Gậy Thần B
by Rev. Kim Ðịnh, Vietnamese Philosopher
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
1. Cửu Lạc là con số 9 của dân Lạc. Hay là con số 9 sinh ra giống dân hân hoan an lạc. Hay là số 9 của những dân ca hát hoan lạc. Hiểu đàng nào cũng được hết, cùng một ý nghĩa như vậy. Về sau nho giáo gọi là Lạc Thư cũng trong ý đó. Lạc Thư là sách Mẹ đối với Hà Ðồ là sách Cha. Hà Ðồ đi vòng vo chỉ luận lý của lý trí. Lạc Thư thì đi thẳng tuốt kiểu trực thị là cách biết nổi bật trong Việt Nho. Lạc Thư cũng như trống đồng gặp nhau ở số 9 cả hai đều tả nhậm, cả hai đều nói lên sự hân hoan. Trống Ðồng nói bằng những hình ảnh, còn Lạc Thư nói bằng tên Lạc hay là hoan lạc do cuộc sống tròn đầy viên mãn.
2. Thêm hình một người cõng người khác mà nhảy múa để đặt nổi bật sự hoan lạc vui sống. Ðây là nét đặc trưng cực kỳ thú vị khi nhớ lại nét sầu bi khắc nghị của triết học cổ xưa ở hầu hết các nơi. Ðến nay mọi người mới giật mình, mới cố đề cao triết lý vui sống; chấp nhận sinh thú ở đời, nhưng đó chính là thể chế 15 bộ nước Văn Lang đã từ xa xưa. Một nước có trên hai ngàn năm lịch sử liên tục đã để lại một lâu đài văn hóa năm tầng không đâu có thể ví được dù chỉ một tầng.
3. Cuối cùng kết bằng vòng con giáp đưa ra một vũ trụ quan động trên hai đường rầy thời không: Thiên can, địa chi xoắn xuýt. Khi so với các nền văn hóa khác không nghiêng sang thiên thì là bên địa, ta mới thấy đây là nền triết cân đối đáng suy phục vô cùng.