Chứng Từ Phép Lạ Medjugorje
Sức Khỏe Ðược Hồi Phục
Hôn Nhân Ðược Cứu Vãn
(The Appearing of Our Lady at Medjugorje)
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
Ðê-vít là một cầu thủ túc cầu của Ai-len và đồng thời cũng là một ca sĩ được mộ mến trong nước. Anh lập gia đình với cô An và có được hai mặt con.
Gia
đình sẽ vô cùng hạnh phúc nếu một tuần lễ sau mùa thi đấu
hồi tháng 7/1977 Ðê-vít không khám phá ra mình mắc chứng bệnh
mà Y khoa gọi là bệnh Kôn. Những người mắc chứng bệnh này
thoạt tiên thấy đau trong dạ dày, sau đó là nôn mửa sau mỗi
bữa ăn và tiêu chảy. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ từ 102kg Ðê-vít
chỉ còn cân nặng 59kg. Vài tháng sau, Ðê-vít nhập viện để
được giải phẫu. Trong 2 năm sau đó, hệ thống bài tiết của
anh chỉ được giải quyết bằng một chiếc túi gắn ở bên hông.
Mặc dù sức khỏe không hoàn toàn hồi phục. Nhưng vì tình
trạng tài chính eo hẹp, Ðê-vít phải hằng đêm đi hát tại
các khách sạn, gia tăng thu nhập cho gia đình. Ðứa con trai 3
tuổi của anh lại mang bệnh cong cột sống. An, vợ anh, phải ở
nhà trông nom con cái. Do đó, ngoài việc đi hát ban đêm, anh
còn phải làm thêm trong một siêu thị.
Tháng
12/1977, anh được đưa vào bệnh viện để giải phẫu đường
ruột. Trong 2 năm sau, anh lại phải trải qua 2 lần giải phẫu nữa.
Dù trong 2 năm liền sau đó, tương đối anh được bình phục,
nhưng về mặt thiêng liêng, anh tuyên bố không còn tin tưởng
ở Chúa nữa: "Làm sao có thể có một Thiên Chúa toàn năng
và yêu thương, nhưng lại để cho đứa con trai của anh bị kết
án có thể chết sớm vì bệnh cong cột sống? Làm sao một Thiên
Chúa toàn năng và yêu thương lại để cho anh, người phải
lo gánh vác gia đình, lại phải quằn quại trong đớn đau?" Ðê-vít
không đến nhà thờ nữa và anh cũng khuyến dụ vợ anh bỏ
lễ Chúa nhật. Anh cón cảnh cáo vợ không được đọc kinh
cầu nguyện trước mặt anh.
Tháng
6/1981 anh lại vào bệnh viện để được giải phẫu một lần nữa.
Và 3 năm sau, anh trải qua lần giải phẫu thứ năm. Khi đứa
con thứ 3 chào đời, Ðê-vít hoàn toàn rơi vào thất vọng
và bắt đầu một cuộc phiêu lưu tình cảm. Trong khi không còn
biết bám víu vào đâu, vợ anh chỉ còn biết trông cậy vào
ơn Chúa. Chị đi lễ mỗi ngày để cầu nguyện cho sức khỏe của
chồng và nhất là để cứu vãn cuộc hôn nhân của 2 người.
Nhưng
tháng 8/1987, Ðê-vít dọn ra khỏi gia đình. Sau vài tháng sống
xa vợ con, anh trở về. Anh ngạc nhiên đến xấu hổ khi thấy vợ
anh không hề mở miệng trách móc anh điều gì. Dù vậy, đầu
năm 1988, anh lại bỏ nhà ra đi một lần nữa và lại một lần
nữa trở về trong vòng tay yêu thương và tha thứ của vợ
anh.
Mùa
Giáng sinh năm đó (12/1988), sau những cơn đau dữ dội trong dạ
dày, anh được đưa vào bệnh viện để trải qua một cuộc giải
phẫu kéo dài 11 tiếng đồng hồ. Sau cuộc giải phẫu ấy, viên
bác sĩ trưởng phòng mổ ra ngoài phòng đợi để báo cho vợ
anh biết rằng anh sẽ không sống quá 10 tuần lễ nữa. Trong cơn
đau tột cùng, vợ anh kêu khóc và cho biết chị không có đủ
can đảm để nói điều đó với chồng. Ngày hôm sau, viên bác
sĩ đã đích thân đến bên
giường bệnh và thông báo cho anh sự thật ấy. Ðê-vít đã
đón nhận sự thật một cách bình tĩnh.
Mỗi
ngày vợ anh luôn có mặt bên cạnh anh để nâng đỡ và anh
ủi anh. Giờ này anh hiểu được thế nào là vai trò của một
người vợ và một người mẹ mà vợ anh đã đảm nhận
trong bao nhiêu năm qua. Không bao lâu, Ban nhạc của anh và các
nghệ sĩ quen biết với anh đã biết được tình trạng sức
khỏe của anh. Họ liền tổ chức một buổi ca nhạc để quyên
tiền giúp đỡ gia đình anh. Một người trong ban tổ chức còn
nói rõ tiền thu được của buổi ca nhạc sẽ được dành cho
tang lễ của anh. Quả thật, với trọng lượng 44kg, con người
đã từng là một cầu thủ bóng đá nổi tiếng Ai-len, chấp
nhận sự thật là mình phải từ giã cõi đời.
Tháng
2/1989, trong một buổi tiếp tân để gây quỹ cho anh, ngoài ban
nhạc và các nghệ sĩ tên tuổi trong nước, người ta thấy có
một nữ ký giả Tin Lành. Chị sinh trưởng trong một gia đình
Tin Lành ở bắc Ai-len. Vài năm trước đó, do nghiệp vụ, chị
phải làm một bài phóng sự về các cuộc hành hương tại
Medjugorje mà chị xem như là một thứ dị đoan. Nhưng kinh nghiệm
mà chị trải qua tại đây đã thay đổi cái nhìn của chị đến
độ thúc đẩy chị tìm hiểu Ðạo Công Giáo. Hai năm sau, chị
xin trở lại Công Giáo. Với tất cả nhiệt thành, chị và một
người bạn đã đứng ra tổ chức một công ty du lịch chuyên
giúp các chuyến đi Medjugorje. Trong buổi tiếp tân đó, chị quyết
định thuyết phục Ðê-vít làm một chuyến hành hương đến
Medjugorje. An, vợ anh sung sướng vô cùng khi hay tin chồng mình
chấp nhận đi hành hương đến Medjugorje.
Nhưng
dĩ nhiên, Ðê-vít đi đến đó để làm vừa lòng vợ hơn là
do xác tín cá nhân. Ngay trong thánh lễ đầu tiên kéo dài 90
phút đồng hồ, anh đã giận dữ nói với vợ:
Anh
phải rời bỏ nơi này tức khắc, ngay cả phải đi một mình.
Vợ
anh nài nỉ:
Nếu
anh có thể nán ở lại cho đến buổi lễ chiều nay, em sẽ thu
xếp hành lý và đi về với anh tức khắc.
Chiều vợ, anh đã ở lại để tham dự nghi thức cầu nguyện cho các bệnh nhân. Vào giữa lúc người ta đưa các bệnh nhân lên gần bàn thờ để được xức dầu và chúc lành. Ðê-vít cười cợt và chống chế. Anh biết rằng anh chỉ còn có 2 tuần lễ để sống. Một lần nữa để chiều vợ, anh tiến lên trước mặt vị linh mục. Vị linh mục đặt thánh giá trên tay phải của anh và đặt tay ngài trên đầu anh để cầu nguyện. Lúc đó, anh cảm thấy có một sức nóng lạ thường chạy xuyên qua người.
Về
phòng trọ, anh cảm thấy đói và ăn uống bình thường trở
lại. Cơn nôn mửa và tiêu chảy hoàn toàn biến mất. Anh cảm
thấy trong tâm hồn một sự bình an lạ thường.
Ngày
hôm sau, anh trở lại nhà thờ để xưng tội. Ðây là lần đầu
tiên anh trở lại với Bí tích Hòa Giải sau không biết bao
nhiêu năm xa cách Giáo Hội.
Sau
đó, anh và vợ anh leo lên ngọn đồi Pót-trô, nơi mà người
ta tin là Ðức Mẹ hiện ra cho các thanh thiếu niên Nam Tư hồi
tháng 6/1981. Có một đám đông đang lần chuỗi. Anh ngồi xuống
với họ và cố gắng đọc kinh Lạy Cha và Kính Mừng, nhưng
không tài nào nhớ nổi một chữ. Vợ anh thấy rõ anh đang bị
dao động mạnh. Chị đứng dậy vì nghĩ rằng anh muốn đi về.
Anh đứng lên vòng tay ôm lấy vợ xin chị tha thứ và bắt đầu
khóc. Cả hai vợ chồng cùng khóc với nhau trong những giọt nước
mắt sung sướng.
Ðê-vít
từ giã Medjugorje với niềm an bình mà anh chưa từng cảm nhận
được. Anh chia sẻ như sau:
Nếu
Chúa có nói với tôi rằng: "Bệnh
con sẽ trở lại" thì tôi cũng vẫn không bị mất sự
bình an ấy. Tôi sẽ thưa với Chúa: Con xin vâng ý Chúa miễn
là con có được sự bình an ấy. Con xin chấp nhận chịu bệnh
này để đền bù vì những khổ đau con mà đã gây ra cho An
và hai gia đình.
Trở
về, Ðê-vít được các bác sĩ chẩn đoán cho biết rằng các
triệu chứng của bệnh Kôn đã hoàn toàn biến mất. Ðê-vít
đã thu bài Ave Maria của... như một bài ca tạ ơn dâng lên Mẹ
Maria. Tại một Ðại hội Thánh Mẫu tại California, Hoa Kỳ, anh đã
được mời đến để hát và chia sẻ kinh nghiệm được chữa
lành của anh. Với anh, cuộc hôn nhân được cứu vãn và sự
bình an mà anh có được là điều quan trọng hơn cả việc anh
được chữa lành trong thân xác.
Ðài Veritas, ngày 18/01/2002