Văn Phòng Bảo Vệ

Quyền Lợi của người lao Ðộng

thuộc Giáo Hội Công Giáo Ðài Loan

lên tiếng chống việc cắt trợ cấp

cho công nhân ngoại quốc

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

 

Văn Phòng Bảo Vệ Quyền Lợi của người Lao Ðộng thuộc Giáo Hội Công Giáo Ðài Loan lên tiếng chống việc cắt trợ cấp cho công nhân ngoại quốc.

Taipei 12/08/2001 - Các tổ chức làm việc với những người Lao Ðộng thuộc Giáo Hội Công Giáo tại Ðài Loan đã chống đối dự án của chính phủ cắt giảm trợ cấp nơi ăn chốn ở đối với những công nhân ngoại quốc với mức lương căn bản.

Các đại diện của bảy trung tâm phục vụ cho người lao động của Giáo Hội Công Giáo và một số công nhân làm việc tại Ðài Loan từ bốn quốc gia - Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái Lan và Việt Nam - đã gặp các viên chức chính quyền thuộc Hội Ðồng bộ Lao Ðộng vào ngày 1/8/2001. Bốn quốc gia này được coi là có nhiều công nhân nhất làm việc tại Ðài Loan theo hợp đồng.

Cha Edwin Corros thuộc Dòng Scalabrini, tuyên úy Trung Tâm Phục Vụ cho người Lao Ðộng và người Di dân tại Taipei, đã nói với Thông tấn xã Công Giáo Á Châu vào ngày 7/8/2001 rằng họ đã gặp các viên chức chính phủ để bày tỏ "sự không hài lòng" về kế hoạch "không công bằng" này.

Các Viên Chức thuộc Bộ Lao Ðộng của chính phủ đã xác nhận rằng sự thay đổi sẽ không được đưa ra cho tới khi chính phủ cắt giảm lệ phí môi giới tại Ðài Loan (những công nhân ngoại quốc đến làm việc tại Ðài Loan phải đóng lệ phí cho môi giới). Tuy nhiên theo Cha sở nhà thờ Thánh Christopher cho rằng việc cắt giảm lương bổng từ 15-25% sẽ có ảnh hưởng lớn đối với các công nhân có mức lương căn bản hàng tháng.

Linh Mục Việt Nam Phêrô Nguyễn Văn Hùng thuộc Dòng Columban, đại diện cho Trung Tâm Công Nhân Hy Vọng tại Hsinchu, nói rằng nhóm Công Giáo đã ký thỉnh nguyện thư gồm 12, 000 chữ ký của Công Nhân ngoại quốc và đã gửi lên Hội Ðồng để chống đối kế hoạch mà Hội Ðồng cho là hợp pháp.

Hội Ðồng Lao Ðộng đã đề nghị dự án vào ngày 11/6/2001, theo đó sẽ cắt từ lương của công nhân ngoại quốc từ NT$ 2,500- 4,000 tiền Ðài Loan mỗi tháng (tương đương 72-115$ Mỹ Kim) theo mức lương hàng tháng tối thiểu NT$15,480 vì tình trạng giảm xuất kinh tế của Ðài Loan.

Phó chủ tịch Hội Ðồng Lao Ðộng Koa Chi-Yen đã nói với báo chí rằng trong cùng ngày Thái Lan đã đồng ý với dự án này và sự điều đình với ba quốc gia Phi Luật Tân, Nam Dương và Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hùng cho biết vào ngày 8/8/2001 rằng Nam Dương, Phi Luật Tân và Thái Lan đã bày tỏ bất đồng trên vấn đề này. Ngài cũng đã không thấy phía nhà nước Việt Nam nói gì về vấnb đề này trước ngày hội thảo.

Nữ Tu Ða Minh Ascension Lim cũng tham dự cuộc hội thảo thừa nhận rằng mức lương hàng tháng tối thiểu tại Ðài Loan vẫn còn cao hơn nhiều so với các nước Á Châu và dựa trên căn bản đó mà Hội Ðồng Lao Ðộng đã viện lý để cắt lương công nhân. Dầu vậy tiền phí môi giới vẫn còn cao gấp ba bốn lần so với các quốc gia khác tại Á Châu.

Nữ Tu làm việc tại Trung Tâm Rerum Novarum, một trung tâm xã hội Công Giáo của Dòng Tên tại Taipei, cho biết trong một đợt tiếp nhận công nhân ngoại quốc đến Ðài Loan vào năm 1992, tiền lệ phí $300 Mỹ Kim được đóng cho chính phủ do chủ hãng đài thọ, tuy nhiên sau đợt đó tiền lệ phí này không còn được chủ đài thọ nhưng trích từ tiền lương của chính công nhân.

Tiền lệ phí của người công nhân ngoại quốc đến làm việc tại Ðài Loan chênh lệch khác nhau. Trong một hợp đồng làm việc từ 2-3 năm tại Ðài Loan, một công nhân từ quốc gia Thái Lan, Phi Luật Tân và Nam Dương phải đóng từ NT$ 100, 000- 220,000 , công nhân Việt Nam phải đóng từ NT$ 138,880- 173, 600 ($4000-5000 US).

Như thế theo chính sách lao động đã có những lỗ hổng để các tay môi giới và chủ hãng lợi dụng công nhân lao động. Nữ Tu Lim đã đưa ra bằng chứng cho thấy nhiều công nhân người Nam Dương được gọi một cách giễu cợt là "7-11" có nghĩa là họ làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm suốt bảy ngày trong tuần mà không được hưởng thêm tiền phụ trội.

Dự luật của Hội Ðồng Lao Ðộng nhắm vào công nhân ngoại quốc làm việc tại Ðài Loan trong các ngành công nghiệp và xây dựng. Linh Mục Corros cho biết, nếu dự luật được thông qua, những công nhân địa phương sẽ cùng chung số phận.

Nữ Tu Lim, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hùng và Cha Corros phỏng đóan rằng, dự luật sẽ được thông qua bởi vì chính phủ muốn làm vừa lòng các nhà tư bản công nghiệp.

Cha Corros nhận định rằng dự luật đưa ra hoàn toàn "mâu thuẫn" và "kinh hãi" vì chính phủ giúp đở các chủ hãng nhưng không nghĩ tới tình trạng thất nghiệp của người địa phương càng ngày càng gia tăng.

Trong lúc cắt giảm tiền lương của công nhân ngoại quốc không những chỉ gây tổn hại tới công nhân ngoại quốc mà lại còn gây tổn hại cho công nhân địa phương bởi vì chủ hãng không muốn sử dụng người địa phương  vì phải trả lương cao. Ðiều này đã khiến cho tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, vào tháng 5 năm 2001 vừa qua tỉ lệ thất nghiệp đã lên đến tột đỉnh 4.22 % kể từ 16 năm qua, tương đương với khoảng 411,000 người. Các nhóm có liên quan cho biết con số này thực tế còn nhiều hơn thế nữa.

 


Back to Home Page