DẪN NHẬP

Linh Mục Hoành Sơn, SJ, Việt Nam

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Sống thiêng liêng và Thần học thiêng liêng với Tín lý

Thuở đầu trong Giáo hội, chú giaœi thánh kinh, lý luận thần học và giáo huấn thiêng liêng quấn vấn lấy nhau, không phân định rõ. Và đó là: Trí năng chiêm ngưỡng đức tin mạc khaœi. Từ mười thế kyœ nay, tách khoœi aœnh hươœng đan viện và giáo phụ, trí năng ấy biến thành Trí năng tra vấn (critique) trong thần học nhà trường (scholastique). Thần học nhà trường (tức kinh viện) đã tách việc tìm hiểu nội dung tin ra khoœi đời sống đức tin, khiến nó khách quan và minh bạch hơn, nhưng cũng do đó mà naœy sinh mâu thuẫn giữa một bên là kinh nghiệm và bên kia là thần học. Phe chuœ trương sống nghiệm cho thần học là "scientia vana" (cái biết viển vông vô ích), trong khi các tác phẩm cuœa họ, những "suy ra ướt át" lại bị thần học coi là thiếu nền taœng tín lý.

Thật ra, thần học nhà trường không phaœi là không đi hơi xa vào sự "vana" khi không mấy quy chiếu vào thánh kinh, lại cũng chẳng đếm xỉa gì đến kinh nghiệm sống tin nữa. Họ cốt giaœi thích cái gì đã được định tín, những tín điều vốn rõ ràng, vắn tắt và khô khan. Họ lăng xăng mổ xeœ mấy từ ngữ, xem chúng có thể mang những ý nghĩa gì và thực ra chỉ nhắm một ý nghĩa gì thôi. Trong lý luận, họ dựa vào hệ thống tín điều (do đó tính pháp lý và trừu tượng cuœa điều phaœi nhận, phaœi tin) hơn là nhất tính (unité) muôn mầu cuœa Lời Chúa và sự sống nghiệm Lời Chúa cuœa cộng đồng Dân Chúa từ khơœi thuœy đến giờ. Dĩ nhiên, đây mới HƠN LÀ, chứ chưa phaœi CHỈ THÔI.

Hồi đầu thế kyœ XX, một đôi cố gắng khoa học hóa kinh nghiệm đã cấn kết trong mấy cuốn thuœ baœn "thần học tu đức" (théologie ascétique), như cuœa Tanquerey rất quen thuộc với Việt Nam. Một phần thuœ baœn tóm tắt nội dung tín lý liên quan đến nguyên uœy và nền taœng cuœa đời sống thiêng liêng. Nhưng công việc chính cuœa chúng là diễn taœ và thang bậc hóa đời sống này dựa theo kinh nghiệm cuœa các bậc thày đan tu, do đó lấy cấp độ suy chiêm làm thước đo sống thánh.

Trên nguyên tắc, một thần học thiêng liêng chính cống Kytô-giáo không thể không quy chiếu vào lý tươœng Phúc âm, do đó dựa vào kinh thánh và được hướng dẫn bơœi tín lý. Ðối tượng đúng cuœa nó phaœi là đời sống thiêng liêng. Và một thần học về đời sống này vừa phaœi dựa vào kinh nghiệm sống tin truyền thống, vừa phaœi lý luận về lý tươœng Tin mừng và phác họa những quy luật cuœa con đường nên thánh.

Lý luận về Tin Mừng ư? Phaœi chăng đó là việc cuœa thần học tín lý, và làm như vậy, tu đức học đã rơi vào cái bẫy cuœa chuœ nghĩa duy lý: khách quan hóa cái đáng lẽ chỉ là sống nghiệm tâm hồn?

Thế nhưng làm sao tránh được lý luận nhỉ, khi đây không phaœi là sống đạo, mà khoa học về sống đạo? Mà dù cho sống đạo, thì sống đạo Kytô-tính cũng phaœi đặt nền trên đức tin Kytô-giáo, và niềm tin này có đối tượng mô thức (objet formel) là một hệ thống giáo lý mạc khaœi.

Vâng, sống đạo không thể chỉ là những caœm nghiệm suông, mà những caœm nghiệm được hướng dẫn để đi vào mầu nhiệm Chúa Kytô, mầu nhiệm đã được "thông tin" cho chúng ta bằng thứ ngôn ngữ khách quan cuœa loài người. Dĩ nhiên còn có Chúa Thánh Thần. Nhưng Thánh Thần chỉ nhắc lại ơœ bên trong những điều Chúa Yêsu đã nói ơœ bên ngoài thôi (Yo.14.26). Vaœ lại, caœm nghiệm có thể có, nhưng chưa chắc do Thánh Thần. Bơœi thế, nó cần được kiểm chứng, mà đã kiểm thì phaœi dựa vào những tiêu chuẩn khách quan.

Sống đạo đã thế, nói chi đến khoa học sống đạo. Không thể chỉ trình bày kinh nghiệm, mà còn soi sáng kinh nghiệm bằng Lời Chúa. Không thể chỉ dùng một thứ ngôn ngữ khích động ướt át, mà còn phaœi tra vấn và phân tích, phaœi trình bày chính xác và có khoa học.

Vâng, thần học thiêng liêng không thể không dựa vào thần học tín lý, nhất là khi thứ tín lý ấy đã thành hiện sinh hơn hôm nay. Ðể thành hiện sinh, tín lý đã quan tâm đến sống nghiệm, đến truyền thống sống nghiệm cuœa cộng đồng thường được cô đọng ơœ những đỉnh cao, các thánh nhân. Ðể thành hiện sinh, tín lý còn phaœi hướng về sống đạo như cứu cánh cuœa nó. Vâng, tín lý không có cứu cánh ơœ chính mình, tín lý chỉ là đèn pha, là đường đi và phương tiện thôi.

Dựa vào tín lý, thần học thiêng liêng không thể không "trượt băng" tín lý, để nương theo đà trượt tín lý mà phô diễn nghệ thuật cuœa riêng mình.

Vâng, nếu cái nhìn tín lý nghiêng hẳn về lý thuyết dù không xa rời sống nghiệm, thì cái nhìn cuœa thần học thiêng liêng, tuy hướng hẳn về thực hành (sống đạo) đấy, nhưng đứng vững trên hai chân cuœa caœ kinh nghiệm lẫn giáo lý.

Thần học thiêng liêng và thần học luân lý

Tuy cùng nhắm đức tin trong đời sống, thần học thiêng liêng cũng phân biệt với thần học luân lý luôn.

Sự ra đời cuœa nếp sống tu vào thế kyœ IV rồi sẽ chia đôi Dân Chúa thành tu và tục. Người tục thì đi con đường cuœa tối thiểu: tránh tội và giữ luật, trong khi con đường cuœa tối đa thuộc về tu sỹ, và đây là: sống các khuyến dụ Tin Mừng. Do đó, khoa học sống đạo cũng chia đôi dứt khoát: tu đức nhắm tu sỹ và luân lý nhắm "người đời".

Thật ra thần học luân lý được soạn vì các cha giaœi tội, giúp các ngài làm quan tòa xét xưœ, do đó nặng về pháp lý và có tính cách giaœi mục (casuistique), nghĩa là cốt phân loại các hình thức phạm tội và đề ra cách xưœ lý cho mỗi ca. Trong khi ấy thần học tu đức, tuy có dẫn chứng kinh thánh đôi phen, nhưng chỉ nhắm tiến trình thánh hóa và kỹ thuật nên thánh, chứ ít lý luận về lý tươœng và nền taœng Tin mừng cuœa chính sự nên thánh đó.

Ngày nay, thần học luân lý đã bớt tính hình thức để đi vào những uẩn khúc bên trong cuœa tâm hồn, đã bớt thiên về tội để nói nhiều hơn về những thúc bách cuœa Phúc Âm. Có điều thần học luân lý vẫn nên đứng riêng để đi vào những hình thái muôn mặt cuœa đời sống cá nhân và xã hội, hầu tìm ra cách ứng xưœ thoœa đáng cho trăm ngàn những vấn đề phức tạp đặt ra cho thời đại hôm nay, như vấn đề công bình trong sinh hoạt kinh tế thị trường, vấn đề sinh thái trong liên quan với phát triển kỹ nghệ.

Tuy không phân ranh rõ nét với thần học luân lý vì có những vấn đề chung mà hai bên cùng bàn tới (như lý tươœng Tin Mừng chaœ hạn), nhưng thần học thiêng liêng chú tâm đến thực tại lành thánh bên trong hơn là những hình thái và bổn phận bên ngoài vốn được dành cho thần học luân lý từ xa xưa.

Ðời sống thiêng liêng với tâm lý học và văn hóa dân tộc

Thánh hóa là việc cuœa Thần khí Chúa, nhưng sự thánh hóa ấy lại thực hiện trên con người, nên caœi biến là chính con người này biến caœi, tuy biến caœi mà vẫn còn là người. Vaœ lại, Thánh Thần cũng không làm nổi việc caœi hóa ấy nếu không có sự đồng tình và đồng tác cuœa chính con người với các năng khiếu, khuynh hướng, tâm tình và cơ cấu tâm sinh lý cuœa nó. Vì thế, tâm tu học không thể không thỉnh vấn tâm lý học. Chính bậc thầy Yoan Thánh giá cũng phaœi thú nhận:

Gần đây, tâm lý học chiều sâu ra đời cùng với những tiết lộ động trời cuœa nó, khiến người nên thánh, hay hướng dẫn nên thánh lại phaœi quan tâm thêm đến những then máy vô thức chúng có thể thọc ngang vào bước tiến thiêng liêng cuœa rất nhiều người.

Tâm hệ mỗi người từ nền taœng còn được tôi luyện trong những nguyên tiêu (archétyes) văn hóa rất khác nhau từ dân tộc này đến chuœng tộc kia. Thánh với Tây phương luôn có cặp mắt hướng lên và rực lưœa, trong khi thánh với vùng Cực đông thì mắt lại lim dim và veœ mặt thư thái do nhập định. Bơœi thế, muốn phát triển dễ dàng và hết mức ân suœng Phép Rưœa, không thể không nhờ đến đòn bẩy cuœa các biểu hiệu tôn giáo địa phương, cuœa các xu hướng xã-văn (socio-culturels) thuộc mỗi vùng trời.

Lại nữa, vì tu hành Phương Ðông đã có một kinh nghiệm ba ngàn năm, với nhiều phương thế tu luyện được phát minh và hoàn chỉnh rồi, nên chúng ta không thể boœ qua cái vốn quý kỹ thuật ấy mà không mang vào bổ túc cho phương pháp sẵn có cuœa Kytô-giáo Phương Tây, khi mà chính Phương Tây ấy ngày nay có caœ ức vạn người đến thụ giáo với các bậc thầy Ấn Phật, hầu nhờ kỹ thuật cuœa họ mà gặp gỡ chính Thiên Chúa cuœa mình tốt hơn.


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page