Nhân Thần Hội Ngộ

Quan Ðiểm Thần Học của Karl Rahner

Nguyên bản tiếng Hoa của Linh Mục Giuse Vũ Kim Chính, SJ

 


Lời Tựa

của Tác Giả

 

Lời tựa của tác giả trong bản nguyên ngữ tiếng Trung Hoa:

Cuốn sách này là nhân duyên trong khoảng thời gian hội thảo quốc tế giữa người viết (tác giả) và bậc thầy Rahner. Nhân duyên bắt nguồn từ thời điểm người viết (tác giả) đang theo học thần học tại Ðại học Inns-bruck, Áo. Do một số hoàn cảnh đặc biệt, Rahner người đã nghỉ hưu vào năm 1971, và đã quay trở lại giảng đường vào năm 1975 và tiếp tục giảng dạy tại Thần học viện nơi ông đã phát triển mạnh mẽ "Kitô học và Lịch sử Cứu Ðộ" (Kitô luận và Cứu Chuộc luận). (Vẫn còn nhớ như in, mã số khóa học là 100112). Nội dung và phương pháp các môn học của ngài vốn nổi tiếng là khó tiếp thu, nhưng đối với một chàng trai trẻ luôn khao khát thử sức, chúng mang tính thử thách sâu sắc và nhất là tính khởi phát.

Vì vậy, với tư cách là bậc thầy thế hệ cuối cùng và tôi giống như "bông hoa tối nở sớm tàn", thầm tin rằng "nhân cách giáo dục" của Rahner có ảnh hưởng sâu sắc hơn trong việc "giáo dục bằng lời": chính ngài là người đã để lại một tinh thần tư duy vô cùng quý giá và là hạt nhân để dễ dàng vượt qua những trở ngại trên bình diện chữ nghĩa. Khi tôi học triết học ở trường đại học Inns-bruck[1], việc quay trở lại điểm xuất phát của Rahner càng thấy rõ hơn sức sống mãnh liệt của triết học ẩn chứa trong thần học, do đó, càng ý thức hơn về tính "sáng tạo" trong thần học của ngài. Lúc này, động lực nghiên cứu tư tưởng của ngài, vô hình chung cũng xuất hiện một cách tự nhiên và trở nên rõ ràng hơn.

Khi người ta phản tỉnh về cuộc hành trình mà Rahner đã trải qua và nhận ra những dấu vết lịch sử mà ngài đã để lại, người ta có thể nhận ra viễn kiến tràn đầy hy vọng của ngài: các tác phẩm của Rahner trong những năm 1950 đã ảnh hưởng sâu sắc đến Công đồng Vatican II, từ thực tế này, chúng tôi tin rằng, nếu tinh thần của Vatican II trong thế kỷ XXI này, về phương diện "phát triển" và "thực hiện" một cách đặc sắc và ưu việt thì quan điểm thần học về con người của Rahner không nghi ngờ gì nữa, chắc chắn sẽ tiếp tục phát huy sự ảnh hưởng kiên định của mình. Vì lý do này, nhiều nhà thần học đều tán đồng với nhận định của H. Vorgrimler: "Tuyệt tác của Rahner có ảnh hưởng sâu sắc đến thần học Công giáo và thậm chí ngay cả ở thế kỷ 21, "phẩm chất" chức năng của nó vẫn còn hữu dụng.

Cuốn sách này vẫn là tác phẩm dựa trên những suy tư của Rahner nghiên cứu về thần học con người, tìm hiểu sâu hơn về cuộc hội ngộ giữa con người và Thiên Chúa. Thần học của Rahner là phục vụ đức tin và con người. Vì vậy, nếu nghiên cứu kỹ cuộc đời của ngài, không khó để nhận ra rằng ngài là mẫu gương tốt nhất về thần học: ơn gọi làm người của ngài là nỗ lực không mệt mỏi để "trở thành" một người hiểu biết những nhu cầu của thời đại và là câu trả lời một cách xứng hợp của một Kytô hữu chứng nhân. Do đó, thần học của ngài được gọi là thần học nhân loại học, nhưng nó không đối lập với thần học lấy "Thiên Chúa" làm trung tâm, mà đi từ chuyện thông qua một điểm khẳng định sự hữu hạn của con người, đến ý nghĩa của việc lấy sự việc sắp xếp lại người, sự việc và sự vật. Vì thế, do tư tưởng của Triết học tân kinh viện, khiến cho bất kỳ loại tư tưởng nào cũng có thể được kết nối lẫn nhau thông qua sự hiểu biết, đối thoại, phê phán, thậm chí trở thành lực thúc đẩy tiếp cận đến chỉnh thể vô hạn; tiếp tục lấy việc truy tìm nguồn xuất phát và gia tăng việc nghiên cứu làm nền tảng kết tinh cho nguồn suối đời sống đức tin qua mọi thời đại, nhờ đó chúng ta có thể nhận ra tư tưởng của Rahner và những cải cách cơ bản của Công đồng Vatican II hoặc thiết lập quan điểm của thần học: hiểu được các dấu chỉ thời đại và trả lời chúng từ cội nguồn của niềm tin.

Liên quan đến vấn đề này, khi thần học của Rahner đề cập rộng rãi đến nhiều vấn đề mà các Kitô hữu châu Âu phải đối mặt, mà điểm khởi đầu chúng tôi chọn trong cuốn sách này là từ góc độ của người châu Á chú trọng đến việc tiếp xúc giữa Thiên Chúa và con người, chẳng hạn như: chuyên tâm tận tụy cho việc nghiên cứu về phương pháp luận siêu nghiệm, tính tương quan giữa triết học và thần học, đạo đức, linh đạo, tôn giáo và đối thoại liên tôn, v.v. Và với lối nghiên cứu còn sơ đẳng này, hy vọng sẽ soi chiếu và dần dần mở rộng đối với những ai thích nghiên cứu sâu hơn về văn hóa Trung Quốc, nhất là về các chuyên đề trong thần học Công giáo.

Về những kết quả mà tư tưởng của Rahner được thảo luận trong cuốn sách này, có cuốn là tác phẩm đầu tay; một số được viết lại hoặc bổ sung sau khi các bài báo cáo trong các hội thảo và một số là kết quả của các dự án chuyên đề nghiên cứu.

Cuốn sách này thuộc thể loại khởi sự (mở đầu), nó bao gồm các chương như "Cuộc đời và bối cảnh của Rahner " và "Phương pháp nhân học siêu nghiệm của Rahner". Hạng mục thứ hai là cuộc hội thảo do Khoa Triết học của Ðại học Công giáo Phụ Nhân tổ chức và đăng trên các số 222, 274 và 286 của tạp chí nguyệt san "Triết học và Văn hóa". Hiện nay nó được viết lại hoặc mở rộng với tên gọi " Luân lý hiện sinh của Rahner", "Cuộc gặp gỡ giữa con người với mầu nhiệm " và " Tính tương quan giữa triết học Heidegger và thần học của Rahner". Ở đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành vì sự giúp đỡ và ủng hộ của "Khoa Triết học Ðại học Phụ Nhân" và " Tòa báo nguyệt san Triết học và Văn hóa". Thuộc loại thứ ba là các bài báo như "Quan điểm tôn giáo của Rahner" và " Nghiên cứu đối thoại liên tôn của Rahner", v.v..., Ðây là kết quả của dự án chuyên đề "Tính phổ quát của Thiên Chúa: nghiên cứu quan điểm của Rahner về đối thoại liên tôn" do "Trung tâm nghiên cứu văn hóa Trung - Tây của Ðại học Công giáo Phụ Nhân" tài trợ, xin tri ân sự hỗ trợ đặc biệt của Trung tâm.

Ngoài ra, trong tác phẩm này, hầu hết các bản dịch tiếng nước ngoài, nếu "thuộc về thần học" đều được trích dẫn từ "Từ điển thần học" do "Hiệp hội biên dịch các tác phẩm thần học Phụ Nhân" biên soạn; nếu "thuộc về triết học" thì được trích dẫn từ "Từ điển triết học" do "Ủy ban biên tập từ điển triết học Ðại học Phụ Nhân" biên soạn. Xin được tri ân cách đặc biệt về những cống hiến của họ cho cuốn sách này.

Xin chân thành cảm ơn Giáo sư Trần Ðức Quang, chủ nhiệm khoa Tôn giáo học Ðại học Phụ Nhân, và Linh mục Aloisius Luis Gutheinz, SJ đã quan tâm và ưu ái viết lời giới thiệu. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới Linh mục Giáo sư Trương Xuân Thân và Linh mục Giáo sư Phương Trí Vinh tuy bận rộn đã duyệt bản thảo. Cảm ơn Cô Trương Thụy Vân, chủ nhiệm Thư viện Thần học viện đã hỗ trợ về nhiều mặt, nhất là việc đánh máy toàn bộ cuốn sách. Cũng xin cảm ơn Linh mục Giáo sư Hồ Quốc Trinh và Cô Dương Tố Nga đã hỗ trợ và xuất bản. Và còn rất nhiều người cách này hay cách khác đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong cuộc sống, mà tôi không thể kể ra hết ở đây. Thật vậy, tất cả sự sống đều nhằm tôn vinh Thiên Chúa, vì việc gặp gỡ Thiên Chúa mang lại cho chúng ta sự sống và sự sống dồi dào phong phú hơn.

Vũ Kim Chính, SJ

Mùa Giáng Sinh 1999

- - - - - - - - - - - -

[1] Trường Ðại học Inns-bruck cho đến nay vẫn nổi tiếng về lĩnh vực Triết học tân kinh viện, với các bậc thầy nổi tiếng như Ẹ Coreth, Ọ Musk, Ẹ Rungadier, v.v...

 

(Linh mục Phạm Ngọc Ngôn chuyển dịch Việt ngữ từ bản tiếng Hoa)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page