Lavang, Vietnam
Despite persecutions and wars since the time Mary is believed to have first
appeared here 200 years ago, Our Lady of Lavang Shrine has remained a strong
faith symbol for Vietnamese Catholics. Nearly 100,000 people joined Archbishop
Etienne Nguyen Nhu The, apostolic administrator of Hue, to open the bicentennial
jubilee at the shrine, located 40 miles north of Hue in central Vietnam.
Destroyed many times over the years, the shrine was recently rebuilt complete
with a 100-foot-wide, 1,500-foot-long plaza. Also standing at the pilgrimage
site are portion of the bell tower and the back wall of the church destroyed
during the so-called "fiery summer" battles of 1972 during the
Vietnam War.
Mary is believed to have first appeared in Lavang in 1798 to console persecuted Christians in Vietnam. Some say "La" (leaf) "Vang" (herbal seeds) refers to the name of a tree, often a place of hiding for persecuted Christians, while others say it means a noise by villagers beating on household utensils to chase away wild animals. Nevertheless, villagers of that time who heard about a sacred lady appearing at the banyan tree decided to build a platform and fences around it.
By the 1820s, people from three neiboring villages built a small thatched temple on the site, and then offered the land and the temple to Catholics. The parish priest converted the temple into a church. Pope John XXIII granted the buildings the status of cathedral, and the bishops of Vietnam declared it the national Marian shrine.
(Catholic News Services)
Lavang, Việt Nam
Cách đây 200 năm kể từ
ngày người ta tin Ðức Maria
đã hiện ra lần đầu, mặc
cho những cuộc bắt đạo và
chiến tranh, đền thờ Ðức
Mẹ Lavang vẫn đứng vững
biểu trưng cho lòng tin sắt đá
của những người Công Giáo
Việt Nam.
Gần 10 ngàn người đã cùng với Ðức Cha Etienne Nguyễn Như Thể, tổng giám mục giám quản địa phận Huế, khai mạc ngày kỷ niệm đệ nhị bách chu niên tại thánh đường Ðức Mẹ ở miền Trung, cách thành phố Huế 40 dặm về phía Bắc.
Ðã nhiều năm nay, đền kính Ðức Mẹ biết bao lần bị tàn phá, người ta đã xây mới lại trên một quảng trường rộng độ 100 feet và dài độ 1,500 feet. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, những trận chiến khốc liệt được gọi là "mùa hè đỏ lửa" năm 1972, đã tàn phá đền thờ, chỉ còn trụ lại nơi hành hương một phần của tháp chuông và bức tường sau thánh đường.
Mọi người tin rằng, Ðức Maria đã hiện ra tại Lavang lần thứ I vào năm 1798 để yên ủi những giáo dân Việt Nam bị bắt đạo. Một số người cho rằng "La" (có nghĩa là Lá) còn "Vang" (tên một giống hạt cỏ), ám chỉ đến tên của một loại cây thường thấy ở nơi những người bị bắt đạo ẩn náu, trong khi những người khác cho rằng La Vang là tiếng la vang của dân làng gõ đập nồi niêu soong chảo để xua đuổi thú rừng. Dù sao chăng nữa, dân làng thời đó đã được nghe về một Ðức Thánh Bà hiện ra ở nơi một cây đa, nên họ quyết định xây một bệ cao và rào hàng dậu xung quanh nơi đó.
Vào những năm 1820, dân chúng ở ba lang lân cận đã dựng một ngôi đền nhỏ mái rơm ở trên khu đất đó, rồi sau đó họ cống hiến cả khu đất và ngôi đền ấy cho những người Công Giáo. Vị cha xứ ở đó đã biến đổi ngôi đền thành một nhà thờ. Ðức Giáo Hoàng Gioan 23 đã nâng những cơ sở phụng tự ở đó lên hàng đại thánh đường và các đức giám mục Việt Nam đã công bố nhà thờ Ðức Maria này là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc.
(Trích Catholic Sentinelle,
Tuần san Công Giáo số ra ngày thứ
Sáu 13 tháng 2 năm 1998
Vũ Hồng chuyển dịch)