11. Những Trang Bị Cần Thiết

Ðể Hiểu Triết Việt

by Rev. Kim Ðịnh, Vietnamese Philosopher

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

1. Ðiều trước hết là ngũ hành, phải nhận diện thật kỹ về vị trí, số độ, phương hướng, mầu sắc. Số chẵn (2, 4) chỉ đất. Số lẻ (1, 3, 5) chỉ trời.

Ngũ Hành

2. Có 2 chiều chiêu mục:

- Vòng sinh: tay mục (hữu nhậm) theo chiều kim đồng hồ.

- Vòng khắc: tay chiêu (tả nhậm) ngược kim đồng hồ.

3. Vòng trong từ 1-5, vòng ngoài từ 6-10. Lấy số 5 làm cốt rồi cộng dọc lên thì được số 7, dọc xuống được số 6, ngang mục số 9, ngang chiêu số 8. Ðôi khi thêm số 10 là cộng với 5 (vòng 10 chấm đen trong Hà Ðồ là nó).

Vòng Trong Vòng Ngoài

4. Hồng Phạm cửu trù chính là lược đồ của Việt Tỉnh Cương (vì nó do khung chữ tỉnh #)xưa cũng gọi là Cửu Lạc (con số 9 của dân Lạc) sau Nho Giáo công thức hóa thành Hồng Phạm cửu trù.

4

Ngũ Ky

 

9

Ngũ Phúc

Lục Cực

2

Ngũ Sư

 

3

Bát Chính

 

5

Hoàng Cực

 

7

Kê Nghi

 

8

Thứ Trưng

 

1

Ngũ Hành

 

6

Tam Ðức

 

Cửu Trù Hồng Phạm

5. Nếu lấy các số ra khỏi Hồng Phạm thì sẽ có lược đồ các số như hình chữ Viên mà tôi gọi nó là chữ Vãn tả nhậm, Ấn Ðộ gọi là sauvastika. Ngược lại với chữ Vạn của Ðức Quốc Xã, Ấn Ðộ gọi là swastika. Nếu ta đặt tên bắn vào các số từ to đến nhỏ thì sẽ nhận ra 2 chiều cả Vạn lẫn Vãn trong Hồng Phạm Cửu Trù. Chữ vãn do tôi đưa vào để chỉ đường tiến vào nội tâm để khỏi lẫn với chữ Vạn. Vì thiếu tên gọi.

Chữ Viên

6. Hà đồ, Lạc thư chính là lược đồ bánh giầy bánh chưng. Bánh chưng vuông là Lạc Thư tiến theo chiều khắc (tả nhậm như các vòng trống đồng) tức tiến vào nội tâm gọi là sách mẹ. Nam ngoại nữ nội là thế.

Hà Ðồ

 

Lạc Thư

 

Ðồ Thư Hợp Nhất (Hà Ðồ Lạc Thư)

7. Các bình đèn ở Ðông Sơn, các đỉnh, các lịch là những đồ dùng để tế tự tức đồ cao trọng nhất đều hàm tàng số 2-3 (3 chân 2 tai). Cái phủ Việt (cốt yếu ở chỗ lưỡi cong) cũng hàm chứa số 2-3; trên 2 giao long dưới 3 người hoặc 3 con vật. Ðủ biết số vài ba quan trọng biết bao.

8. Ðiều cần nhận chân là Trống Ðồng với Kinh Dịch cũng đặt theo hướng tả nhậm (trọng tả). Về Kinh Dịch bốn quẻ bên chiêu đều là quẻ âm (tốn, khảm, cấn, khôn) cứ xem hào nền tảng (hào bên dưới hay bên trong) là âm - thì gọi là quẻ âm, 4 quẻ bên mục đều dương: kiền, đoài, li, chấn nên là quẻ dương. Chiêu mục là bên trái bên phải, theo tinh thần Kinh Dịch không được nói bên nào trái bên nào phải, âm không xấu, dương không tốt, mà tốt ở tại hai bên hòa hay là thăng bằng động đích: dynamic equilibrium.

Thái Cực Ðồ

9. Mấy phù hiệu trên (Kinh Dịch, Lạc thư, Trống Ðồng) đều xếp theo hướng tả nhậm là hướng phù yếu, nâng đỡ bên yếu, đặt yếu lên trên như quẻ thái xếp Ðất (khôn) trên, Trời (kiền) dưới; thì mới gặp nhau. Vì Ðất nặng đi xuống. trời nhẹ bay lên mới có cơ gặp gỡ. Tu thân là hiện thực quẻ thái, hạ vật dục xuống đưa tinh thần lên. Nên ghi nhận các bình, cảc đỉnh, các lịch, các giả, các đồ để tế đều xếp theo quẻ Thái là hai tai (số chẵn chỉ đất) ở trên, 3 chân ở dưới (số 3 chỉ trời) tức cũng là tả nhậm phù yếu.

Ngũ hành còn có vòng trong vòng ngoài như hình trên, vòng trong là 5 số sinh: 1, 2, 3, 4, 5 thêm vòng thành là 4 số 6, 7, 8,9.

10. Các số trong Trống Ðồng có đủ cả 5 số sinh lẫn 4 số thành (hay vòng ngoài). 5 số sinh là:

- Số 1 là mặt trời ở trung cung chỉ bằng số không = zero = 0 = vòng 1.

- Số 2 là nét song trùng chạy song song giữa có vòng tiếp tuyến ~~ Có 2 vòng kép và 2 vòng đơn.

- Số 3 là các vòng tam giác gốc (tiếp cận mặt trời) và tam giác nhỏ ở ngoài (quen gọi răng cưa).

Mặt Trống Ðồng Ngọc Lũ

- Số 4 là 4 quai trống chỉ 4 phương hoặc 4 người đánh trống ở vòng 3.

- Số 5 là 5 vòng: Mặt trời, 14 tam giác gốc, vòng con người, vòng hữu và chim, vòng ngoài cùng toàn là chim: 36 con.

Số 5 cũng được tìm ở hàng ngang là:

- 1 người đánh trống

- 2 người giã gạo

- 2 người hát "cài hoa kết hoa"

- 4 người đánh trống.

Hình Trống Ðồng Phóng Ðại

Xếp theo quẻ Thái:

Ðất trước là số 4 và 2, Trời sau là số 3 và 1. Số 1 và 4 cộng lại là 5 (số du mục vì ở hai đầu). Số 3 và 2 cộng lại cũng là 5, số nông nghiệp, vì ở giữa có hợp thành. Số 6, 7 ở vòng 3: 6 bên chiêu, 7 bên mục. Số 8 là chim ở vòng 4 bên chiêu.

Số 9 là 36 chim ngoài cùng tượng 4 hoa quì 9 cánh: 4x9=36 chúng chỉ hoa nhật quì vì hoa quì hướng về thái dương, đây là 36 con đều đi hướng đó, hướng của "phượng minh triều dương" những con trĩ chào mặt trời (mới mọc).

Số 10 là 5 cặp nai chà, có thể chỉ "ngày tiên tháng rồng": ngày tiên là mồng 10 (2x5=10), tháng rồng là tháng 3 cung thìn (thìn là cung 5: tí sửu dần mão thìn), nên trống có thể hàm chứa cả ngày giỗ tổ. Theo những điều đã nói trên đây ta thấy rằng Trống Ðồng hàm chứa toàn nền triết Việt, có thể tóm vào hai chữ Tiên Rồng: tiên là chim trên mặt trống. Còn rồng là thuyền rồng ở dưới tang trống xếp theo quẻ Thái và tả nhậm tức mặt trống chỉ mẹ tiên ở trên, còn tang trống chỉ cha rồng ở dưới.

a. Nữ Oa Phục Hi giao chỉ: bà bên chiêu, ông bên mục. Bà cầm cái qui cũng gọi là thập tự nhai + (số 5 sinh) làm nội tướng. Ông cầm cái củ (thước vuông) vòng ngoài.

b. Trống cũng vậy: số chẵn ở bên chiêu, số lẽ ở bên mục tức âm (đất) trên, dương (trời) dưới.

c. Thái cực đồ cũng âm bên chiêu, dương bên mục.

d. Chữ nghệ cũng nét dương theo hữu nhậm, nét mác theo tả nhậm X. (Lạc Long Quân đóng đô ở xứ Nghệ An là thế).

e. Văn Lang: văn kép bởi nghệ và bộ đầu.

f. Giao chỉ: giao là kép bỡi chữ nghệ và bộ lục.

Cài Hoa Kết Hoa

Lối hát giao tay nhiều khi cả giao chân gọi là "cài hoa kết hoa". Ðó là mô thức cho các lối hát hai bè, mà lớn lao hơn hết là hát trống quân. Trong đó hai bè nam nữ hát đối nhau (xem bài trống quân trong Văn Lang Vũ Bộ). Ðó là lối hành đạo cụ thể hơn hết nên ta còn gặp đầy.

Thuyền Tình Bể Ái

Ðây là nét giao chỉ cụ thể để đẻ ra cái bọc trăm trứng. Hình phóng đại từ mũi thuyền trong trống. Âu Cơ lao vào miệng rồng. Ðó là cánh đồng Tương nơi mẹ Âu gặp bố Lạc Long Quân đẻ ra cái bọc trứng rồi nở ra con, 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống bể. Còn số 5 (ngũ hành) đã tàng ẩn trong truyện.

Lưỡi rìu xoè ở Ðông Sơn

trên 2 giao long giao tay

dưới hình 3 người hoặc 3 con thú.

Vài trên ba dưới = di vật Ðông Sơn.

Giống Phủ Việt (Sứ điệp 170) Phủ Việt là một cái "búa" có lưỡi cong cong.

Nhất điểu nhì xà

Nhất điểu nhì xà tìm thấy trên Trường Sa có cả ở Mường: hai chim với hai rắn (xà long) tiền đề cho cặp đôi tiên rồng.

 


Back To Vietnamese Missionaries in Asia Home Page