Phong Trào Và Thần Học Phụ Nữ

Trong Thế Kỷ 20

Susan A. Ross

Lm. Nguyễn Hùng Cường, M.M. chuyển dịch ra Việt Ngữ

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


VI. Kết Luận

 

Trong vài cách, sự tiến triển trong những vấn đề của phụ nữ trong các giáo hội dường như chậm chạp một cách nản lòng - chứng kiến bản tuyên bố của Ðại Hội của Giáo Hội Thanh Tẩy Miền Nam và vị trí của Vatican về vấn đề truyền chức cho phụ nữ - phong trào phụ nữ đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ trên thần học, như chúng ta đã thấy. Mặc dù vậy, một số vấn đề chắc chắn nào đó vẫn chưa được giải quyết. Một trong những vấn đề này là tới một mức độ nào thì "kinh nhgiệm của phụ nữ" mới trở thành một phạm trù cho sự chú ý về thần học. Như womanist, mujerista, một số phụ nữ không phải "vấn đề hiện đại", như là bản tính của con người và các xã hội đã bị phân tán không còn tính tập trung nữa. Vì vậy, những sự tổng hợp về phụ nữ cũng chính là cùng những loại vấn đề, đã một lần xảy ra cho "con người". Chúng đưa ra một vị trí không còn đúng nữa, đó là, một hình ảnh về "phụ nữ" hoàn vũ như là có chung một bản chất tương tự qua mọi thời gian và văn hóa. Nhưng những tư tưởng gia phụ nữ như Lisa Sowle Cahill, Cristina Traina và Martha Nussbaum lập luận có tính thuyết phục rằng nếu không có sự chú tâm rõ ràng về những nhu cầu đặc biệt của phụ nữ - chẳng hạn như sự chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ thai nghén (dưỡng thai), nuôi dưỡng con cái - những vấn đề cụ thể và thực tế mà phụ nữ và những đứa bé phải đương đầu với - sẽ lạc mất trong cuộc tranh giành của những vấn đề chủ quan của thời hậu hiện đại. Sự phê bình của họ trở lại từ những lý thuyết về luật tự nhiên của Aristotle và Thomas có thể cung ứng một cách ca tụng cả những nhu cầu thiết thực và tiếp cận văn hóa của con người với sự đa dạng của xã hội toàn cầu.

Vấn đề thứ hai chưa được giải quyết đó là tới một mức độ nào phong trào phụ nữ thách đố đặc tính cơ bản của truyền thống Kitô giáo; ví dụ, người ta có thể nói về Thiên Chúa thế nào, đặc tính quyền bính giai cấp của Giáo Hội Công Giáo Rôma, và đời sống độc thân của linh mục. Ngôn ngữ bao gồm - không những chỉ cho nhân loại nhưng mà là cho cả Thiên Chúa - đã là một vấn đề được chú ý cách đặc biệt; nó đã trở thành biểu tượng hóa cho một vài quan tâm "triệt để cấp tiến" của vài nhà phụ nữ cách mạng muốn biến Kitô giáo thành tôn giáo "thờ kính đa thần". Những bản dịch Kinh Thánh dùng ngôn ngữ bao gồm, ngay cả khi đã được chấp thuận bởi hội đồng giám mục quốc gia, đã bị bác bỏ bởi Vatican, thúc đẩy sự thảo luận không những chỉ về ngôn ngữ nhưng còn về cả pháp quyền của chức giám mục và tập đoàn giám mục. Một vài nhà phê bình phụ nữ lên án rằng những cơ chế giai cấp đã bị từ chối cách rõ ràng bởi Ðức Kitô và tự nó là tội lỗi. Cách rõ ràng, các nền thần học phụ nữ đề nghị những thay đổi sâu xa trong tư tưởng và thực hành của Kitô giáo, nhưng không phải tất cả các thần học gia phụ nữ đồng ý tới một mức độ nào đó của sự cần thiết cho những sự thay đổi. Những nền thần học phụ nữ sẽ tiếp tục thách đố giáo hội trung thành với sứ mạng của mình trong khi tranh đấu để giữ quân bình giữa những tư tưởng với nhu cầu cho những giải pháp thực dụng.

Theo ý kiến của tôi, thần học phụ nữ giới thiệu một phong trào luôn tiếp tục sửa sai trong lòng giáo hội. Theo lịch sử, những phong trào cải cách tôn giáo đã tranh đấu để định nghĩa giáo hội từ góc nhìn của cách giải thích tươi mát trong sáng của những gốc rễ của truyền thống. Những phong trào phụ nữ đã luôn luôn có những tham vọng cả về tôn giáo lẫn chính trị, và nó tìm kiếm để chuyển hóa truyền thống thành một truyền thống bao gồm những quan tâm của phụ nữ. Cũng giống như các phong trào cải cách khác, một vài nhóm đã quyết định tách ra khỏi truyền thống - ví dụ, tu đức nữ thần, Wicca - trong khi những nhóm khác còn giữ sự khác biệt trong một giới hạn nào đó mà họ tin rằng cái truyền thống đang hiện hữu cần một sự chuyển biến: có nên truyền chức linh mục cho phụ nữ không? hoặc toàn thể hệ thống mục vụ của giáo sĩ có nên thay đổi không? Thế kỷ 21 có thể không cung ứng tất cả những câu trả lời. Nhưng sự tác động ảnh hưởng của phong trào phụ nữ trên thần học trong thế kỷ 20 thì không thể bị lờ đi được.

 

(Trích trong cuốn The Twentieth Century - A Theological Overview

Edited by Gregory Baum

Orbis Books - Maryknoll, New York, 1999)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page