- Tôi là người Công giáo Việt Nam đang sống ở hải ngoại.
Tôi tiếp nhận máu huyết của cha mẹ, ông bà; thừa hưởng gia sản văn hoá, giá trị đạo đức ngàn đời của tổ tiên Việt Nam.
Là người Việt Nam, tôi có một tổ quốc Việt Nam với non sông gấm vóc, lịch sử vẻ vang, đồng bào cần mẫn, hào hùng; tôi yêu quê hương Việt Nam và hãnh diện làm người Việt Nam.
Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II nhắc chúng ta: "Các bạn hãy hãnh diện làm người Việt Nam".
Mỗi người Việt Nam phải xác tín mình là cái vốn đầu tư của Ðất - Nước, nếu không thành công trong tư cách đạo đức, trí thức... thì chính chúng ta làm thiệt hại cho đất nước.
Tôi không có quyền chỉ trích, đòi hỏi người khác, khi chính bản thân tôi chưa làm gì cho đất nước cả.
Vì là người Việt Nam, tôi cần biết non sông đất nước, cần học hỏi về lịch sử dân tộc tôi; tôi phải hiểu được, nói được tiếng nói, chữ viết Việt Nam. Tôi có trách nhiệm truyền đạt tiếng nói, chữ viết Việt Nam cho con em, bạn bè, đồng bào tôi.
Nếu tôi không quyết tâm bảo vệ căn tính Việt Nam thì chỉ cần vài thế hệ số người nói tiếng Việt Nam ở hải ngoại ngày càng hiếm, và các kiều bào về thăm tổ quốc sẽ phải cần thông dịch viên.
Chúng tôi gặp nhiều bạn trẻ rất tha thiết biết Ðất - Nước mình, nhưng họ ân hận, hổ thẹn vì không nói sành sõi tìếng Việt. Chúng ta thương mến các bạn trẻ đó; và bậc cha mẹ, đàn anh phải xét lại mình về trách nhiệm nầy.
Ðã là người Việt Nam, tôi có bổn phận dấn thân phục vụ đồng bào, trung thành bảo vệ và xây dựng quê hương tôi bằng tim óc, xương máu tôi. Tôi còn phải là niềm hãnh diện và hy vọng cho đồng bào, dân tộc Việt Nam của tôi.
"Cha mong giòng máu ái quốc sôi trào trong huyết quản con".
Tôi đã được chịu phép rửa Chúa Thánh Thần qua Giáo hội đưa tôi vào sự sống của Thiên Chúa, là Cha chung của mọi người nhờ ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô.
Nhưng tôi chịu phép rửa tội, ghi tên vào sổ chưa hẳn đã thành người công giáo đúng mức.
Người Công Giáo chân thật phải sống như Chúa Giêsu, sống theo Phúc âm.
- Ðừng để thiên hạ xây dựng thế giới nầy mỗi ngày mà con không biết, không khám phá, không thao thức, không nhúng tay vào. Chúa đã cứu chuộc con và đặt con vào thế gian trong thế kỷ nầy, thập niên nầy, môi trường nầy. Ðặt con, chứ không phải cục đá! Khác nhau lắm! Ðừng làm "công giáo bù nhìn" (ÐHV. 621).
- Sự ly dị giữa cuộc sống đạo ở nhà thờ và ngoài xã hội, là gương xấu tai hại nhất trong thời đại chúng ta (ÐHV. 622).
Vì thế, cuộc sống tôn giáo phải giúp tôi trở thành người công dân Việt Nam tốt: tôi xác tín được rằng mọi người, người đồng bào tôi, tất cả là anh chị em của một Cha chung; tôi ý thức được trách nhiệm phải phục vụ những người bên cạnh, đồng bào tôi, xây dựng hoà bình và thịnh vượng cho đất nước.
Là người Việt Nam Công Giáo đang sống tại hải ngoại, hằng ngày tôi sống với những người anh em tại quốc gia địa phương mà tôi định cư.
Thời gian hiện tại của thế giới hôm nay, không gian của xã hội, quốc gia định cư..., những thành tố cụ thể đó đang hoàn thành tiến trình phát triển con người và nhân cách của tôi. Tôi ý thức căn tính Việt Nam Công Giáo của tôi để phát huy các giá trị cao đẹp truyền thống của tổ tiên tôi, để tiếp nhận chân lý cứu độ nơi Ðức Kitô qua Giáo hội tôi. Tôi xác tín rằng: các giá trị cao đẹp của tổ tiên và chân lý cứu độ của tôn giáo tôi trong bất cứ môi trường sống nào đi nữa cũng luôn linh hoạt. Tôi vừa là chứng nhân sống động của các giá trị ấy trong môi trường mà tôi đang sống, đồng thời vừa tiếp nhận, sáng tạo những điều mới lạ, hay, đẹp nơi xã hội trước mắt, đóng góp phần mình vào đà tiến chung của nhân loại.
Là người Công Giáo Việt Nam hải ngoại, tôi không thể bằng lòng với khuôn khổ đóng kín, tự tách rời, của một lối tổ chức cộng đồng đã thuộc về quá khứ, không còn tiếp cận tâm tư của con người ngày nay. Tôi phải hội nhập với văn hoá của nơi tôi đến định cư mà không mất căn tính Việt Nam.
Giáo hội là đoàn người đang lữ hành, tiến bước, là thân thể sinh động của Chúa Kitô. Giáo hội ấy không "dậm chân tại chỗ", không thành tượng đá, nhưng luôn phát triển, cập nhật hiện tại, hướng dẫn thế giới đi về tương lai. Tôi phải tìm hiểu và tham gia sinh hoạt của Giáo hội địa phương, nếu không cộng đồng của tôi sau nhiều năm vẫn còn là "Giáo hội di cư".
Một hôm thằng con trai tôi mới lên bốn tuổi, hỏi mẹ nó:
"Mẹ ơi ba là nhiếp
ảnh viên,
tại sao ba không chụp cho con một tấm
hình của Chúa?"
Chúng tôi ngạc nhiên nhưng nghĩ rằng:
đó chỉ là một trong bao nhiêu câu hỏi của trẻ con.
Thế rồi, bốn năm
nữa đã trôi qua,
Tôi đã hiểu: thằng con tôi
nói có lý.
Có Chúa, vậy "tại sao lại không
chụp hình Ngài được?"
Với trình độ của tôi, tôi
hiểu sự thật của con tôi.
Tôi nhìn thấy ánh sáng,
Một ánh sáng đã làm cho tâm
hồn tôi rung động
Như ánh sáng đập vào cuốn
phim.
Dần dần ánh sáng ấy sẽ
mạc khải
Cho tôi thấy hình ảnh ấy trrong bản
thân tôi.
Và tôi đã khám phá
Một điều kỳ diệu: cuộc đời
của tôi
có nhiều điểm trùng hợp
với kỷ thuật chụp hình.
Ðể in một tấm hình đẹp,
cần phải có một âm bản đẹp;
Muốn có một âm bản đẹp,
cần phải có một cái máy chụp
hình,
một cuốn phim, và ánh sáng
có hình ảnh thấy được,
có ống kính mở và đóng
được.
Thế rồi sẵn sàng để in hình.
Thiên Chúa in hình ảnh không thấy
của Ngài trong tâm hồn chúng ta.
Hình ảnh Chúa biểu lộ trong cuộc
đời chúng ta,
Nhờ giáo dục và kinh nghiệm mỗi
ngày.
Kể từ lúc con người mỗi
lần ý thức hơn
sự hiện diện của hình ảnh ấy
Thế rồi cuộc sống thật của chúng
ta bắt đầu,
cuộc sống của một người hiểu
và biết mình được hiểu.
Và khi đến điểm ấy, tôi
đã hiểu rằng
Ðể chụp được một tấm
hình của Thiên Chúa
Công việc cần thiết độc nhất
là có một âm bản của Thiên
Chúa.
Âm bản ấy là chính tôi.
Hình ấy rõ hay mờ, đẹp
hay xấu tuỳ âm bản.