Ngày
12 tháng 05 năm 2002
Chúa Nhật 7 Phục Sinh Năm A
Lễ Chúa Thăng Thiên
Ðọc
Tin Mừng Mt 28, 16-20
16 Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi
Ðức Giêsu đã truyền cho các ông đến. 17 Khi thấy
Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. 18
Ðức Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được
trao toàn quyền trên trời dưới đất. 19 Vậy anh em
hãy đi và làm cho muôn dân trơ û thành môn đệ, làm phép
rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20
dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.
Và đây, Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế."
Gợi
ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Về Galilê
Theo
lệnh của Chúa Phục Sinh nhắn qua các phụ nữ đã gặp Ngài,
các môn đệ nhanh chóng lên đường trở về Galilê. Ðây là
hành trình đức tin, bước đi trong vâng phục. Biến cố Thầy
bị kết án tử đã khiến các ông thất vọng ê chề. Các môn
đệ đã từng theo Thầy rong ruổi khắp mọi nẻo đường của
xứ Galilê này. Tại đây, các ông từng chứng kiến bao điều
kỳ diệu Thầy đã thực hiện: xua trừ ma quỉ, chữa lành bệnh
tật, nhân bánh ra nhiều để nuôi cả đoàn dân đông đảo...
Cũng chính nơi đây, các môn đệ đã từng nghe Thầy giảng
dạy về Nước Trời, về lòng thương xót của Cha trên trời,
về cách sống sao cho xứng với địa vị làm con cái Thiên Chúa.
Thầy đi đến đâu, muôn người
đều ngưỡng mộ quí mên Thầy. Ðiều này khiến các môn
đệ rất đỗi tự hào, phấn chấn và hãnh diện.
Mọi
vinh hoa trần thế người ta dâng cho Thầy mau chóng biến tan khi
Thầy lên Giêrusalem nộp mình thọ nạn. Dù cho Thầy đã từng
báo trước đến ba lần, nhưng các môn đệ không sao hiểu
được biến cố đau thương đã xảy đến cho Thầy. Khi Thầy bị
bắt, các môn đệ chống trả khá dữ dội, đến mức đổ máu
(x.Mt 26,51). Thế nhưng, chẳng mấy chốc sau đó, tất cả các ông
đều bỏ chạy thoát thân, để Thầy lại một mình. Ngay cả Phêrô,
người đã từng tuyên bố: "dù cho mọi người có vấp ngã,
riêng con đây sẽ chẳng bao giờ bỏ Thầy" (Mt 26,33), vậy mà
nay lại chối Thầy đến ba lần (x.Mt 26,69-74). Cái chết thập giá
đầy ô nhục của Thầy đã làm cho bao nhiêu kỳ vọng của các
môn đệ thành mây khói. Còn hơn thế nữa, cái chết ấy đã
làm cho các ông thành những kẻ phản Thầy.
Thầy
đã chết nhưng nay đang sống. Qua các phụ nữ, Thầy nhắc lại
cho các môn đệ lời Thầy đã nói trước trước khi chịu
khổ nạn: "Sau khi chỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh
em" (Mt 26,32). Trở lại Galilê lần này, các môn đệ không
lên đường đi vào quá khứ để tìm lại những kỷ niệm của
một thời vang bóng, nhưng là để gặp lại Thầy, Ðấng đã
chiến thắng. Thầy đi trước để chờ đón và tỏ mình ra cho
các môn đệ, bất chấp sự giới hạn và những đổ vỡ vừa
xảy ra trong biến cố tử nạn của Thầy. Thầy đi bước trước
trong tiến trình hoà giải với các môn đệ về mối tương
quan vừa bị đổ vỡ. Bất chấp giữa các ông vẫn còn một
số người hoài nghi, Thầy vẫn một lần nữa tuyển chọn và
sai các ông đi trong tư cách là môn đệ của mình.
Mừng Chúa Thăng Thiên
Hôm
nay, Giáo Hội mừng mầu nhiệm Chúa Thăng Thiên. Chúa về trời
không có nghĩa Chúa rời bỏ trần thế, nhưng chỉ có nghĩa
thay đổi cách thức hiện diện. Từ nay, Ngài không còn hiện
diện cách hữu hình, nhưng là hiện diện cách vô hình với
con người. Mừng mầu nhiệm Chúa về trời cũng đồng nghĩa
tuyên xưng sự hiện diện của Chúa nay vượt mọi giới hạn
thời gian và không gian. Từ nay, Ngài hiện diện với con người
ở mọi thời (mọi ngày), giữa muôn dân nước (x. Ðn 7,14) vì
Ngài có toàn quyền trên trời dưới đất.
Các
môn đệ được Chúa Phục Sinh đưa vào mầu nhiệm Thiên Chúa
hoà giải với con người. Các ông được Chúa Phục Sinh sai
đi làm chứng cho chính mầu nhiệm này, mầu nhiệm mà các ông
đã cảm nghiệm thật sâu xa nơi lòng mình: Tình yêu Thiên Chúa
lớn hơn tội lỗi con người. Giáo Hội mừng lễ Chúa Thăng
Thiên cũng nhằm mục đích nhắc nhớ sứ mạng của mình, đó
là làm chứng cho Chúa Phục Sinh và dẫn đưa muôn người về
với Chúa. Là những môn đệ được Chúa Phục Sinh tuyển
chọn qua Giếng Nước Rửa Tội, chúng ta hãy dùng chính đời
sống vui tươi, tràn đầy hy vọng, thứ tha và yêu mến nhờ
Chúa Giêsu để giới thiệu Chúa Phục Sinh cho người chưa biết
Ngài. Chúa muốn dùng đời sống chứng tá của chúng ta để
làm cho muôn dân thành môn đệ Ngài.
Từ đại tướng thành chiến
sĩ Tin Mừng...
Câu
chuyện dưới đây kể về một con người đã gặp Chúa Phục
Sinh và trở thành môn đệ của Ngài.
Trong
cuộc chiến Angiêri hồi năm 1961, Mạc Ðăng Hưng (Philip Morion),
lúc bấy giờ là một thiếu úy trẻ tuổi, đã tận mắt thấy
một số tu sĩ công giáo cứu giúp cả những kháng chiến quân
Fellag của Angiêri là những người, khoảnh khắc trước đó,
đã tìm cách giết hại binh lính Pháp. Chàng sĩ quan trẻ tuổi
này đã không thể hiểu nổi hành động từ bi của các tu sĩ.
Ðức tin của anh lâm vào tình trạng khủng hoảng. Anh muốn nổi
loạn, loại bỏ niềm tin Kitô nơi mình. Nhưng rồi sau đó, nhờ
suy nghĩ chín chắn, Mạc Ðăng Hưng hiểu được ánh sáng đức
tin chân thật và ngoan ngoãn để cho đức tin hướng dẫn cuộc
đời binh nghiệp của mình.
Hồi
tháng 3 năm 1993, trận chiến tại Bosnia-Herzêgovina đang leo thang
mãnh liệt. Tại vùng Srêbrênica, lãnh thổ Hồi giáo, tuyết rơi
phủ một màu trắng xoá - Srêbrênica đang bị quân Serbia vây
hãm, tấn công và đe dọa tiêu diệt. Người dân sống trong
đói khổ và âu lo trước viễn tượng bị tàn sát tập thể,
nếu quân Serbia chiến thắng tràn vào đây. Cộng đồng quốc
tế thì phân vân lưỡng lự trong khi giới ngoại giao tiến
được một bước thì lùi lại hai bước. Thảm cảnh ghê rợn
như đang chờ cơ hội ập xuống trên người dân nơi đây. Một
sáng nọ, Ðại tướng Mạc Ðăng Hưng trong vị trí tổng tư lệnh
lực lượng quân đội bảo hoà liên hiệp quốc (gọi tắt là
IFO), đã đích thân đến Srêbrênica, dùng chính bản thân làm
khiên thuẫn bảo vệ mạng sống người dân Hồi giáo ở đây.
Nhờ hành động quả cảm này, vị tổng tư lệnh được mệnh
danh là "ông tướng can trường" đó đã một mình đẩy lùi
được cuộc tấn công của quân Serbia hung hãn.
Năm
nay, tướng Mạc Ðăng Hưng 63 tuổi. Hiện tại, ông đã về hưu
và sống tại thủ đô Paris. Từ giã binh nghiệp, giờ đây ông
trở thành một chiến sĩ của Thiên Chúa. Dưới sự linh hướng
của cha sở họ đạo thánh Dương Minh (Saint Germain l' Auxerrois) tướng
Mạc Ðăng Hưng đào luyện một nhóm người trẻ để họ giúp
đỡ các giới bị lỏ rơi ngoài lề xã hội tìm lại được
niềm hy vọng. Nhóm người trẻ này sẽ là những đội quân
cảm tử của vị đại tướng về hưu, để với vũ khí là
Tin Mừng, họ sẽ tấn công vào các vùng ngoại ô thành phố.
Khi
được mời chia sẻ tâm tình của mình, tướng Morion có lần
đã tâm sự: "Tôi rất ngưỡng mộ thánh Máctin thành Tua,
người lính đã xẻ đôi mảnh áo choàng chia cho một kẻ nghèo.
Nếu Chúa muốn, tôi xin dành thời gian về hưu còn lại của
tôi bây giờ để phục vụ Giáo Hội theo gương thánh Máctin.
Bởi lẽ trong các thành phố cũng như trên toàn thế giới
ngày nay, sự dữ đang toa rập hình thành nên một nền văn
hoá chết chóc, đe dọa xoá bỏ mọi kết quả sự lành. Cuộc
đời binh nghiệp và nhất là thảm cảnh Srêbrênica đã giúp
tối biết trở thành hiện thân của hy vọng, và tôi ước
mong chia sẻ niềm hy vọng ấy với các bạn trẻ tìm đến với
tôi trong cuộc chiến chống nạn tuyệt vọng hiện nay giữa kinh
đô ánh sáng Paris. Cùng với đội quân cảm tử đặc biệt
này, tôi sẽ chĩa mũi giáo Tin Mừng tấn công các vùng ngoại
ô man rợ, sẽ đi vào các bãi chiến trường thành phố, để
rao giảng sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô là sứ điệp có
khả năng chiến thắng sự chết.
Một
số câu hỏi gợi ý
1.
Theo Bạn, đâu là ý nghĩa của việc Giáo Hội mừng lễ Chúa
Thăng Thiên?
2.
Qua câu chuyện về đại tướng Philip Morion, bạn thấy có điều
tâm đắc, đánh động bản thân mình?
3.
Bạn có bao giờ nghe được tiếng lòng mình đòi buộc mình
phải sống chứng nhân trong một chọn lựa cụ thể của đời
sống chưa? Xin bạn chia sẻ về kinh nghiệm đó?
-----------------------------------------------------
"Chúng ta phải ôm trọn thế giới trong sự hiệp nhất bác ái của Chúa Giêsu Kitô. Há đó chẳng phải là điều Ngài muốn nhờ bí tích Thánh Thể mà chúng ta vẫn thường lãnh nhận đó sao? Và không lẽ sau nhiều lần hiệp lễ chúng ta vẫn còn có những tâm tình khác với Chúa Giêsu Kitô ư? Chắc chắn nếu chúng ta chuẩn bị đón nhận Ngài bằng đức ái, thì Ngài sẽ thông chia cho ta mọi tâm tình của Ngài" (NT MECHTILDE du Saint Sacrament sinh năm 1614, lập dòng Nữ Biển Ðức và qua đời năm 1698)