Bức Tranh Văn Tổ
by Rev. Kim Ðịnh, Vietnamese Philosopher
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
1. Nữ Oa cầm cái Qui để đo tròn.
Phục Hi cầm cái Củ để đo vuông
Ðây là hình ảnh thái sơ từ hiện tượng Nữ Nam vươn lên đến ý nghĩa luật phổ biến (qui củ) và ý niệm Tương quan nền tảng giữa hai nam nữ. Trong huyền sử Việt là Âu Cơ tổ mẫu gặp Lạc Long Quân trên cánh Ðồng Tương. Ðây là chữ Tương Vàng. Chỉ có nền văn hóa Việt tộc mới giữ được chữ Tương này mà thôi. Chính nó làm nảy sinh các đức tính ưu Việt khác. (xem hình 1)
2. Nữ Oa Thái Mẫu mình rắn (tức xà long) nói lên rõ Thái Mẫu họ rồng thuộc Việt tộc. Nước Tàu mới có từ Tộc Thương (thế kỷ 17 trước Công Nguyên) với vật tổ là bạch hổ, mới mượn rồng của Việt tộc vào quãng nhà Hán. (xem hình 2)
3. Nữ nam được đại diện bằng chim và rắn. Hình này tìm được nơi người Mường. Biểu tượng này là tiền thân cho tiên rồng (từ đời Hồng Bàng 2879 trước Công Nguyên) trở về sau. (xem hình 3)
4. Thần chim rắn Quetzalcoatl ở Astec (Mexico) chứng tỏ ý tưởng chim rắn (tiên rồng) tỏa rộng khắp bờ duyên hải Thái Bình Dương, cũng như những người mang lông chim khi múa cũng lan tỏa như vậy. (xem hình 4)
5. Tiên là chim. Chim đây là hình Chu Tước (con tước đỏ) cùng loại với Phượng (loại văn hóa, chứ không về điểu học) thuộc giai đoạn dương điểu của Viêm Việt cũng gọi là Hoàng Việt. Ðợt sau là chim nước. (xem hình 5)
6. Hình 6 là các chim nước xuất hiện từ Hồng Bàng kỷ, như Hồng: ngỗng trời cũng gọi là thiên nga: swan. Hạc cũng gọi là ngỗng trời nhưng bé hơn. Vạc còn bé hơn nữa (?) Âu là Hải Âu: gull. Vụ: cò trời... chim nước để liên hệ với rồng là thủy loại. (xem hình 6)
7. Rồng. Có nhiều loại rồng: như giao long (cá sấu), xà long (rắn), Bàn Qui (rồng một chân), Li Long (rồng vàng không ngà), Cẩu Long hay hổ long tiếng Nam Dương là Aso. Mako hay Ma kà rồng... một loài thủy quái gần giống cá sấu. (xem hình 7)
8. Thuyền rồng. Giỏi đi thuyền là tài của phương nam đối với giỏi cỡi ngựa là tài phương bắc (Tàu). Lễ đua thuyền là để nhớ tổ phụ, như mang lông chim để ghi tổ mẫu. (xem hình 8)