Ngày
19 tháng 05 năm 2002
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Ðọc
Tin Mừng Ga 20, 19-23
19 Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các
môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người
Do thái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình
an cho anh em!" 20 Nói xong, người cho các ông xem tay và
cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21
Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa
Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." 22 Nói xong,
Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy
Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy
được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."
Gợi
ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Lễ Hiện Xuống Mới
Lần
đầu tiên thành viên của 56 phong trào đoàn sủng và cộng đoàn
mới của Giáo Hội tập họp lại theo lời mời của vị Ðại
Diện Chúa Kitô. Ðức Gioan Phaolô II muốn cuộc tập họp khổng
lồ này chứng tỏ để mọi người thấy Chúa Thánh Thần vẫn
tiếp tục hiện xuống và đang canh tân bộ mặt trái đất.
Hôm
ấy là thứ bảy 30 tháng 5, 1998, ngày áp lễ Hiện Xuống, có
tới nửa triệu người đến từ khắp nơi trên thế giới.
Riêng Âu Châu chừng 2,000 xe buýt chở khách tới Roma. Hàng
triệu người coi truyền hình theo dõi biến cố này, qua 20 hệ
thống truyền thông. Chưa bao giờ công trường Ðền Thờ thánh
Phêrô lại chật ních người tới mức đó, kể từ Năm Thánh
1950 đến nay.
Nhưng
có phải chính Chúa Thánh Thần đã khơi dậy những phong trào
đoàn sủng và những cộng đoàn mới này của Giáo Hội? Ta
hãy thử coi một số trường hợp.
Cộng Ðoàn Thánh Êgiđiô
CỘNG
ÐOÀN THÁNH ÊGIÐIÔ là cộng đoàn từng tổ chức những
buổi cầu nguyện do các vị lãnh đạo tôn giáo vì hoà bình
thế giới, tại Assidi và ở nhiều nơi khác. Cộng đoàn này
còn tổ chức những cuộc hoà đàm để chấm dứt chiến
tranh tại Libăng, Ensavađo, Guatemala, Anbani, Acmêni, Angiêri, Eâtiôpi,
Namibia, Môgiambic, v.v... Thế mà người khởi xướng, 30 năm trước
đây, chỉ là một học sinh trung học cùng với các bạn trẻ
17-18 tuổi. Họ rắp tâm sống Tin Mừng và phục vụ người
nghèo. Cậu học sinh lãnh đạo nhóm tên là Anrê Ðinh Khang Ðệ
(Andrea Ricardi), nhưng số người nhập nhóm nay đã lên tới 15,000
người thuộc đủ mọi lứa tuổi và hiện có mặt trên 20 quốc
gia. Sở dĩ họ tự xưng là Cộng Ðoàn Thánh Eâgiđiô, vì chính
tại ngôi thánh đường nhỏ này ở Rôma, họ từng hẹn nhau
tới họp. Ba điểm đặc sắc cơ bản của cộng đoàn này là
cầu nguyện, tình bạn và phục vụ người nghèo. Ở đâu cộng
đoàn này có mặt cũng đều có những chương trình phục vụ
người nghèo như, bếp nấu cháo cho người nghèo, các bà săn
sóc trẻ em túng thiếu nơi xóm nghèo, chương trình kèm học
sinh sau giờ học, chương trình tự nguyện săn sóc bệnh nhân
tại gia hoặc tại bệnh viện.
Lý
do Cộng Ðoàn Thánh Eâgiđiô tham gia sinh hoạt liên tôn như tổ
chức những buổi cầu nguyện tại Asidi, Nagasaki, v.v... hoặc tham
gia sinh hoạt ngoại giao vì hoà bình thế giới, chính là để bảo
vệ người nghèo mà thôi. Có thể nói, chiến tranh là mẹ đẻ
ra khổ đau và chết chóc trên thế giới. Trong chiến tranh, chỉ
có người giàu được hưởng lời nhờ bán vũ khí và những
dụng cụ khác, còn người nghèo chỉ là nạn nhân. Thậm chí
tôn giáo từng bị lạm dụng gây chết chóc tang thương cho dân
nghèo. Do đó nhu cầu bảo vệ người nghèo khỏi chiến tranh bằng
những sinh hoạt ngoại giao và những buổi cầu nguyện vì hoà
bình thế giới.
Phong Trào FOCOLARE
Phong
trào FOCOLARE khởi đi từ một kinh nghiệm thần bí. Một cô
sinh viên sư phạm nhân dự đại hội Công Giáo Tiến Hành tại
thành phố Loretô, miền Nam Italia, chỉ muốn vào nhà thờ cầu
nguyện một chút. Cô sinh viên 19 tuổi này tuyệt nhiên không
tìm cho mình một bậc sống hoặc một đường tiến thân nào.
Thế mà khi bước vào căn nhà Nadarét trong lòng nhà thờ
Loretô, cô Chi Lan Lưu Bích (Chiara Lubich) bỗng thấy mình như bị
tràn ngập trong một mầu nhiệm lớn lao. Mầu nhiệm nào? Mầu
nhiệm thánh gia thất Ðức Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse. Tai
cô như được nghe tiếng nói bập bẹ của cậu bé Giêsu và
tiếng hát của Mẹ Maria vọng lại từ bốn bức tường. Công
trình của thánh Giuse cũng hiển hiện trước mắt cô.
Thời
gian đại hội kéo dài, ngày nào Chi Lan cũng một mình trở lại
căn hộ Nadarét thân thương ấy với cũng một cảm xúc mạnh,
cũng một ấn tượng sâu, như thể con người cô hoàn toàn
ngập chìm giữa bao hồng ân từ trời cao.
Ấn
tuợng nổi bật trong thánh lễ kết thúc đại hội ấy là đám
đông nữ sinh viên đội lúp trắng tràn ngập nhà thờ Loretô.
Cô Lưu Bích được cho biết từ nội tâm rằng đó là hình ảnh
về đám đông sẽ theo lối sống của cô. Lối sống nào? Khi
cha sở họ đạo nơi cô dạy học, hỏi cô về kết quả đại
hội, cô liền thưa: "Con đã tìm ra lối sống cho con."
"Vậy là con sẽ lập gia đình?"
"Thưa không." "Con sẽ vào dòng tu chăng?"
"Thưa không." "Con
sẽ sống độc thân giữa đời?"
"Thưa không." Cha sở
hoàn toàn không hiểu gì về lối sống trinh tiết giữa đời
mà lại khăng khít trong liên đới cộng đoàn, là lối sống
mà Ðức Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse đã sống.
Ðiều
gây ngạc nhiên là bốn năm sau đó chẳng có gì xảy ra như
hậu quả của kinh nghiệm thần bí nói trên, nhưng khi nó xảy
ra thì lại ở giữa một hoàn cảnh rất bất lợi, tức là
giữa những cuộc dội bom, bất kể đêm hay ngày, vào cuối
thế chiến thứ hai tại Italia. Chi Lan và các bạn mỗi khi chạy
đến hầm trú đã không quên mang theo sách Phúc Âm. Chính nơi
hầm trú và giữa cảnh chiến tranh tàn khốc, họ được ban
cho ơn nhận biết Thiên Chúa là Tình Yêu như lý tưởng duy
nhất đời họ. Thâm tín ấy mãnh liệt đến nỗi đời họ
được lôi kéo tham dự vào Tình Yêu của chính Thiên Chúa.
Tới nay đã hơn nửa thế kỷ rồi thế mà họ vẫn sung sướng
cam kết với nhau lời cam kết "Em yêu chị tới mức sẵn sàng
chết vì chị" hoặc "Chị yêu em tới mức sẵn sàng chết vì
em." Cũng tình yêu ấy thúc
đẩy họ phục vụ tha nhân.
Những
bạn đầu tiên của cô Lưu Bích chẳng phải là những con người
nổi nang, như Nga (Natalia Dallapiccola), cô gái mồ côi cha từ tuổi
16 nên phải lo vừa đi học vừa đi làm; hoặc Ðỗ Thị Ri (Doriana
Zamboni), cô học trò không được lên lớp nên đến với cô
Lưu Bích ban đầu chỉ để được kèm mà thôi v.v... Nhưng chính
qua những con người loại đó mà ngọn gió Tin Mừng do Chúa
Thánh Linh thổi cách mãnh liệt. Tại hầm trú họ đọc Tin Mừng
chỉ để đưa ra thực thi. Kết quả thật lạ lùng. Những người
theo gương họ ùn ùn kéo đến ban đầu từ 58 thôn xã nhỏ
xung quanh thành phố Tân Ðô tức Trentô. Khi chiến tranh chấm dứt
năm 1945, đám người ấy mà con số lên tới 500, phải tìm đến
họp tại phòng họp của nhà Dòng Tên tại Tân Ðô thay vì tại
nhà các cha Phanxicô như trước kia họ vẫn họp.
Ban
đầu họ chỉ kể mình là Kitô hữu có bổn phận thực thi Phúc
Âm nhưng Chúa an bài để Focolare trở nên như một cây xum xuê
hiện nay với hơn 100,000 thành viên nòng cốt và hơn 2 triệu
thân hữu đang góp phần xây dựng nền văn minh tình yêu hướng
tới thế giới hiệp nhất.
Rao giảng Tin Mừng và huấn
luyện các Kitô hữu vững theo bề sâu
Ðiều
xảy ra với Cộng Ðoàn Thánh Eâgiđiô và Focolare minh họa lời
Ðức Gioan Phaolô II nói ngày 30 tháng 5, 1995. Ngài nhắc nhở
mọi người có mặt về lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đầu
tiên có Ðức Maria, Mẹ Chúa Giêsu và các môn đệ của Người
tại nhà Tiệc Ly. "Ðiều đã xảy ra 2000 năm trước đây tại
Giêrusalem thì nay như được làm mới lại nơi công trường
Ðền Thờ Thánh Phêrô như tâm điểm của Kitô giáo." Ðiều
mà Ðức Thánh Cha nhấn mạnh là cần phải nhiệt thành rao giảng
Tin Mừng, đồng thời huấn luyện những Kitô hữu vững vàng
theo bề sâu. Ngài nói rằng chính các phong trào và các cộng
đoàn mới của Giáo Hội là một đáp trả do Chúa Thánh Thần
khơi dậy để đối phó với thách đố gay cấn ở cuối thiên
niên kỷ thứ hai. Vậy Ðức Gioan Phaolô II hướng về phía các
thành viên các phong trào và các cộng đoàn mới của Giáo
Hội và nói với họ: "Chính anh chị em là một đáp trả sống
động với thách đố cuối thiên niên kỷ thứ hai." Và để
kết luận, ngày nói với họ: "Hôm nay, từ công trường này,
Ðức Giêsu kêu gọi từng người giữa anh chị em khi tuyên bố:
các con hãy đi đến với thế giới và hãy rao giảng Tin Mừng
cho mọi thọ tạo (Mc 16,15). Quả thật, Chúa Giêsu tin tưởng nơi
mỗi người anh chị em và Giáo Hội cùng chung một niềm tin tưởng
đó."
Vậy
bài Tin Mừng hôm nay (Ga 20,19-23) nói về Ðức Giêsu Phục Sinh
hiện ra và ban Thánh Thần xuống trên các môn đệ xưa không
thể xa lạ với những điều được người kế vị tông đồ
Phêrô xác chuẩn như vừa nói.
Xưa
Ðức Kitô sống lại đến với các môn đệ để ban cho họ
ơn bình an (20,19-21) và niềm vui (20,20). Cở sở của bình an và
niềm vui chính là tình yêu toàn thắng của Ðức Kitô như
được ghi lại nơi tay và cạnh sườn Người (c.20).
Nhưng
Ðức Giêsu phục sinh đến không chỉ để làm cho các môn đệ
được vui và bình an. Những ơn ấy phải tràn ngập thế giới.
Lý do vì các môn đệ tiếp nối cùng một cuộc sai phái khởi
đi từ Ðức Giêsu: "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng
sai anh em" (c. 21). Sức sống mới mà các môn đệ đón nhận
từ Ðấng Phục Sinh là Thánh Thần mà Ðức Giêsu thổi trên
các ông (c.22). Xưa trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thổi sinh
khí vào con người (St 2,7) và ban sự sống, thì nay Ðấng Phục
Sinh cũng thổi Thần Khí của Người trên các môn đệ. Ðó
là công cuộc tạo thành mới do Ðức Kitô Phục Sinh nhờ Thánh
Thần và qua các môn đệ.
Các
môn đệ đón nhận sự sống mới của Ðấng Phục Sinh nhờ
Chúa Thánh Thần nên đã làm chứng và loan Tin Mừng đó cho
thế giới. Giáo Hội tiếp nối cũng công trình đó. Cho nên
cuộc tập họp thành viên của 56 phong trào đoàn sủng và cộng
đoàn mới của Giáo Hội ngày 30 tháng 5,1998 thực là hình ảnh
của một lễ Hiện Xuống được nối dài.
Một
số câu hỏi gợi ý
1.
Bạn tâm đắc được gì về Cộng Ðoàn Thánh Eâgiđiô? Về
Focolare? Hoặc về một phong trào đoàn sủng hay một cộng đoàn
mới khác của Giáo Hội?
2. Bạn hiểu như thế nào về nhu cầu nhiệt thành rao giảng Tin Mừng và huấn luyện những Kitô hữu vững vàng theo bề sâu?