Phút Cầu Nguyện Cuối Ngày (4)

(Những Bài Suy Niệm và Cầu Nguyện Hằng Ngày

của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu

Radio Veritas Asia)

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


- 110 -

Thinh Lặng Ðể Cầu Nguyện

 

110. Thinh Lặng Ðể Cầu Nguyện

"Hãy dừng lại trong thinh lặng và các con sẽ nhận biết Ta là Thiên Chúa." (Tv.46:11)

Nếu chúng ta thực sự muốn cầu nguyện, thì trước hết chúng ta cần học bài học biết lắng nghe. Bởi vì Thiên Chúa nói trong thinh lặng của tâm hồn, và để có thể cảm nghiệm được sự thinh lặng này, để có thể lắng nghe Thiên Chúa nói.

Chúng ta cần có tâm hồn trong sạch bởi vì con tim trong sạch có thể nhìn thấy Thiên Chúa, cảm nghiệm Thiên Chúa và lắng nghe lời Ngài. Khi cầu nguyện trở nên khó khăn thì chúng ta cần phải giúp mình cầu nguyện và phương thế đầu tiên mà chúng ta phải sử dụng là thinh lặng sâu xa, chúng ta không thể nào đặt mình trong sự hiện diện trực tiếp với Thiên Chúa nếu chúng ta không có thói quen giữ thinh lặng trong tâm hồn và bên ngoài xung quanh chúng ta.

Thiên Chúa là bạn của sự thinh lặng, chúng ta hãy tôn thờ Chúa Giêsu trong tâm hồn chúng ta. Ngài đã sống trong thời gian 30 năm trong số 33 năm sống ở trần gian này rồi. Ngài đã bắt đầu cuộc đời công khai bằng 40 ngày sống trong thinh lặng. Ngài thường tách mình ra để qua suốt đêm trong thinh lặng trên núi vắng. Ngài đã rao giảng với uy quyền nhưng sống suốt cuộc đời trong thinh lặng.

Chúng ta hãy tôn thờ Chúa Giêsu trong thinh lặng của Bí tích Thánh Thể, chúng ta cần phải gặp Thiên Chúa và chúng ta không thể gặp Ngài trong nơi ồn ào hay trong cảnh lộn xộn.

Hãy nhìn xem thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá, chúng lớn lên trong thinh lặng.

Hãy nhìn ngắm các vì sao, mặt trời, mặt trăng, tất cả di chuyển trong thinh lặng.

Thử hỏi sứ mạng của chúng ta không phải là trao ban Thiên Chúa cho những anh chị em nghèo hèn nhất trong xã hội hay sao? Không phải là một Thiên Chúa đã chết đi trong thinh lặng hay sao? Chúng ta càng lãnh nhận trong thinh lặng thì chúng ta càng có thể cho đi trong đời sống hoạt động của chúng ta.

Sự thinh lặng cho chúng ta một cách thức mới để nhìn các sự vật.

Chúng ta cần thinh lặng để chạm đến các linh hồn. Ðiều thiết yếu không phải là cái mà chúng ta nói ra nhưng là điều mà Thiên Chúa nói với chúng ta và qua chúng ta. Chúa Giêsu luôn luôn hiện diện ở đó và Ngài chờ đợi chúng ta trong thinh lặng.

Trong thinh lặng, Ngài sẽ lắng nghe chúng ta, và trong thinh lặng, Ngài sẽ nói với linh hồn chúng ta. Trong thinh lặng, chúng ta sẽ nghe được tiếng Ngài. Thật khó để giữ thinh lặng trong chúng ta, nhưng chúng ta phải cố gắng cho được, trong thinh lặng chúng ta sẽ gặp được năng lực mới là sự kết hiệp thật sự với Chúa. Sức mạnh của Thiên Chúa là sức mạnh cho chúng ta để làm tốt mọi sự.

Sự kết hiệp những tư tưởng của chúng ta với những tư tưởng của Chúa, kết hiệp những lời cầu nguyện của chúng ta với những lời cầu nguyện của Chúa. Kết hiệp những hành động của chúng ta với những hành động của Chúa và kết hiệp đời sống chúng ta với đời sống của Chúa. Chúng ta sẽ gặp được sự kết hiệp đó trong thinh lặng.

Tất cả những lời nói của chúng ta sẽ trở nên vô ích nếu chúng ta không đến từ bên trong. Những lời nói nào trao ban ánh sáng của Chúa Kitô thì làm giảm bóng tối. Mẹ Têrêsa nói tiếp như sau: "Việc cầu nguyện nội tâm và chiêm niệm là sự đáp trả tình yêu thương của Thiên Chúa".

Cầu nguyện và chiêm niệm không phát sinh từ những cố gắng của chúng ta để hành động hay từ những lo lắng của chúng ta, nhưng phát sinh từ những kinh nghiệm sâu xa về Tình Yêu Chúa. Thánh Gioan đã nói rõ ràng về điều này như sau:

"Tình yêu thương hệ tại ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa nhưng chính Thiên Chúa đã yêu mến chúng ta." (1Gio 4:10).

Trong thinh lặng tâm hồn, tình yêu thương này như lời mời gọi luôn có sức sáng tạo. Nó khơi dậy một sự đáp trả, một thôi thúc nội tâm đưa linh hồn tới Thiên Chúa, một năng lực. Ðây là động lực thúc đẩy Mẹ Têrêsa và những người khác như Mẹ có thể hòa hợp đời sống cầu nguyện với đời sống hoạt động. Nếp sống này tùy thuộc hoàn toàn vào nếp sống kia. Những hoạt động ngoại thường của Mẹ múc lấy sự hiệu nghiệm của chúng ta trong sự thinh lặng, mở rộng tâm hồn hướng về Thiên Chúa, hướng về việc lắng nghe.

Lạy Chúa, xin hãy làm cho con hiểu rằng, giống như sự kỳ diệu của các vì sao trên trời được biểu lộ trong thinh lặng mà thôi, và cũng thế, sự kỳ diệu của Thiên Chúa chỉ được mạc khải trong sự thinh lặng của tâm hồn.

Xin Chúa giúp con hiểu rằng:

Trong thinh lặng của con tim, chúng con có thể nhìn thấy những trang sách của vũ trụ được Thiên Chúa giữ chung lại với nhau.

Lạy Chúa, xin giúp con gặp Chúa trong thinh lặng. Amen.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page