Triệu chứng của bệnh này là sợ tốn sức tốn của, sợ liên lụy, a dua: ai mạnh thì hùa theo. Khi nói thì rất hăng, nhưng vào việc thì viện đủ lý do để che đậy cái hèn nhát và lười biếng của mình. Giữa đại hội thì phát biểu thật hùng hồn, lúc phân việc thì lẩn đâu mất.
Trong đội tù của tôi trước đây có một ông cũng từ miền Nam ra. Mỗi lần họp anh ta phát biểu ào ạt. Ðụng chuyện gì cũng dơ tay phát biểu. Nói huyên thuyên mà thường lạc đề. Ðến lúc chia việc thì im re. Riết anh em trong tổ ngán. Nên mỗi lần anh ta dơ tay phát biểu là anh em đồng loạt hô: Im mà nghe, đài Mát-cơ-va phát!
Chuyện kể hai nhà thông thái nọ muốn tìm hiểu xem thành phố Rôma có mấy người làm việc. Họ bắt đầu bằng một chuỗi phân tách loại trừ. Trước tiên trừ đi con số trẻ em chưa đến tuổi làm việc, đến số người bệnh tật, số người ở tù, rồi số dân biểu nghị sĩ quanh năm suốt tháng chỉ cãi nhau và dơ tay bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, số người làm nghề phê bình đá bóng... Cứ thế mà trừ, kỳ cùng chỉ còn lại hai người làm việc, đó là hai nhà thông thái. Nhưng rồi một ông lên tiếng ngay: tôi từ nãy giờ tính toán quá mệt rồi, nên chi tôi bầu anh làm việc tiếp để tôi nghỉ!
Ðể xây dựng cộng đoàn có trăm công ngàn việc. Việc gì cũng đáng làm. Chẳng cần phải ngồi ghế lãnh đạo mới là làm việc. Việc nào cũng có thể nên thánh, miễn là làm cho tới nơi tới chốn.
Khi ở Dublin một tháng
để học hỏi về Ðạo binh
Ðức Mẹ tôi may mắn được
gặp người sáng lập, ông Frank
Duff. Tôi háo hức, tưởng
sẽ diện kiến một nhân vật quốc
tế tiếng tăm; người mà
các Hồng y, Giám mục khắp nơi
đều phải ngồi nghe. Nhưng không
ngờ, ông chỉ là một cụ già
đưa thư. Hàng ngày khiêm tốn
đạp chiếc xe cọc cạch ra bưu điện
mang thư về cơ quan, bỏ vào hộp
thư của gần một ngàn chi nhánh
Ðạo binh ở Dublin. Ngưởi ta
nói công việc của ông bây giờ
chỉ có thế; có tuổi rồi không
còn giữ vai trò quan trọng nào
nữa; nhưng khi ai cần ý kiến
thì ông sẵn sàng đóng góp
và hướng dẫn giải quyết.
Ðấy, công việc đưa thư hèn
mọn có làm giảm tư cách con người
đâu!
Những trại tập trung
ở Dachau, ở Auschwitz vô cùng
kinh khủng, nhưng người ta có thể
trông thấy được, trên bản
đồ có chỉ nó nằm ở
vùng nào, nước nào.
Giờ đây còn có những
trại tập trung, những Dachau mới,
Auschwitz mới, rộng hơn thế giới
nầy, cái thế giới được
gọi là tự do, của con người.
Nhưng phân nửa có thể trông
thấy, và phân nửa không thấy
được.
Nạn nhân là những người
bị giam cầm khốn khổ, bởi bất
công, bởi áp bức bóc lột.
Ai lưu ý mới trông thấy được,
dù chiến tranh chấm dứt, nó
vẫn còn. Có hàng rào kẽm
gai bao bọc họ, "Dây kẽm gai" của
bất công do những người
áp bức, bóc lột dựng lên,
"Dây kẽm gai" do sự hững
hờ của con tạo ra.
Mỗi ngày bao nhiêu anh em con ở Châu
Á, Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh, ở
Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, ở Nam Tư,
bao nhiêu anh em đang lê bước trên
đường tử nạn lên núi
Calvariô của họ.
Họ là Chúa Giêsu bị bỏ rơi,
bị quên bẵng, bị kỳ thị cách
bất công độc ác.
Vì con sợ bẩn tay, sợ liên
lụy đến bản thân con.
Vì con tiếc nuối đời sống
xa hoa, tiêu thụ, sung sướng của
con.
Nên con không muốn nhớ, không
muốn biết đến họ, nhưng sự
thật vẫn sờ sờ đó,
trách nhiệm vẫn đè nặng lương
tâm con.
Xin Chúa Chúa cho con can đảm phá
tan cái "hàng rào kẽm gai" của
ích kỷ, hèn nhát, kỳ thị,
vụ lợi, đang siết chặt thế
giới trong vòng vây của nó,
mà con là một trong những đồng
loã đã dựng nên nó.