng dẫn của các vị chủ chăn các Giáo phận.

Về Vai trò của người phụ nữ: - Trong lịch sử Giáo hội, các người phụ nữ đã luôn luôn là những người tiên phong đối với việc giảng dạy giáo lý, tình liên đới và gia đình. Nhiều phụ nữ đã sáng lập những phong rào lớn rộng trong Giáo hội. Ðây là lời công nhận của nhóm thứ ba nói tiếng Ý. Các nghị phụ nhóm này nói thêm: "Chúng ta đã không công nhận đủ sự đóng góp của giới phụ nữ". Trái lại nhóm tiếng Tây Ban Nha - Bồ Ðào Nha xác nhận rằng: Những dịch vụ mà người phụ nữ thực hiện cho Giáo hội rất nhiều và không thể chối cãi được. Việc luôn luôn sẵn sàng lãnh nhận các dịch vụ này về phía người phụ nữ thật là gương mẫu. Vì thế nhóm tiếng Ðức yêu cầu: Giáo hội phải mở rộng khoảng rộng cho việc tham dự của người phụ nữ. Nhưng để tránh những hàm hồ, những hiểu lầm, nhóm tiếng Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha minh xác ngay rằng: Trong lãnh vực mênh mông của các nhiệm vụ và trách nhiệm của Giáo hội, ngoài thừa tác vụ linh mục, còn có một lãnh vực rộng rãi hơn: lãnh vực này là và sẽ là, đối với người phụ nữ, một thúc đẩy cho việc thực hiện đầy đủ về con nguời, một dự trữ của việc tăng trưởng thiêng liêng và một nguồn mạch của phục vụ vô giá đối với Giáo hội và xã hội.

Về Phong trào đại kết - Các nhóm đều nhắc đến như một dấu hiệu của hy vọng việc ký kết tới đây, vào ngày 31 tháng 10/1999, một văn kiện chung giữa Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành Luther về giáo lý của ơn công chính (justification). Về việc "trao đổi các ơn ban cho nhau", các nghị phụ khuyến khích nên mở rộng cho cả các tín hữu Chính Thống.

Về Hồi Giáo - Các nghị phụ đồng thanh cho rằng: Việc đối thoại với Hồi Giáo đòi hỏi về phía Giáo Hội một thái độ của đức ái và của tính cách nhưng không (gratuité) và về phía các quốc gia Hồi Giáo "tính cách hỗ tương (có đi có lại) trong các quyền căn bản của con người, nhất là trong những gì liên hệ đến tự do tôn giáo.

Về Mối quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu: - Nhóm thứ nhất tiếng Ý xác nhận rằng: Trong mối quan hệ với Liên hiệp Châu Âu, chúng ta chủ trương cần phải vượt qua khỏi "chủ nghĩa tôn giáo" cũng như "chủ nghĩa thế tục" thù địch; chúng ta ủng hộï tính cách "trần thế lành mạnh", công nhận việc góp phần của tất cả các tôn giáo vào việc xây dựng xã hội và thế giới tốt đẹp hơn, công bình hôn, liên đới hơn, công nhận khoảng rộng tự do biểu lộ đối với mọi hình thức cộng tác với các thể chế, về phía những ai muốn cộng tác. Các nghị phụ cũng nhấn mạnh đến sự quan trọng của học thuyết xã hội, đã được Ðức Tổng Giám Mục Phanxico Xaviê Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, trình bày trong phiên họp chung và trong nhóm tiếng Pháp B.


Back to Radio Veritas Asia Home Page