Ánh Sáng Thế Gian

(72 Câu Chuyện Gợi Ý Suy Tư Và Cầu Nguyện

của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu

Radio Veritas Asia)

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


- 46 -

Thay Ðổi Tâm Trí

 

Việc Thiên Chúa đi vào đời sống của thánh Phaolô nhờ bản tính thần thiêng của Chúa Giêsu là một bước ngoặt không thể chối cải được trong cuộc đời ngài. Ðây là một sự kiện ngài luôn luôn nhấn mạnh trong các thư. Kinh nghiệm Damas phân chia lịch sử đời ngài thành cái trước và sau giống như Thiên Chúa đã đi vào thế giới, nhờ nhân tính của Chúa Giêsu phân chia thời gian thành hai giai đoạn: trước Chúa Kitô và sau Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã đề cập tới bước ngoặt lịch sử đời ngài trong sách Tông đồ công vụ chương 26, 19-20 như sau:

"Kính thưa vua Ác-ríp-pa, từ giây phút đó, tôi đã không cưỡng lại thị kiến bởi trời. Trái lại tôi đã rao giảng trước hết cho những người ở Damas, rồi cho những người ở Giêrusalem và trong khắp miền Giuđê, sau đó cho các dân ngoại, kêu gọi họ sám hối trở về cùng Thiên Chúa. Ðồng thời làm những việc chứng tỏ lòng ăn năn thống hối".

Thánh Phaolô đã nhận ra ba yếu tố của sự hoán cải: trở lại với Thiên Chúa, tiếp nhận một cách thức hành động và những việc làm chứng tỏ sự thay đổi của tâm hồn. Ngài nhắc đi nhắc lại lời nói và việc làm không thể tách rời kinh nghiệm hoán cải ngài đã trải qua. Một số người có kinh nghiệm hoán cải bất ngờ như kinh nghiệm của Phaolô trên đường Damas. Một số đông hơn có những kinh nghiệm hoán cải bằng sự thức tỉnh dần dần và thị kiến luôn luôn mở rộng để rồi đạt tới sự hoán cải sâu xa hơn, được diễn ra qua hàng loạt những dự kiến sâu sắc mới hay mạc khải mới. Cho dù là trường hợp nào, những điểm bị chọc thủng, bị phá hủy đi cũng mang tính cách bất ngờ, mau lẹ để rồi tác động của Thiên Chúa tràn ngập con người chúng ta, cho chúng ta số sĩ khí mới và hiểu biết mới. Trong cả hai phương thức hoán cải đều có sự hiện diện của lòng sám hối. Một ý nghĩa sám hối là cảm giác hối tiếc hay ăn năn những gì mình đã làm, nhưng thánh Phaolô không phải là nạn nhân của sự kiểm điểm lương tâm thái quá, cũng không mang mặc cảm tội lỗi trước nhan Thiên Chúa.

Thật vậy, bản chất của ngài thì ngược lại, lòng tin của ngài mạnh mẽ và không lay chuyển, chính ngài nói với chúng ta:

"Bao lâu Luật làm cho anh em trở thành hoàn hảo thì tôi là người không sai lỗi".

Tuy nhiên, sau cuộc gặp gỡ ở Damas, ngài không bao giờ ngừng bày tỏ lòng ăn năn vì đã bắt bớ Chúa Giêsu.

Sám hối cũng có nghĩa là thay đổi tâm trí, và khi chúng ta thay đổi não trạng thì chúng ta cũng nói là hành vi của mình trong quá khứ quả không đúng. Trong phút chốc, một điều gì đó có thể được mạc khải cho chúng ta mà trước đây rất lờ mờ trong thị kiến thiêng liêng của chúng ta. Sự sáng tỏ bất chợt tràn ngập trong chúng ta và ý thức được những nhận thức sai lệch của mình trước đây sẽ dẫn đến lòng ăn năn và ước muốn nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa. Sự kêu gọi sám hối của Phaolô luôn luôn đi đôi với sự công bố lòng tha thứ của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.

Kinh ngạc vì tình yêu của Thiên Chúa đến với mình trong khi ông vẫn còn sống trong tội lỗi, thánh Phaolô đã dõng dạc công bố lòng thương xót không thể hoài nghi này với mọi người. Ngài hiểu được sự bất xứng của mình trước nhan Thiên Chúa, là Ðấng đã đến với ngài đang khi ngài còn bắt bớ Thiên Chúa. Khi đã trở thành đồ đệ của Chúa Giêsu, việc bắt bớ dữ dằn này không mất đi nghĩa khí, một cách quyết liệt và không hề do dự, thánh Phaolô đã dấn thân cho Thiên Chúa vào công cuộc truyền giáo.

Dấn thân không phải là một khái niệm xa với đối với thánh Phaolô, ngài đã dấn thân cho tôn giáo của ngài từ lúc thiếu thời. Trước tiên bởi cha mẹ rồi sau đó do chính ngài lựa chọn. Trong truyền thống của người Do Thái chính tông, nền giáo dục tôn giáo của thánh Phaolô trong gia đình đã bắt đầu từ tuổi lên năm. Ở thành Tarsút, xứ Cecilla thuộc đế quốc Rôma, ngài đã học mười điều răn, nội dung chính yếu của lề luật Do Thái như được giải thích trong sách Ðệ nhị luật. Lúc lên sáu, ngài học tại trường của hội đường giúp cho người trẻ, nơi ngài bắt đầu học Kinh thánh. Từ bảy đến mười tuổi, ngài tiếp tục học Kinh thánh. Ở tuổi lên mười, ngài đã bắt đầu học tập những khẩu truyền quan trọng của tôn giáo mình. Cuối cùng, ngài được gửi tới Giêrusalem, hậu trường trực thuộc đền thờ với một trong những thầy Kinh thánh lỗi lạc thời đó. Ở đây, như là trung tâm tôn giáo, ngài học để trở thành một vị thầy chính thống, một thành viên của nhóm biệt phái pharisiêu, và một trong sự nhiệt thành của ngài là giữ luật Do Thái từng chữ. Vì thế, tâm hồn, trí năng và đời sống của thánh Phaolô đã hướng về Thiên Chúa từ lâu rồi, qua luật Môisen. Cuộc trở lại ở Damas, sự dấn thân của ngài cho Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và đã phục sinh, Ðấng mà từ nay sẽ là nhân lực công tâm cho niềm tin và công cuộc truyền giáo của mình. Bằng nhiều cách thế, thánh Phaolô ám chỉ đến sự cần thiết của việc dấn thân như thế.

Giờ đây, nhìn vào cuộc đời mình cách chung, chúng ta có thể xét xem có cuộc trở lại nào có ý nghĩa sâu xa nhất mà chúng ta đã trải qua hay không. Chúng ta hãy nén, hãy để cho thấm thật sâu vào con người mình lời Kinh thánh: "Ai tin vào Chúa sẽ không phải thất vọng". Không có sự khác biệt giữa người Do Thái với người Hy Lạp, vì tất cả đều thuộc về một Chúa, Ðấng rất quảng đại đối với những ai kêu cầu Ngài. Bất cứ ai kêu cầu Danh Chúa đều được cứu độ.

Lạy Chúa, này tâm hồn con hướng về Ngài. Xin thương gọi con quay trở về với tình thương Chúa. Xin hãy ban cho con một con tim mới như Chúa để thực hiện công việc của Chúa mọi nơi và mọi lúc.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page