Ngày
20 tháng 10 năm 2002
Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm A
Ðọc
Tin Mừng Mt 22,15-21
15
Bấy giờ những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách
làm cho Ðức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy. 16 Họ
sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hêrôđê,
đến nói với Ðức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi
biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy
đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì
Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. 17
Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho
Xêda hay không?" 18 Nhưng Ðức Giêsu biết họ có
ác ý, nên Người nói: "Tại sao các người lại thử tôi,
hỡi những kẻ giả hình! 19 Ðưa đồng tiền nộp thuế
cho tôi coi!" Họ liền đưa cho Người một đồng bạc. 20
Và Người hỏi họ: "Hình và danh hiệu này là của ai đây?"
21 Họ đáp: "Của Xêda". Bấy giờ, Người bảo
họ: "Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa,
trả về Thiên Chúa".
Gợi
ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Bài
Tin Mừng hôm nay nói tới "những người phe Hêrôđê"
(c.16). Họ là ai? Tại sao các môn đệ người Pharisêu cùng đi
với họ để tìm cách làm cho Ðức Giêsu lỡ lời mà mắc
bẫy? Vậy bẫy đó là bẫy nào?
Ðụng chạm tới ngai vàng
Rõ
ràng bài Tin Mừng hôm nay liên quan tới vấn đề nộp thuế,
tức cũng liên quan tới chính trị. Ðức Giêsu được đặt
trước vấn đề nộp thuế không phải cho tiểu vương Hêrôđê
nhưng cho ông vua kể như lớn nhất trên thế giới thời đó,
là hoàng đế Rôma.
Ðây
không phải là lần đầu tiên trong đời, Ðức Giêsu đụng
chạm tới vấn đề chính trị. Luca cho ta biết thời ấy hoàng
đế Augustô (tức Augustus Caesar cai trị đế quốc Rôma từ năm
27 trước Công Nguyên tới năm 14 sau Công Nguyên) ra chiếu chỉ,
truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ (Lc 2,1). Theo lệnh
đó, ông Giuse và bà Maria, đã từ Nadarét miền Galilê, về
nguyên quán Bêlem khai tên tuổi. Khi hai ông bà đang ở đó,
thì bà Maria sinh con trai đầu lòng, rồi đặt nằm trong máng cỏ,
vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ (Lc 2,7).
Khi
hai ông bà còn ở Bêlem thì một biến cố khác xảy ra đụng
chạm tới ngai vàng của Hêrôđê Cả, người gốc xứ Iđumêa,
cai trị xứ Hêrôđê (37-4 trước CN) mà lãnh thổ bao gồm cả
Bêlem. Số là khi có mấy nhà chiêm tinh từ phương đông tới
Giêrusalem và hỏi cho biết "Ðức Vua dân Do thái mới sinh,
hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất
hiện bên Phương Ðông, nên chúng tôi đến bái lạy Người"
(Mt 2,2). Tin ấy khiến nhà vua bối rối và cả thành Giêrusalem
xôn xao (Mt 2,3). Nhà vua đã khéo léo dặn các nhà chiêm tinh
rằng "Xin quí ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và
khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái
lạy Người? (Mt 2,8). Và người ta biết nhà vua đã phản ứng
dữ tợn như thế nào, khi nghe biết các nhà chiêm tinh đã lặng
lẽ đi lối khác mà về xứ sở mình: ông liền sai người đi
giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ
hai tuổi trở xuống (Mt 2,16).
Thực
ra, cuộc tàn sát vừa kể chưa thấm vào đâu với những cuộc
thanh toán nội bộ bao gồm cả những cuộc sát hại vợ con của
chính nhà vua, vì bằng mọi giá, vua muốn bảo vệ ngai vàng của
mình.
Năm
47 trước CN, Hêrôđê khi ấy mới 25 tuổi đã dành được
chức vị toàn quyền xứ Galilê. Ðến năm 37 trước CN, ông
được hoàng đế Rôma phong vương. Thập niên sau đó được
ghi dấu bằng những cuộc đổ máu để củng cố ngai vàng, kể
cả cuộc đổ máu người vợ yêu dấu nhất của ông là
Mariamma I, cùng với hai con trai mà người vợ này đã sinh ra
cho ông. Ðó là thời kỳ Hêrôđê sát hại tất cả những
người họ hàng nam giới, để cho ngai vàng của ông được
an toàn.
Chỉ
sau những cuộc thanh trừng đẫm máu ấy, Hêrôđê mới bắt
đầu những dự án xây dựng lớn lao, mà lớn nhất là cuộc
xây dựng Ðền Thờ Giêrusalem. Công trình này được vua Hêrôđê
Cả khởi công năm 19 trước CN, công trình ấy kéo dài mãi
tới năm 64 mới hoàn tất. Ðó chính là công trình mà các
môn đệ tắc lưỡi ngợi khen khi nói: "thưa Thầy, Thầy xem:
đá lớn thật! Công trình kiến trúc vĩ đại thật!" (Mt
13,1). Nhưng chỉ 6 năm sau khi hoàn tất, tức năm 70, Ðền Thờ
vĩ đại ấy đã bị quân Rôma dưới quyền chỉ huy của tướng
Titô, phá tan tành "không còn tảng đá nào trên tảng đá
nào" như Ðức Giêsu đã tiên báo (Mt 24,2).
Số
phận riêng của Hêrôđê Cả cũng chẳng hơn gì Ðền Thờ
được ông xây dựng. Chỉ năm ngày trước khi qua đời, nhà
vua đã ra lệnh hành quyết người con trai chính ông đã chỉ
định lên ngôi kế vị ông. Thế rồi trước ngày tận số, Hêrôđê
đã ra lệnh cho các nhân vật nổi nang nhất từ khắp nơi trong
nước tụ họp lại tại Giêrusalem. Những người này đều
được giam vào ngục tối với chỉ thị đã có sẵn của nhà
vua, là phải giết họ liền ngay sau khi nhà vua qua đời. Ðó là
cách duy nhất, theo suy nghĩ của Hêrôđê, để bảo đảm có
đại tang trên toàn quốc!
Nhóm Hêrôđê và Nhóm
Pharisêu
Tất
cả những điều ghê gớm đó đã xảy ra lâu rồi trước
khi Ðức Giêsu xuất hiện công khai rao giảng Tin Mừng. Nhưng người
kế vị Hêrôđê Cả là Antipát cai trị xứ Galilê và xứ Pêrêa
(năm 4 trước Công Nguyên - năm 39 sau Công Nguyên), chẳng phải
là người thân thiện với Ðức Giêsu. Tin Mừng Máccô sớm
cho biết nhóm Pharisêu bàn tính với phe Hêrôđê để tìm cách
giết Ðức Giêsu sau vụ Người chữa lành một người bại
tay nơi hội đường (Mc 3,1-6). Còn Tin Mừng Luca cho thấy có mấy
người Pharisêu bắn tiếng cho biết chính Hêrôđê Antipát đang
muốn giết Người (x.Lc 13,31). Thử hỏi những người Pharisêu
đã bàn bạc với nhóm Hêrôđê như thế nào để gài bẫy
Ðức Giêsu trong lời nói (Mt 22,15)?
1.
Một vấn đề gây băn khoăn
Ðế quốc Rôma bắt đầu đô hộ đất Paléttin từ năm
63 trước Công Nguyên. Dân chúng được phân làm ba loại: những
người có quyền công dân Rôma, những người tự do không
có quyền công dân Rôma và các nô lệ. Ðức Giêsu thuộc
loại thứ hai, một thứ thường dân. Thường dân thì phải
nộp thuế thân, là thuế áp dụng cho mọi người như nhau, chỉ
trừ người già và trẻ em là được miễn.
Người
Do Thái vẫn băn khoăn về thuế này. Các người thuộc phe Hêrôđê
hay Xađốc chấp nhận nộp thuế cho hoàng đế Rôma (Xêda). Ðó
là cách bảo vệ chỗ đứng của họ dựa vào chính quyền Rôma.
Người Pharisêu, ngược lại, chỉ chấp nhận nộp thuế cách
miễn cưỡng. Họ coi đó như một hình phạt do Thiên Chúa; cần
phải tu thân tích đức để được Thiên Chúa tha thứ. Cuối
cùng là những người không chấp nhận chính quyền ngoại đạo
trên Ítraen, và chủ trương dùng vũ lực để đánh đuổi quân
Rôma ra khỏi bờ cõi. Trong Nhóm Mười Hai, có ông Simon thuộc
nhóm Quá Khích theo chủ trương này (x. Mt 10,4).
Ðức
Giêsu được đặt trước một câu hỏi gây nguy hiểm cho Người:
"Có nên nộp thuế cho Xêda chăng?"
Nếu Người trả lời rằng "Nên", Người sẽ mất tín
nhiệm với dân chúng vì dân chúng không ưa gì chính quyền
ngoại đạo Rôma và tin vào quyền tối thượng của Thiên Chúa
trên Ítraen, dân riêng của Người. Còn nếu Người trả lời
rằng "Không nên", Người sẽ trở thành kẻ khích động dân
chúng nổi loạn chống đế quốc Rôma. Ðó sẽ là tội không
nhỏ về chính trị mà phe Hêrôđê sẽ không bỏ qua.
2.
Cách Ðức Giêsu giải quyết vấn đeà
Trước hết, Ðức Giêsu tố giác sự giả hình của đối
phương (Mt 22,18). Kế đến, Người yêu cầu họ cho Người xem
đồng tiền để nộp thuế cho Xêda. Ðó là một đồng tiền bằng
bạc, nặng 3,8 gam. Ðồng tiền này đã được lưu hành trong
thế giới Rôma từ năm 268 trước Công Nguyên, mãi đến năm
200 sau Công Nguyên vẫn còn được sử dụng. Trên mặt đồng
tiền này có hình thân của hoàng đế Tibêriô trị vì từ năm
31 trước Công Nguyên đến năm 14 sau Công Nguyên. Ðức Giêsu
cầm đồng tiền trong tay và hỏi: "Hình và danh hiệu này là
của ai đây?" Khi được trả lời là "của Xêda," Ðức
Giêsu liền tuyên bố "thế thì
của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa."
(c.21).
Như
vậy, Ðức Giêsu đã vượt
ra khỏi cái bẫy là có nên nộp thuế cho Xêda hay không
bằng cách vạch cho thấy một cách cụ thể là: đồng tiền này
có ghi hình và tên hoàng đế Tibêriô nên hãy trả về ông
ta. Ðồng thời Ðức Giêsu nêu một nguyên tắc quan trọng và
bao quát hơn nhiều, khi Người nói "của Thiên Chúa, trả về
Thiên Chúa." (c.21).
3.
Vấn đề chính yếu là thuộc về ai?
Phải nhìn nhận rằng câu nói bất hủ trên đây của
Ðức Giêsu không phải là dễ hiển. Mọi sự ở đời này
chỉ được ban cho con người sử dụng một thời gian mà thôi;
cho nên sau khi hoàng đế Tibêriô tắt thở, ta muốn trả về
cho ông ta đồng tiền có mang hình và tên ông ta cũng chẳng
được. Vậy chỉ còn cách trả về cho Thiên Chúa những gì
Ngài đã dựng nên theo ý Ngài, như một tác giả dày công
suy nghĩ và cầu nguyện, đã viết vào năm 1548: "Con người
được dựng nên để tán dương, tôn kính và phụng sự Thiên
Chúa, Chúa chúng ta, và nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình; và
các sự vật khác trên mặt đất được dựng nên cho con người,
và để giúp họ trong việc theo đuổi cứu cánh mà vì nó họ
được dựng nên. Do đó, con người phải dùng chúng chỉ ở
trong mức độ chúng giúp họ đạt tới cứu cánh của họ,
và gỡ mình khỏi chúng trong mức độ chúng cản trở họ đạt
tới cứu cánh đó" (I-Nhã Loyola, Những
bài Linh Thao, số 23).
Một
số câu hỏi gợi ý
1.
Biến cố nào trong đời Ðức Giêsu đã đụng chạm tới ngai
vàng của một ông vua? Ông vua ấy sau này xây lại Ðền Thờ
Giêrusalem vĩ đại như thế nào nhưng được Ðức Giêsu tiên
báo sẽ bị phá tan tành như thế nào?
2. Vấn đề nộp thuế cho Xêda gây băn khoăn như thế nào và được Ðức Giêsu giải quyết ra sao?