Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

Linh Mục Juse Maria Nguyễn Nhân Tài, CSJB. phụ trách

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


 
 

Giáo Lý - Có Cần Không?

 

        Không ai trong các bạn trẻ chúng ta đây là không có học giáo lý, tệ lắm thì cũng... tốt nghiệp giáo lý khai tâm, và giáo lý Thêm sức chứ?

        Vậy thì giáo lý có cần không ?

        Ða số các bạn trẻ nói cần học giáo lý để được rước lễ hoặc để lãnh nhận bí tích Thêm sức mà thôi, ngoài ra chẳng cần học giáo lý làm gì cho mất thì giờ của mình. Cũng có bạn trẻ nói chỉ cần đi dự thánh lễ nghe cha giảng là đủ rồi, bởi vì thời buổi bây giờ học giáo lý cũng chẳng thêm ích lợi gì cả, giữ lễ ngày chủ nhật, sáng tối đọc kinh là hơn cả đi học giáo lý. Nhưng, có giữ được như thế mãi không?

       Tôi biết tại một họ đạo lớn nọ tại Saigon, có rất nhiều lớp giáo lý, từ lớp khai tâm cho đến lớp... già lão. Từ các em có đủ điều kiện đến nhà thờ để học giáo lý, cho đến các em nghèo hoặc các em bận công việc phụ cho gia đình mà ngày chủ nhật không đến nhà thờ học giáo lý theo giờ nhất định như các bạn khác, thì đã có đội ngũ các anh chị giáo lý viên đến tận khu xóm vào một ngày trong tuần để hướng dẫn giáo lý cho các em. Mọi người đều hưởng ứng phương pháp... cực khổ cho giáo lý viên, nhưng có lợi cho các trẻ em nầy. Vậy, giáo lý cũng cần lắm, cần như em bé cần sữa mẹ vậy.

       Giáo lý, là cụm từ của thời văn minh bây giờ thường dùng, trước đây đi học giáo lý thì gọi là học kinh bổn, hoặc đi học lẽ đạo...! Học kinh bổn, học lẽ đạo là chỉ để giữ đạo, giữ đạo cho mình, cho gia đình, hay nói cách khác, vì mình là đạo "dòng", đạo của ông bà tổ tiên truyền lại, cho nên phải giữ đúng nghĩa 2 chữ "đạo dòng".

       Bây giờ người ta gọi học giáo lý là để sống đạo, sống đạo tức là làm cho cuộc sống của mình trở thành chứng nhân của giáo lý mà mình đã học, đã biết và đã tin. "Vô tri bất mộ" không biết thì không mến, và làm sao mà mến được nếu không gặp gở, tiếp xúc, và -quan trọng hơn- nếu không cùng sống.

      Hồi nhỏ chúng ta học giáo lý là để rước lễ vỡ lòng, để nhận bí tích Thêm sức, cho nên "vốn" giáo lý của chúng ta chỉ đủ để giữ cho mình khỏi lạc đạo, và cố gắng giữ những gì mình đã lãnh hội được để khỏi mất linh hồn. Sau Công Ðồng Vatican II, Giáo Hội thật sự đi vào đời, mỗi một tín hữu đều trở thành men trong thúng bột của mình, muối cho đời và ánh sáng trong thế gian. Vì thế, việc học giáo lý càng quan trọng hơn, quan trọng là vì mỗi người tín hữu mang trong mình một lệnh truyền của Ðức Kitô: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo" (Mt 16, 15). Ði loan báo Tin Mừng là đi làm chứng nhân cho Chúa Kitô, nhưng làm chứng thế nào được khi chúng ta không có một chút "vốn liếng" giáo lý? Các bạn có thấy những người đi buôn chưa? Buôn nhỏ thì vốn ít, càng buôn bán to lớn thì vốn càng nhiều. "Vốn" giáo lý của chúng ta như thế nào, nhiều hay ít và có thể trở thành các chuyên viên đi khắp các nẻo đường loan báo Tin Mừng chưa? "Ði khắp nẻo đường" nghe có vẻ to tát quá, đồ sộ quá, e rằng chúng ta làm chưa được. Nhưng ít nữa là đem Tin Mừng mà chúng ta đang lãnh hội, đang sống, đang mang trên mình, loan báo ngay cho những người chung quanh chúng ta, được quá đi chứ!

        Trở lại vấn đề học giáo lý của chúng ta, ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ tham gia các nhóm sống đạo, các nhóm chia sẻ Lời Chúa, nhóm loan báo Tin Mừng, và rất nhiều nhóm khác nữa. Ðó là một điều rất phấn khởi cho họ đạo, cho Giáo Hội và cho mỗi cá nhân chúng ta, đó chính là hoa quả của ý thức mình là người Công Giáo có đức tin, và làm cho đức tin ngày càng sống động thêm. Bởi vì, như thánh Giacôbê Tông Ðồ đã nói: "Cũng vậy, đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Gc 2, 17). Hoc giáo lý không có nghĩa là học một vài điều căn bản để được rước lễ, cũng chẳng phải học thuộc lòng như ăn cháo quyển sách giáo lý Tân Ðịnh rồi ngẩng mặt lên trời, vênh vênh váo váo đấu lý thần học, cãi bừa giáo lý với ông cha sở, mà quên mất rằng, những điều ghi chép trong sách giáo lý ấy là phần gút lại rất ư là ngắn gọn, để giáo dân dễ dàng học và nhớ được, còn phần giảng giải, nguồn gốc, lịch sử của nó, thì các vị "thông giáo lý Tân Ðịnh" ấy làm sao mà qua mặt ông cha sở của mình chứ?

         Học giáo lý, nói cách cụ thể hơn, chính là học cách

                                                                          

                                                                                Lm. Nhân Tài, csjb

 


Back to Home Page