Con Trai Thiên Chúa Và Con Gái Loài Người

Timothy A. Lenchak, S.V.D.

Lm. Nguyễn Hùng Cường, M.M. chuyển dịch ra Việt Ngữ

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

"Có những người khổng lồ trên mặt đất vào thời bấy giờ và cả sau đó nữa, khi các con trai Thiên Chúa ăn ở với con gái loài người, và các cô này sinh cho họ những người con. Ðó là những anh hùng thuở xưa, những người có tên tuổi" (Genesis 6,4)

Bốn câu bắt đầu của đoạn 6 trong Sáng Thế Ký có lẽ là những câu khó hiểu mù mờ nhất trong toàn bộ cuốn Kinh Thánh. Cái tư tưởng cho rằng các thần thánh và con người kết hôn với nhau dường như là những thứ chỉ tìm thấy trong câu chuyện thần thoại của dân ngoại, chứ không thể thuộc về sách thánh được. Những học giả thường bình giảng rằng sự giải thích mấy câu kinh thánh này quả thật là khó, bởi vì có quá nhiều điều đã bị bỏ qua không nói đến. Có thể đây chỉ là một mảnh vụn của một câu chuyện được biết nhiều rất phổ biến với dân chúng trong thời cổ đại.

Người không lồ (Nephhilim) chỉ được nhắc đến trong Kinh Thánh ở đây và trong sách Dân Số (Numbers) đoạn (13,33), nơi chúng được được nhận diện là người khổng lồ. Trong các nền văn minh cổ đại một niềm tin rất phổ biến đó là những người khổng lồ này là những người đầu tiên sống trên trái đất. Trong Sáng Thế Ký đoạn (6,4), nhưng "Nephilim" này được nhận diện như là "những anh hùng sa ngã". Nếu thế, có phải điều này nói về các thiên thần sa ngã hoặc tới một giống nào đó nhưng đã không còn ai sống sót trong trận lụt đại hồng thủy?

Cái từ "các con trai của trời" (nghĩa đen là con trai Thiên Chúa) được giới thiệu mà không có một giải thích nào kèm theo. Cứ sự thường thì sự diễn tả theo tiếng Hebrew này nói về những thần linh ở cấp thấp hơn trong triều đình thiên quốc. Thiên Chúa, giống như bất cứ hệ thống chuyên chế phương Ðông cổ nào, được hầu cận bởi các cận thần sẵn sàng phụng lệnh của thần thánh (Xem 1 kings - Sách các Vua - 22,19; Job 1,6; 2,1; 38,7). Ngày nay chúng ta gọi ranh giới hợp thức giữa thần thánh và loài người. Thiên Chúa đã bảo tồn lại những ranh giới này bằng cách giới hạn thời gian sống của con người (Gen 6,3). Vì thế, chuyện này có lẽ thực ra là để chống bằng cách chối từ không chấp nhận bất cứ một quyền lực nào ngoài quyền năng của Thiên Chúa. Cũng có thể bản văn này phê bình những nghi thức về hôn nhân của dân ngoại thời cổ và coi chuyện đĩ điếm là thánh thiêng.

Ðây là những câu nhằm giới thiệu câu chuyện của Noab và trận lụt đại hồng thủy, một câu chuyện về loài người tội lỗi và sự trừng phạt của Thiên Chúa. Tội lỗi và thối nát lũng đoạn đã xâm nhập vào công việc sáng tạo tuyệt vời của Thiên Chúa. Mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người đã bị quấy nhiễu. Ðây có lẽ là sứ điệp của Sáng Thế Ký đoạn (6,1-4). Chắc chắn đây là điều mà Tân Ước đã hiểu như vậy khi đọc nó (xem Pet 2,4; Jude 6).

 

Trích báo The Bible Today

Tháng Năm, 1995

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page