Mặc dù Giáo Hội Việt Nam đã chính thức tự lập vào năm 1960, và mặc dù những người theo học thần học tương đối nhiều, song cho đến năm 1975, các thần học gia Việt vẫn chưa có một tác phẩm nào mang tính chất thần học Việt. Những cố gắng của các giáo sư tại Việt Nam vào đầu thập niên 1970 nhằm hội nhập hóa Kitô Giáo vào trong lòng dân tộc bị gián đoạn vì biến cố 1975. Sau năm 1975, các hoạt động nghiên cứu, suy tư thần học hoàn toàn bị ngưng đọng. Ða số các vị giáo sư thần học vì thiếu những tài liệu cập nhật ngoại ngữ, hoặc vì hoàn cảnh, không thể tiếp cận những kiến thức mới. Nhất là họ không đủ điều kiện để phát triển thần học Việt. Sự thiếu sót tài liệu và điều kiện nghiên cứu sẽ ảnh hưởng tới nền giáo dục Công Giáo cách chung, và tới sự phát triển Giáo Hội cách riêng. Ðồng thời, với sự kiểm soát của chế độ, các Ðại Chủng Viện, dòng tu bị kiểm soát ngặt nghẽ. Tương lai của Giáo Hội không có lạc quan nhiều.
Mặc dù thế, con số hàng ngàn người tiếp tục học thần học, và con số giáo dân gia tăng đòi buộc Giáo Hội phải phát động phong trào nghiên cứu thần học Việt, cung cấp (trước tác hay chuyển dịch, hoặc biên soạn) những tài liệu căn bản thần học, cũng như những kiến thức tương quan.
Ngược lại với tình hình trong nước, hàng giáo sỹ Việt cũng như trí thức Việt tại hải ngoại khá đông đảo và đầy đủ điều kiện để đào sâu và phát triển thần học Việt. Ðiểm quan trọng là làm thế nào để kết hợp các nhà tư tưởng Công Giáo để nghiên cứu, và biên soạn những tài liệu căn bản, cập nhật giúp Giáo Hội tại quê nhà.
Nhận định như thế, một nhóm giáo sư, học giả, gồm tu sỹ và giáo dân, tự động cộng tác nghiên cứu và biên soạn một Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam (BÐTÐTHVN). Ðây là một công trình rất khó khăn, song cũng là nền tảng khởi đầu cho những nghiên cứu trong tương lai.
Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam nhắm:
(1) Khởi xướng
công việc hội nhập hóa Kitô Giáo
vào trong văn hóa Việt,
(2) Phát động phong trào nghiên cứu
Thần Học Việt Nam
(3) Cung cấp tài liệu cập nhật cho các
Ðại Chủng Viện, Dòng Tu và các
Học Viện Công Giáo (trong tương lai).
(4) Làm tài liệu căn bản cho hàng
giáo sỹ và giáo dân trong nước
cũng như tại nước ngoài.
Sau cuộc hội thảo về Thần Học Việt Nam tại Orsonnens, 1-2 tháng 8, 1996, do đề nghị của Giáo Sư Trần Văn Ðoàn, một bản dự thảo về Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam đã được đưa ra thảo luận. Những vị sau đây đã đồng ý tham dự khởi xướng bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam:
- Linh Mục Tiến Sỹ Vũ
Ðình Trác
- Linh Mục Tiến Sỹ Nguyễn Ðình
Tuyển
- Giáo Sư Tiến Sỹ Trần Văn
Ðoàn
- Tiến Sỹ Nguyễn Ðăng Trúc
- Ngoài ra Ðức Ông Trần Văn
Hoài cũng nhiệt liệt tán thành
dự án.
Sau gần một năm trời, vì lý do sức khỏe, và công việc, đa số những vị tham gia khởi xướng đã không thể tiếp tục công việc thúc đẩy phát triển dự án Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam. Vào đầu tháng 9 năm 1997, hai giáo sư Nguyễn Văn Cho và Trần Văn Ðoàn đã gặp nhau tại Hoa Thịnh Ðốn, và quyết định xúc tiến công việc. Hai Giáo Sư Ðinh Ðức Ðạo và Vũ Kim Chính đã ngỏ lời nhiệt liệt cộng tác. Sau đó một Ủy Ban Chủ Trương Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam được thành lập, để nối tiếp công việc. Thành viên bao gồm:
- Giáo Sư Tiến Sỹ
Linh Mục Phan Ðình Cho, Ðại Học
Công Giáo Mỹ
- Giáo Sư Tiến Sỹ Linh Mục Vũ
Kim Chính SJ, Ðại Học Công Giáo
Ðài Loan
- Giáo Sư Tiến Sỹ Ðức
Ông Ðinh Ðức Ðạo, Ðại
Học Giáo Hoàng Truyền Giáo La Mã
- Giáo Sư Tiến Sỹ Trần Văn
Ðoàn, Ðại Học Quốc Gia Ðài
Loan.
- Ban Ðiều Hành gồm các Giáo Sư:
- Linh Mục Phan Ðình Cho
- Linh Mục Vũ Kim Chính, SJ
- Ðức Ông Ðinh Ðức
Ðạo
- Giáo Sư Trần Văn Ðoàn
- và hai vị đại diện Ban Thư Ký
và Ban Tài Chánh.
- Ủy Ban Ðiều Hành có nhiệm vụ:
(1) Phối kết các Ủy
Ban;
(2) Cộng tác với Ban Thư Ký để
thúc đẩy dự án;
(3) Quyết định tối hậu và chịu
trách nhiệm về bài vở để
in;
(4) Chịu trách nhiệm trước Giáo
Quyền;
(5) Tổ chức các cuộc họp điều
hành.
- Ban Ðiều Hành được hai vị phụ tá trợ giúp. Hai vị phụ tá hiện nay gồm:
(1) Linh Mục Ngô Công Hoan,
Ứng Viên Tiến Sỹ Thần Học,
Munchen, Ðức
(2) Linh Mục Hà Văn Minh, Ứng Viên
Tiến Sỹ Thần Học, Frankfurt, Ðức.
Mỗi Bộ Môn có một Ủy Ban gồm 2 tới 4 học giả, có thẩm quyền:
(1) quyết định các
tiết mục hay tiểu mục,
(2) mời học giả viết bài,
(3) sửa, hay hiệu đính bài vở
liên quan,
(4) quyết định cho in hay không.
Danh sách các Học Giả được đề nghị như sau:
- Tín Lý: Phan Ðình
Cho, Bùi Văn Ðọc.
- Thần Học Căn Bản: Vũ Kim Chính,
Nguyễn Văn Trinh.
- Thánh Kinh (Cựu Ước và
Tân Ước): Trần Phúc Nhân,
Võ Ðức Minh, Hoàng Minh Thắng,
Nguyễn Công Ðoan.
- Thần Học Mục Vụ: Hà Văn
Minh, Ngô Công Hoan.
- Thần Học Luân Lý và Xã
Hội; Nguyễn Thái Hợp, Ðinh
Ðức Ðạo
- Thần Học Tâm Linh: Phan Tấn Thành,
Trần Cao Tường.
- Giáo Sử (Giáo Hội Hoàn Vũ
và Giáo Hội Việt Nam): Phan Phát
Huồn, Trần Phúc Long, Ðỗ Quang Chính.
- Giáo Luật: Bùi Trang Nghiêm
- Phụng Vụ, Giáo Phụ:...
- Triết Học: Trần Văn Ðoàn,
Trần Thái Ðỉnh.
- Các Tôn Giáo và Giáo Phái:
Vũ Ðình Trác, Nguyễn Chí Thiết.
- Văn Hóa Ðông Tây: Bùi
Hạnh Nghi, Ngô Văn Truyền, Hồng Kim
Linh.
- Danh sách Ban Thư Ký được đề nghị như sau: Linh Mục Trương Văn Phúc và các Giáo Sỹ Việt Nam tại Ðài Loan.
- Công việc của Ban Thư Ký:
a. Liên lạc với các
Ủy Ban Chuyên Môn nhắc họ gửi
bài, duyệt bài.
b. Chuẩn bị bài vở vào trong
các chương trình máy vi tính (computer)
c. Phụ trách xuất bản.
d. Liên lạc với các Ủy Ban (Ðiều
Hành, Tài Chánh, Chuyên Môn).
- Sẽ thiết lập và mời gọi các nhân sỹ sau. Hiện chúng tôi đã mời Tiến Sỹ Bùi Ðức Hạnh Nghi (Ðức), Luật Sư Phạm Văn Phổ (Mỹ), Linh Mục Bùi Quang Thúy (Mỹ), Mục Sư Nguyễn Văn Ðức (Mỹ), song chưa được trả lời.
- Mục đích: Kinh tài, Ðiều hành tài chánh.
(1) Mỗi Ủy Ban chuyên môn tự thành lập.
(2) Các Ủy Ban đưa ra bảng danh từ, cũng như các tiết mục, chương mục phải viết.
(3) Xác định tầm quan trọng của mỗi tiết mục theo thứ tự: (Thí dụ đề nghị)
- A: Rất quan trọng, dài cỡ 10-15 trang giấy (Thí dụ: Kitô Học, Thiên Chúa Ba Ngôi...)
- B: Quan trọng, dài cỡ 8 tới 10 trang giấy (Thí dụ: Các Bí Tích, các Tôn Giáo lớn như Khổng Giáo, Phật Giáo..., các tiết mục quan trọng như Tự Do, Ðạo Ðức... Lịch Sử Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam)
- C: Tương đối quan trọng, dài cỡ 5 trang giấy. Thí dụ: các thần học gia đại biểu như Thánh Ða Mã Tư (Thomas Aquinas), các Công Ðồng, các nhân vật lịch sử quan trọng, các phong trào liên quan (Phong trào Văn Thân).
- D: Có tính cách thông tin, tài liệu, sử liệu cần thiết dài quãng 2 tới 3 trang giấy. (Thí dụ: Lịch sử chữ quốc ngữ, Bá Ða Lộc (Alexandre de Rhodes), Nguyễn Trường Tộ, Lịch sử các Giáo Phận Việt Nam).
- E: Chỉ có tính cách sử liệu, không hoàn toàn cần thiết, dài quãng nửa trang tới 1 trang giấy. (Thí dụ: Các nhân vật như Trịnh Như Khuê, Nguyễn Bá Tòng, Trương Vĩnh Ký, Phạm Ngọc Chi, Hồ Ngọc Cẩn...; Các Tập San Công Giáo như Sống Ðạo, Sacerdos, Dân Chúa, Trái Tim Ðức Mẹ, Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Thời Ðiểm Công Giáo, Ðịnh Hướng...; Các nhà văn Công Giáo, các tổ chức họ đạo...).
(4) Ðại diện các Ủy
Ban tham dự công việc: Sửa, tu bổ,
hiệu đính các danh từ và
tiến hành tập Tự Vị Thần
Học. Tập này sẽ làm tiêu chuẩn
về ngữ học để các học
giả và chuyên gia dựa theo đó
viết bài.
(Thí dụ: Các đại diện của
Ủy Ban quyết định dùng danh từ
như Kitô Học hay Kitô Luận để
dịch chữ Christology...)
(5) Ủy Ban mời các chuyên gia đóng góp vào tập 1,2,3...
(6) Ủy Ban sửa chữa, thay đổi, từ chối hay quyết định chấp nhận các bài vở.
(7) Ủy Ban gửi các bài cho Ban Thư Ký để cho vào chương trình máy vi tính (Computer).
(8) Ban Thư Ký sẽ gửi bản thảo tới Ủy Ban để duyệt xét (Proof-reading) trước khi in.
(9) Ủy Ban Ðiều Hành họp, để quyết định xuất bản.
- 1998-1999: Cuộc họp của
Ban Ðiều Hành lần thứ nhất:
Thảo luận Dự Án, Tu Bổ Tập
Tự Vị Thần Học (Dictionary). (Dự
định tại Boston, tháng 8, 1998).
- 1999-2000: Tập 1 của Bộ Ðại Từ
Ðiển Thần Học Việt Nam (Cuộc họp
thứ 2, duyệt xét nội dung tập 1).
- 2000-2001: Tập 2 (Cuộc họp thứ 3, duyệt
xét nội dung Tập 2)
- 2001-2002: Tập 3 (Cuộc họp thứ 4, duyệt
xét nội dung Tập 3)
- 2002-2003: Tập 4 (Cuộc họp thứ 5, duyệt
xét nội dung Tập 4)
- 2003-2004: Tập 5 (Cuộc họp thứ 6, duyệt
xét nội dung Tập 5)
- 2005-2006: Tập 6 và Mục Lục (Cuộc họp
7, duyệt xét nội dung Tập 6).
Hiện nay chưa có một ngân khoản nào, cũng chưa có ai trợ cấp. Chúng tôi hy vọng, với sự hậu thuẫn của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, chúng tôi sẽ đệ đơn xin các Hội Ðồng Giám Mục của các nước như Ðức, Áo, Ý, Nhật và Mỹ... cứu xét và trợ cấp dự án này.
Những số tiền quyên góp được sẽ do Ban tài Chánh phụ trách kinh tài và phân phối tới các Ủy Ban. Ðồng thời, sẽ có một luật sư giám sát tất cả ngân khoản thu nhập cũng như chi tiêu, và báo cáo tới các Hội Ðồng Giám Mục cũng như Ban Ðiều Hành.
Lương Bổng: US 1,000
mỗi tháng trong sáu năm.
Tổng cộng: US 1,000 x 12 tháng x 6 năm
= US 72,000. (Một thư ký chuyên nhiệm hay
3 thư ký kiêm nhiệm).
1) Tự Vị: giầy cỡ 300 trang giấy. Tiền in cho 2,000 cuốn cỡ US. 10,000. (Mỗi cuốn giá căn bản US. 5).
2) Từ Ðiển: 6 tập, mỗi tập giầy cỡ 500-600 trang giấy. Tiền in mỗi tập quãng US. 8. In 2,000 cuốn, cỡ US. 20,000 mỗi tập. Sáu tập tổng cộng: US. 20,000 x 6 tập = US. 120,000.
Tổng cộng tiền in: US. 120,000 + US. 10,000 = US. 130,000 (một trăm ba mươi ngàn Mỹ Kim).
- Một máy vi tính (Computer)
quãng US. 1,500
- Một máy in (Printer) quãng US. 500.
- Một máy Xerox quãng US. 3,000
- Giấy in trong 6 năm quãng US. 5,000.
- Một máy Fax quãng US. 400.
- Bưu phí cho 6 năm: US. 6,000.
- Ðiện thoại, Fax trong 6 năm: US. 6,000. (Mỗi
năm US. 1,000).
Tổng cộng: 1,500 + 500 + 3,000 + 5,000 + 400 + 6,000 + 6,000 = US. 22,400.
Chi phí giao thông, chuyên chở, hộp họp cho Ban Ðiều Hành, Ban Tài Chánh, Ban Thư Ký và Chuyên Môn: quãng US. 50,000 trong 6 năm.
Tổng cộng chi phí của Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam:
72,000 (thư ký) + 13,000 (tiền in) + 22,400 (dụng cụ trang bị) + 50,000 (trợ cấp giao thông, hội nghị) = US. 274,000 (Hai trăm bảy mươi bốn ngàn Mỹ Kim).
Chú thích: Tất cả các Học Giả, Ban Ðiều Hành, Ban Chuyên Môn, và Ban Tài Chánh làm việc và viết bài miễn phí.
Ðài Loan, Tết Mậu
Dần 1998,
Kỳ họp mặt thường niên của
Hội Tu Sĩ Việt Nam Tại Ðài Loan.
Người soạn dự án: Giáo
Sư Trần Văn Ðoàn,
Department of Philosophy, National Taiwan University,
[106] Taipei, Taiwan, ROC.
Fax: 886-2-2363-6269
E-mail: tran@cmms.ntu.edu.tw