Ngày
24 tháng 11 năm 2002
Chúa Nhật 34 Thường Niên Năm A
Ðức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ
Ðọc
Tin Mừng Mt 25,31-46
Khi
ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 31
"Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả
các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai
vinh hiển của Người. 32 Các dân thiên hạ sẽ
được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt
họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. 33
Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên
trái. 34 Bấy giờ Ðức Vua sẽ phán cùng những người
ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy
đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ
thuở tạo thiên lập địa. 35 Vì xưa Ta đói, các ngươi
đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ,
các ngươi đã tiếp rước; 36 Ta trần truồng, các ngươi
đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù,
các ngươi đã đến thăm". 37 bấy giờ những người
công chính sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con
đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; 38
có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc
trần truồng mà cho mặc? 39 Có bao giờ chúng con đã
thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu?" 40
Ðể đáp lại, Ðức Vua sẽ bảo họ rằng: "Ta bảo thật các
ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh
em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính
Ta vậy".
41
Rồi Ðức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng:
"Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa
đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần
của nó. 42 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn;
Ta khát, các ngươi đã không cho uống; 43 Ta là khách
lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi
đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng
thăm nom". 44 Bấy giờ những người ấy cũng sẽ
thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa
đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc là trần truồng, đau yếu
hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?" 45 Bấy
giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: "Ta bảo thật các ngươi:
mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người
bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta
vậy". 46 Thế là họ sẽ ra đi để chịu cực hình
muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự
sống muôn đời".
Gợi
ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Chữ "ngờ" trong cuộc sống
"Ở
đời, mấy ai học được chữ "ngờ!": hẳn ai trong chúng
ta cũng kinh nghiệm ít nhiều về điều ấy. Liên quan đến chủ
đề này, đại thi hào Ta-go của Ấn Ðộ có thuật một câu
chuyện đầy thi vị như sau:
Có
một người hành khất nọ ngày ngày vác bị đi xin bố thí. Một
lần nọ, đang trên đường hành khất, người ấy trông thấy
xa giá của Ðức Vua đi kinh lý đang tiến về phía ông. Lòng
người hành khất bỗng khấp khởi mừng vui hy vọng: "Phen này,
với của bố thí vua ban, ta sẽ không còn phải ngày ngày lê
gót hành khất nữa!" Thế nhưng khi giáp mặt với người hành
khất, Ðức Vua đã chẳng bố thí gì; trái lại, ngài ngửa
tay xin ông chia sẻ điều ông có trong bị. Quá bất ngờ, người
hành khất lúng túng thọc tay vào bị, bốc đại một hạt lúa,
rồi đặt vào tay Ðức Vua. Ðoạn Ðức Vua ngự trở lại lên
xa giá tiếp tục cuộc kinh lý.
Chiều
đến, khi trở về túp lều dột nát của mình, người hành
khất kiểm kê những gì đã xin được. Trước sự ngạc nhiên
vô cùng của ông, ông nhìn thấy lấp lánh dưới đáy túi một
hạt gạo bằng vàng. Thì ra khi ông trao cho Ðức Vua một
hạt lúa, ngài đã kín đáo đặt trở lại vào túi của ông
một hạt vàng. Lúc ấy người hành khất bật khóc và tiếc
nuối: "Phải chi tôi đã dâng
cho vua tất cả những gì tôi có cho rồi!"
Tương
tự như câu chuyện trên, bài Phúc Âm hôm nay cũng cho thấy những bất ngơø trong ngày phán xét: cả hai nhóm
người lành, dữ đều được xét xử dựa trên điều họ không ngờ tới; chỉ khác một điều là
nếu sự bất ngờ đó đem lại mối phúc cho nhóm này, thì nó
lại mang đến sự bất hạnh cho nhóm kia. Cũng như trường hợp
của người hành khất, sự bất hạnh đã rơi xuống trên nhóm
người, do không ngờ, đã bỏ sót điều lẽ ra họ nên làm,
khi hãy còn thời giờ và cơ hội. Nhưng bây giờ thì... đã
muộn!
Ðức Vua của người nghèo
Bài
Tin Mừng của ngày lễ Chúa Kitô Vua hôm nay trình bày hình ảnh
Chúa Kitô như vị Vua của người nghèo; tự đồng hoá mình với
người nghèo và xét xử mỗi người theo thái độ của họ
đối với người nghèo.
Thực
ra hai hình ảnh "chiên" và "dê", biểu trưng cho hai nhóm
người trong dụ ngôn, được vay mượn từ một thực tế
quen thuộc với nhóm thính giả Do Thái của Ðức Giêsu. Thông
thường, một mục tử chăn dắt cả chiên lẫn dê trong đồng
cỏ. Chiều đến, họ thường tách chiên ra khỏi dê, để đưa
chúng vào trú đêm ở nơi kín gió hơn, còn dê thì có thể
để bên ngoài, vì chiên chịu lạnh kém hơn dê. Ðể phân chia
đàn vật, người mục tử thường dựa vào màu lông của
mỗi giống: chiên thường màu trắng; dê thường màu đen. Còn
trong ngày chung thẩm, đâu là tiêu
chuẩn phân chia người sẽ được đưa vào cõi phúc và
kẻ sẽ bị bỏ lại?
Ðối
với những kẻ đi theo Người, Ðức Giêsu đã nhiều lần nói
về tiêu chuẩn để được vào Nước Trời: đó là những
người thi hành ý muốn của Cha, Ðấng ngự trên trời, chứ
không phải là những kẻ chi thưa thốt ngoài môi miệng: "Lạy
Chúa! Lạy Chúa!" (Mt 7,21-22); đó là những ai mạnh dạn tuyên
xưng Ðức Giêsu trước mặt người đời, vì chính Người sẽ
tuyên xưng họ trước mặt Thiên Chúa (Mt 10,32-33); đó là những
người chịu bách hại vì Danh Ðức Giêsu và bền đỗ đến cùng
(Mc 13,13). Tất cả những tiêu chuẩn trên đều liên quan đến
giới luật "kính mến Chúa trên
hết mọi sự" và chấp nhận mọi hệ quả của việc sống
theo giới luật đó. Còn trong dụ ngôn hôm nay, Ðức Giêsu đề
cập đến một tiêu chuẩn xét xử khác, chung cho mọi
dân nước (c.32), tức là cho kẻ
tin lẫn kẻ chưa nhận biết
Chúa Kitô. Tiêu chuẩn này liên quan đến một giới luật
liên hệ chặt chẽ với giới luật trước, đó là "yêu
tha nhân như chính mình."
Khi
bày tỏ tiêu chuẩn thứ hai này, Ðức Giêsu đã minh chứng
Người là Ðức Vua của người nghèo, luôn quan tâm đến hoàn
cảnh đáng thương, cần được giúp đỡ của những người
bé mọn. Quan tâm ấy của Người không chỉ thể hiện trong ngày
chung thẩm, nhưng chính Người đã sống mối bận tâm đó từng
ngày, trong cuộc đời dương thế của Người. Các Tin Mừng có
thể cho ta nhiều bằng chứng về điều ấy: Người đã cho đám
đông đói lả được no nê cơm bánh và Lời Chúa (Mt
14,13-21); đã giải tỏa cơn khát khao chân lý của người phụ
nữ Samari bên bờ giếng Giacóp (Ga 4); đã tiếp rước một
Giakêu thu thuế bị đồng bào khinh miệt và kể như người xa
lạ (Lc 19,1-10); đã mặc lại chiếc áo nhân phẩm cho người
phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang (Ga 8,1-11); đã làm biết
bao phép lạ xoa dịu cơn đau của những người đau yếu; cuối
cùng, Người cũng đã giải thoát nhiều trường hợp bị giam
cầm trong xiềng xích của quỉ dữ (Mt 18,28-34) v.v... Tóm lại, khi
mang đến cho những con người nói trên những ích lợi về
phần xác, Ðức Giêsu còn đồng thời làm thỏa mãn những
nhu cầu tinh thần và tâm linh của họ.
Ngoài
việc quan tâm đến những người bé mọn, Ðức Giêsu còn tự
đồng hoá mình với những con người ấy, đến độ nếu ai đó
làm một việc lành cho họ, thì là làm cho chính Người (c.
40). Với việc tự đồng hóa trên, Người cũng đã biến hai
giới luật Mến Chúa và
yêu người nên một. Kể
từ đó, kẻ mến Chúa
cũng phải yêu thương tha nhân, vốn được dựng nên theo hình
ảnh Chúa; còn kẻ làm một điều tốt cho tha nhân cũng chính
là làm cho Ðấng đã tự đồng hóa mình với những người
bé mọn. Tiêu chuẩn phán xét giờ đây, đã rõ: "Thiên
Chúa sẽ đong lại cho mỗi người bằng chính "đấu tình thương"
mà người ấy đong cho tha nhân (Mt 7,2). Tiêu chuẩn này
cũng am hợp với mối phúc thứ Năm: "Phúc
cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót
thương." (Mt 5,7)
Tình yêu sẽ không sợ những
bất ngờ
Mẫu
gương của nhóm người thứ nhất trong dụ ngôn (chiên) cống
hiến cho chúng ta một bài học quí giá: đó là nếu luôn sống
theo thúc đẩy của lòng mến, ta sẽ không phải sợ hãi những
bất ngờ; kể cả những bất ngờ trong ngày chung thẩm. Hơn
thế, một nếp sống theo thúc đẩy của Tình Yêu cũng sẽ giải
phóng ta vượt qua mọi nỗi sợ, ngay cả nỗi sợ lớn nhất
là phải xóa mình, như câu chuyện sau của Bích Hà minh chứng.
"Chỉ
còn mấy ngày nữa là Bích Hà đi khám sức khỏe. Ðã nhiều
năm mòn mỏi ở trại tị nạn, cô trông mong từng giờ từng
phút, ngày sẽ được đi định cư ở một nước thứ ba. Từ
lâu nay, cô có thói quen mỗi chiều nấu một bát cháo nhỏ để
đi thăm một người bệnh lao, phải sống cách ly trong một túp
lều ở cuối trại. Nhưng chiều nay cô bỗng thấy lưỡng lự.
Cái ý tưởng sẽ bị nhiễm vi trùng lao và sẽ "rớt" trong
lần khám sức khoẻ tới khiến cô rùng mình: hy vọng được
đi định cư của cô lúc đó ắt hẳn sẽ sụp đổ. Bỗng nhiên
lời phán xét của Chúa trong bài dụ ngôn hôm nay vang lên
trong tai cô: "Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm." Suy gẫm
lời đó, cô lấy lại được can đảm để tiếp tục cuộc
thăm viếng mỗi ngày: cô đã nhận ra được nơi người bệnh
lao bị bỏ rơi đó, hình ảnh của chính Chúa Giêsu đang cần đến
sự ủy lạo của cô. Kể từ sau kinh nghiệm này, Bích Hà không
còn sợ hãi gì nữa; ngay cả ý nghĩ phải hy sinh mạng sống vì
tình yêu tha nhân cũng không làm cô sợ sệt. Hiện nay, Bích
Hà là một điều động viên năng nổ của phong trào Focolare
(do chị Chi-Lan Lưu Bích sáng lập) ở miền Ðông Canađa."
Một
số câu hỏi gợi ý
1.
Bạn học được bài học gì từ "người hành khất" trong
câu chuyện của Ta-go, cũng như từ "những người đứng bên
trái" (dê) trong dụ ngôn về ngày chung thẩm?
2. Qua câu chuyện của Bích Hà, cũng như trong cuộc sống của bạn, đâu là những khó khăn khách quan và chủ quan khiến khó thực thi Lời Chúa dạy hôm nay? Theo bạn, làm sao để có được sức mạnh vượt qua những khó khăn đó?