Bức thư của ÐTC gửi cho các người cao niên.
Sáng thứ Ba 26.10.99, Ðức Hồng Y James Stafford, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh phụ trách giáo dân và Ðức Giám Mục Rylko, Tổng Thư Ký Hội Ðồng, trình bày với giới báo chí Bức Thư của ÐTC gửi cho các người cao niên. Bức thư được ký ngày mồng một tháng 10.1999, ngày Liên Hiệp Quốc dành cho các người cao niên, với mục đích kêu gọi sự chú ý của tất cả xã hội về tình trạng của những ai, vì sức nặng nề của tuổi tác, phải đối phó với nhiều vấn đề phức tạp.
Bức thư của ÐTC mở đầu bằng những lời thân tình sau đây: "Tôi cũng là một người cao tuổi. Tôi cảm thấy ước muốn này là được đối thoại với anh chị em... vừa dâng lời cảm tạ Chúa vì những ơn ban và những cơ hội thuận tiện mà Người đã dành cho tôi cách dồi dào cho tới ngày hôm nay". ÐTC nhận xét như sau: Việc trở lại dĩ vãng để thử làm một thống kê là điều rất tự nhiên của tuổi chúng ta... Việc suy tư được đặt ra hơn cả là việc suy tư liên hệ đến thì giờ qua đi không thể lấy lại được. Ðời sống chúng ta đã được ghi vào thế kỷ 20 này do Chúa Quan Phòng, một thế kỷ như biết bao thời đại khác của lịch sử, đã ghi nhận nhiều ánh sáng và bóng tối. Chúng ta nói gì về hai thế chiến, đã gây nên biết bao chết chóc và tàn phá chưa bao giờ thấy. Vào nửa thế kỷ thứ 20 nầy, chiến tranh lạnh đè nặng trên thế giới trong nhiều năm. Còn quá nhiều quốc gia chưa biết đến hòa bình và tự do. Nhiều ổ chiến tranh vẫn tiếp tục bùng nổ, nhiều lúc với những cuộc sát hại và bạo động. Tuy nhiên những nơi chiến tranh đó đã bị lãng quên quá nhanh, do bởi các đề tài thời sự khác. Nhưng cũng trong lúc đó, ý nghĩa về quyền của các dân tộc tiến đến tự trị trong khuôn khổ các mối quan hệ quốc gia và quốc tế, được hướng dẫn đi dến việc đánh giá căn cước văn hóa và việc tôn trọng các nhóm thiểu số, cũng đã phát triển mạnh mẽ. Ðiều này phải được coi là một ơn lớn lao của Thiên Chúa; rồi cả sự kiện này nữa là các tôn giáo tiến đến việc đối thoại: việc dối thoại này làm cho các tôn giáo trở nên yếu tố căn bản của hòa bình và của đoàn kết cho thế giới. Một lãnh vực khác quan trọng của việc trưởng thành là sự nhậy cảm mới về môi sinh, sự nhậy cảm này đáng khích lệ. Và trong lúc thế kỷ và ngàn năm này đang đi đến lúc kết thúc và bắt đấu một rạng đông của một thời đại mới cho nhân loại, chúng ta hãy dừng lại để suy tư về thực tại của thời giờ đang qua đi mau lẹ.
ÐTC đặt câu hỏi: Tuổi già là gì? Rồi ngài đáp: Trong một ý nghĩa nào đó, là thời gian đặc biệt của sự khôn ngoan, thường là thành quả của những kinh nghiệm. Con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và mọi lứa tuổi có vẻ xinh đẹp và những bổn phận của nó. Tuổi cao tìm thấy trong Lời Chúa một sự an ủi lớn lao, đến độ tuổi thọ được coi như dấu hiệu của lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Ðến đây, ÐTC thuật lại trường hợp Abraham và Sara, Maisen, Elisabetta và Zacaria, ông già Simeon và bà Anna, rồi Nicodemo; chính Phêrô được gọi minh chứng đức tin mình bằng việc tử đạo. Tuổi già, vì thế, theo giáo huấn và ngữ vựng riêng của Thánh Kinh, được đề nghị như thời gian thuận tiện cho việc hoàn tất cuộc mạo hiểm của con người.
ÐTC cho chúng ta nhận xét này là trong quá khứ người ta rất tôn trọng đối với các người cao tuổi. Ngày nay thì sao? Nơi một số dân tộïc, tuổi già được tôn trọng và đánh giá cao. Trái lại, tại một số quốc gia khác, ít được tôn trọng hơn nhiều, do một tâm trạng này là đề cao lên hàng đầu tính cách lợi ích trực tiếp và sức sản xuất của con người. Ngày nay người ta đề nghị mỗi ngày mỗi nhiều hơn việc làm cho chết êm dịu, như giải pháp cho những tình trạng khó khăn. Tiếc thay, trong những năm nầy, quan niệm về việc làm cho chết êm dịu, không còn gợi lên những tâm tình ghê tởm nữa, một sự ghê tởm được cảm nghiệm nơi những tâm hồn nhậy cảm còn biết tôn trọng sự sống. Vì thế ÐTC chủ trương rằng cần phải lấy lại quan điểm đích thực về sự sống trong toàn bộ của nó. Các người cao tuổi giúp chúng ta nhìn vào những thăng trầm của trần thế với sự khôn ngoan hơn, bởi vì những thăng trầm đã làm cho họ trở thành những người kinh nghiệm và trưởng thành. Giới răn thảo kính các người cao tuổi bao gồm ba bổn phận đón tiếp, giúp đỡ và đánh giá cao các đức tính của họ.
ÐTC viết: Trong khi tôi nói với các người cao tuổi, tôi không thể không ngỏ lời với cả giới trẻ nữa, để mời gọi họ ở bên cạnh các người cao tuổi. Cộng đồng Kitô, về phần mình, có thể lãnh nhận nhiều điều từ nơi sự hiện diện bình thản của những ai đang tiến đến tuồi già. Dần dần với sự kéo dài trung bình của đời sống, khuôn mặt của các người già gia tăng; và do đó cần khẩn cấp võ nền văn hóa trong đó tuổi già được đón nhận và đánh giá cao, chớ không phải bị loại ra ngoài lề xã hội. Lý tưởng hơn cả là người già ở lại trong gia đình, cho dù có những khuyến khích hoặc những bắt buộc, được đưa vào các nhà dưỡng lão.
Trong bức thư này ÐTC còn gửi một tư tưởng biết ơn đến các Tu Hội và các nhóm tự nguyện hiến thân lo lắng cho các người cao tuổi. Với các người tuổi tác, ÐTC nói rõ: ngài luôn luôn gần gũi với tất cả tình yêu mến; rồi ngài viết thêm: "Tôi nghĩ cách riêng đến anh chị em, góa bụa, đang sống cô đơn, chờ đợi qua chặng cuối cùng của đời sống. Với anh chị em, các Tu Sĩ nam nữ tuổi tác, từ bao năm anh chị em đã phục vụ cách trung thành lý tưởng của Nước Trời. Với anh em rất thân mến trong chức Linh Mục và Giám Mục, vì lý do tuổi tác, anh em đã bỏ trách nhiệm trực tiếp của Thừa Tác Vụ mục vụ: Làm quen với tư tưởng của lúc xế chiều là một điều rất tự nhiên, và chúng ta, những nguời cao tuổi, phải cố gắng phú thác cho viễn tượng của việc qua đi này. Nhưng đức tin chiếu sáng mầu nhiệm của sự chết và đổ xuống sự bình thản cho tuổi già, không được coi và sống như sự chờ đợi thụ động về một biến cố hủy diệt, nhưng như là việc tiến đến đích điểm của sự trưởng thành hoàn toàn.
Sau cùng ÐTC nhấn mạnh rằng: tất cả các sáng kiến xã hội nhằm làm cho người cao tuổi, cả trong sự tiếp tục bồi dưỡng mình về thể xác, trí tuệ và trong đời sống xã giao, cả trong việc làm cho họ trở nên hữu ích, bằng việc dành thì giờ, khả năng riêng và kinh nghiệm riêng cho người khác. ÐTC viết: Trong tinh thần này, anh chị em cao tuổi thân mến, trong khi tôi cầu chúc cho anh chị em sống bình thản những năm tháng mà Chúa đã ấn định cho mỗi người, thì tự nhiên tôi nghĩ đến việc chia sẻ, cho đến tận cùng, chia sẽ cho anh chị em những tâm tình đang linh hoạt tôi trong quãng thời gian cuối cùng này của cuộc đời tôi, sau hơn 20 năm của Thừa Tác Vụ trên Tòa Phêrô và trong khi chờ đợi Ngàn Năm thứ ba, nay đã tới ngưỡng cửa. Dù những giới hạn chồng chất theo tuổi, tôi vẫn giữ được cái ý vị cao quí của đời sống. Tôi cảm ơn Chúa về ơn này. Ðược tiêu hao đến giờ phút cuối cùng, (tiêu hao) cuộc đời vì Nước Chúa là một điều đẹp thay. Ðồng thời, tôi tìm thấy một sự an bình lớn lao trong việc nghĩ đến giờ phút mà Chúa sẽ gọi tôi.