X

 

Xá Giải

(= Absolution)

Hành vi linh mục nhân danh Thiên Chúa thứ tha (absolvere: tẩy xóa, tháo gỡ) các tội lỗi của hối nhân. Ðây chính là sự áp dụng quyền Chúa Giêsu đã trao cho thánh Phêrô: "Ðiều gì anh cầm buộc ở dưới đất, trên trời cũng cầm buộc và điều gì anh tháo cởi dưới đất, trên trời cũng tháo cởi" (Mt 16,19) và cho các Tông đồ vào ngày Phục Sinh: "Hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai, thì tội họ được tha; anh em cầm buộc tội ai, thì tội họ bị cầm buộc" (Ga 20,22-23).

Ðây là công thức xá giải: "Thiên Chúa là Cha thương xót, đã dùng sự sống, sự chết, và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Người dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho anh ơn tha thứ và bình an. Vậy tôi tha tội cho anh nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần".

Khi đọc công thức trên, linh mục giang tay về phía hối nhân, đến đoạn cuối, tức là phần quan trọng nhất, linh mục vẽ hình thánh giá trên hối nhân. (xc. Sám hối).

Cũng cần lưu ý là cuối phần sám hối ở đầu thánh lễ, linh mục cũng đọc một công thức xá giải, tuy nhiên không có tính cách bí tích: "in Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta đến cuộc sống muôn đời."

Khi cử hành sám hối tập thể, cần nhắc cho các tín hữu nhớ rằng họ buộc phải xưng những tội trọng mà họ đã xét thấy.

 

Xanh (Màu)

(= Vert)

Màu xanh là màu dùng trong mùa Thường Niên, nhắc đến việc Hội Thánh lớn lên nhờ nhựa sống Thiên Chúa ban.

 

Xin Cũng Cho Chúng Con (Kinh)

(= Nobis quoque)

Ðây là những chữ  La tinh đầu tiên của lời nguyện cuối kinh Tạ Ơn I (lễ qui Rôma): "Cả chúng con nữa, là những người tội lỗi..." Lời nguyện này xin Chúa cho cộng đoàn phụng vụ được tham dự vào cộng đoàn các thánh Tông Ðồ và tử đạo; trong lời nguyện có nêu tên một vài vị (xc. Bìa xếp, Kinh "Cùng hiệp thông...").

 

Xin Nhớ Ðến (Kinh)

(= Memento)

Từ La tinh memento có nghĩa là kinh Xin hãy nhớ đến. Ðây là những tiếng đầu tiên của lời nguyện trong kinh Tạ Ơn Rôma, đọc trước lời thánh hiến, với mục đích trao phó mọi người sống cho Thiên Chúa. Cuối kinh Tạ Ơn này, cũng có một lời nguyện khác, bắt đầu bằng tiếng Memento, để trao phó cho Thiên Chúa những người đã qua đời. Việc nài xin Chúa tưởng nhớ là một yếu tố chính của phụng vụ (xc. Tưởng nhớ).

 

Xức Dầu

(= Onction)

Tiếng La tinh là unctio, ungere. Việc xức dầu thánh là một trong những dấu chỉ chính yếu của các hành vi phụng vụ. Chủ yếu trong các cuộc cử hành bí tích Thêm Sức và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân; còn trong nghi thức Thánh Tẩy, Truyền Chức cũng như Cung Hiến Ðền Thờ và Bàn Thờ, xức dầu có tính cách phụ tích.

 

Xức Dầu Bệnh Nhân (Bí Tích)

(= Sacrement des malades)

Bí tích Xức Dần Bệnh Nhân nhằm tiếp tục trong Hội Thánh công việc từ bi bác ái Chúa đã thực hiện. Người đã đặt tay trên những bệnh nhân để chữa họ (Mt 8,3.15; Mc 6,5; xc. Cv 4,30). Ngay khi còn sống trên trần gian, Ðức Giêsu đã phái các môn đệ đi truyền giáo: Các ông trừ được nhiều quỉ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh (Mc 6,13). Ðến lúc xa các môn đệ. Ðức Giêsu cho thấy những dấu lạ sẽ đi kèm theo những người tin (Mc 16,17), trong số đó họ đặt tay trên những người bệnh hoạn yếu đau thì những người này sẽ được an lành mạnh khỏe (c. 18). Thế nên, ta không ngạc nhiên khi đọc thấy trong thư Giacôbê: "Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Cúa nâng dậy, và nếu đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha" (5,14-16).

Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân chủ yếu gồm: phần sám hối và kinh cầu (xc. Kinh cầu). Tiếp theo, linh mục thinh lặng đặt tay trên đầu bệnh nhân, rồi xức dầu bệnh nhân (dầu đã được đức giám mục làm phép trong ngày thứ Năm Tuần Thánh) trên trán và trên hai tay bệnh nhân. rong khi xức dầu, linh mục đọc: "T..., nhờ việc xức dầu thánh này, xin Chúa tỏ lòng nhân từ vô biên đối với con và xin Người tha mọi sự dữ con đã phạm". Sau đó là lời nguyện,kinh Lạy Cha và phép lành kết thúc nghi thức.

Cũng tương tự như đối với một số bệnh, người ta xức một thứ dầu nào đó để cho dịu cơn bệnh, thì việc xức dầu này cũng làm cho dịu cơn bệnh một cách siêu nhiên, nhưng nhất là làm cho linh hồn được bình an, cũng như tha thứ tội lỗi và hậu quả của tội. Việc xức dầu không chuẩn miễn bí tích Sám Hối, nhưng đó là một cách hoàn tất bí tích Sám Hối. Bí tích Xức Dầu bệnh nhân không phải là bí tích Xức Dầu sau hết, dành cho những người sắp chết. Bất cứ ai bệnh nặng đều có đủ lý do để đón nhận ân sủng riêng, thuộc hoàn cảnh riêng trong đời của người Kitô hữu, hoặc đơn giản chỉ vì tuổi già sức yếu.

 

Xướng Cung

(Intonation)

Là cất tiếng hát, cất giọng, bắt giọng (intonare trong tiếng La tinh có nghĩa là làm vàng dội). Ðây là việc cất lên những chữ đầu hoạc những nốt nhạc đầu của một bản văn phụng vụ. Có thể là do chủ tế, các ca xướng viên, hoặc những người tham dự nghi lễ. Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kính, Kinh Te Deum, điệp ca, một thánh vịnh, một thánh thi... là những chỗ thường có người bắt những câu đầu (xc. Ðặt tay).

 

Xướng Ðáp

(= Responsorial)

Sách hát Ghê-gô-ri-a-nô dùng trong phụng vụ, gồm những đáp ca có ghi nốt nhạc dùng trong giờ kinh Ðêm, cũng như các điệp ca các giờ kinh Ðêm và bản văn Giáo đầu có ghi nốt nhạc.

 

 


Back to Home