Ngày
14 tháng 04 năm 2002
Chúa Nhật 3 Phục Sinh Năm A
Ðọc
Tin Mừng Ga 24, 13-35
13
Cùng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến
một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một
cây số. 14 Họ trò chuyện với nhau về tất cả những
sự việc mới xảy ra. 15 Ðang lúc họ trò chuyện và
bàn tán, thì chính Ðức Giêsu tiến lại gần và cùng đi với
họ. 16 Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra
Người. 17 Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa
trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" Họ dừng lại, vẻ mặt
buồn rầu.
18
Một trong hai người tên là Clêôpát trả lời: "Chắc ông
là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết
những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." 19
Ðức Giêsu hỏi: "Chuyện gì vậy?" Họ thưa: "Chuyện ông
Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đấy uy thế trong việc
làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân.
20 Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng
ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng
đinh Người vào thập giá. 21 Phần chúng tôi, trước
đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng sẽ cứu chuộc
Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ
ba rồi. 22 Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong
nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra
mộ hồi sáng sớm, 23 không thấy xác Người đâu cả,
về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người
vẫn còn sống. 24 Vài người trong nhóm chúng tôi đã
ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người
thì họ không thấy."
25
Bấy giờ Ðức Giêsu nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng
hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các
ngôn sứ! 26 Nào Ðấng Kitô chẳng phải chịu khổ hình
như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? 27
Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người
giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất
cả Sách Thánh.
28
Khi gần tới làng họ muốn đến, Ðức Giêsu làm như còn phải
đi xa hơn nữa. 29 Họ nài ép Người rằng: "Mời ông
ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp
tàn." Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. 30
Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc
tụng, và bẻ ra trao cho họ. 31 Mắt họ liền mở ra và
họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. 32 Họ
mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải
thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy
lên sao?"
33 Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem,
gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó.
34 Những người này bảo hai ông: "Chúa chỗi dậy
thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon." 35 Còn
hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và
mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Gợi
ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Ánh
sáng và bóng tối là chuyện thường tình nơi đời sống con
người. Chúa Giêsu phục sinh nhằm đưa con người vượt khỏi
bóng tối để đạt tới ánh sáng. Bài Tin Mừng hôm nay cho
thấy điều đó.
Hãy
coi hoàn cảnh của hai môn đệ làng Emmau. Hai ông thực sự đã
trải qua những ngày hết sức đen tối. Tuy không phải là thành
phần nòng cốt thuộc Nhóm Mười Hai, các ông thuộc nhóm môn
đệ khá gắn bó với Ðức Giêsu. Bằng chứng là các ông
đã không bỏ cuộc khi thấy Thầy các ông bị bắt và bị giết
chết. Lý do vì các ông vẫn tin Thầy các ông chính là Ðấng
cứu chuộc Ít-ra-en. Mãi tới ngày thứ ba, sau khi các bà đi
viếng mộ và thấy mồ trống trơn, còn chính Ðức Giêsu thì
chẳng ai gặp, các ông mới thất vọng và bỏ về quê ở
Emmau. Tuy nhiên, chính trong giờ phút đen tối đó, Chúa Giêsu
phục sinh đã hiện đến với các ông, nhưng các ông không
nhận ra Người. Bằng việc cắt nghĩa Lời Kinh Thánh dọc
đường, Người đã làm lòng họ bừng cháy lên; kế đó,
bằng việc bẻ bánh trong quán trọ, Người đã mở mắt cho họ
nhận ra Người.
Riêng
hai anh chị Y-vông và Mô-ních trong câu chuyện sau đây, đã vượt
khỏi bóng tối nhờ một nhóm giáo dân biết sống nâng đỡ
nhau trong nhữn gcơn cùng quẫn của cuộc sống. Ðó là nhóm người
được qui tụ bởi Ðức Tin để đem Ánh Sáng cho người khác
nên đã lấy tên nhóm là "Ðức Tin và Ánh Sáng". Câu
chuyện này cũng cho thấy bằng cách nào Lời Kinh Thánh và Bí
Tích Thánh Thể vẫn tiếp tục biến đổi con người hôm nay.
Lòng họ đã bừng cháy lên
khi Người giải thích Thánh Kinh
Ðôi
vợ chồng Mô-ních và Y-vông sinh sống ở thành phố Minh-sơn
(Montréal), Canada. Họ tự coi cuộc hôn nhân của họ là một
thất bại cay đắng, dù rằng lỗi không thuộc về người nào
trong họ. Khi đi sinh hoạt sinh viên Công giáo ở tuổi đôi mươi,
họ đã quen nhau, yêu nhau, rồi tin tưởng phó thác cuộc hôn
nhân của họ cho Chúa. Nhưng nỗi bất hạnh đã đến với họ
khi cô con gái đầu lòng, rồi cậu con thứ ra đời: cả hai đều
bị khuyết tật tâm thần, suốt đời sẽ phải lệ thuộc vào sự
chăm sóc của người khác. Mô-ních và Y-vông tự hỏi không
biết đã làm gì khiến Chúa trao cho thập giá nặng nề đến
thế. Nhưng rồi họ chẳng dám đẩy câu hỏi xa hơn sợ xúc
phạm đến Thiên Chúa là Ðấng Nhân Lành. Tuy vậy, gánh nặng
của nỗi bất hạnh đó luôn đè nặng trong tim họ.
Vào
dịp rước lễ vỡ lòng của hai người con (lúc đó đã lên
17 và 15) do nhóm "Ðức Tin và Ánh Sáng" tổ chức cho người
bị tâm thần, một câu trong bài Phúc Âm đã đáng động sâu
xa tâm hồn của Mô-ních và Y-vông. Có lẽ niềm vui lớn lao
trong ngày lễ của hai con đã khiến họ trở nên nhạy bén với
câu Lời Chúa ấy: "Nếu hạt lúa mì chôn vào lòng đất mà
không thối đi, thì nó sẽ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó
thối đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt" (Ga 12,24). Họ thầm nghĩ:
hoàn cảnh họ đang sống chẳng là sự mục nát của hạt lúa
đời họ đó sao; thế mà suốt 20 năm qua, họ đã để hạt
lúa đó cứ hư nát uổng phí mà chẳng sinh được bộng hạt
nào, vì họ đã cứ để mình bị chôn vùi trong nỗi bất hạnh
của họ. Nghĩ tới đó, "lòng họ bừng cháy lên". Kể từ
đó, họ nhìn cuộc sống hiện có bằng cái nhìn mới, cố tìm
gặp trong những sự việc thường ngày những dấu chỉ của tình
yêu và của ân sủng Chúa. Cũng sau biến cố đó, gia đình Mô-ních
và Y-vông đã tham gia sinh hoạt với nhóm "Ðức Tin và Ánh
Sáng" ở Minh-sơn, và đã trở thành những người điều
hành của nhóm từ hơn 10 năm nay.
Họ đã nhận ra Người lúc bẻ
bánh
"Ðức
Tin và Ánh Sáng" là một phân nhánh của phong trào "Cộng
đoàn con tàu cứu nạn" do một giáo dân người Canada - Ông
Giang Văn Nhiên (Jean Vanier) - sáng lập năm 1964. Cảm thương tình
cảnh bị bỏ rơi của những người tàn tật, không được đối
xử xứng đáng với nhân phẩm của con người và con Chúa,
ông đã đón nhận những người đó và nuôi dưỡng họ
trong những nhà thương, trong một bầu khí gia đình trong tinh thần
huynh đệ Kitô giáo. Chẳng bao lâu sau, sáng kiến của ông đã
được đón nhận khắp 5 châu và hiện nay "Con tàu cứu nạn"
đã trở thành một phong trào quốc tế. Song song với phong trào
này, một mạng lưới quốc tế các nhóm "Ðức Tin và Ánh
Sáng" (ÐTAS) cũng đã được thiết lập để nâng đỡ
đức tin và tinh thần của các gia đình có con em khuyết tật,
đồng thời để tạo sự tương trợ lẫn nhau giữa các gia
đình đó trong đời sống cụ thể.
Ðến
với ÐTAS, Mô-ních và Y-vông được làm quen với nhiều gia
đình khác cùng cảnh ngộ; có gia đình có tới 4 người con
tàn tật. Sự nâng đỡ và các sinh hoạt của nhóm khiến họ
không còn sống lẻ loi như trước. Ngoài những buổi tối chia
sẻ Lời Chúa định kỳ của các phụ huynh và các cuộc viếng
thăm tự phát giữa những gia đình, toàn nhóm thường tụ
họp mỗi tháng một lần, trọn ngày, hầu cho các phụ huynh có
thời gian rộng rãi để thông tin, trò chuyện; còn các con em
khuyết tật có cơ hội gặp gỡ và vui chơi với nhau. Từ đó,
một tình bạn sâu xa và một sự liên đới bền chặt đã nảy
sinh giữa các gia đình. Các phụ huynh xem tất cả các con em như
con cái của chính mình; họ sẵn sàng đón về nuôi dưỡng những
em mà cha mẹ đau bệnh, già yếu hoặc phải đi xa. Vì thế cuộc
họp hàng tháng còn là cơ hội đoàn tụ cho những gia đình
phải phân tán do hoàn cảnh.
Dù
được tổ chức ở đâu hay dưới hình thức nào (trong hội
quán của một Giáo Xứ; một buổi dã ngoại tham quan hay trại
hè) trọng tâm của các cuộc gặp gỡ của nhóm đều là Thánh
Lễ, mà mọi người thông hiệp vào cuộc hy tế của Chúa Kitô
và thông hiệp với nhau bằng chính những khổ đau, ưu tư, phiền
muộn của họ. Cũng trong Thánh Lễ, họ cầu nguyện cho nhau, cùng
nhau chia sẻ tấm bánh Thánh Thể, là lương thực giúp họ có
sức thiêng tiếp tục cuộc lữ hành trong niềm tin và phó thác.
Chính Thánh Lễ này và việc sống Bí Tích Thánh Thể nối dài
trong cuộc sống bằng hiệp thông và chia sẻ, đã đem lại
đức tin, ánh sáng và sức mạnh của Chúa phục sinh cho những
thành viên của nhóm như gia đình Mô-ních và Y-vông.
Chúa Giêsu phục sinh vẫn tiếp
tục hiện diện qua những bí tích
Câu
chuyện hai môn đệ làng Emmau trình bày một minh họa sống động
về việc Chúa phục sinh vẫn tiếp tục hiện diện với con người
một cách huyền nhiệm qua bí tích; đồng thời cho thấy sức
biến đổi mà bí tích mang lại. Thật vậy, qua một dấu chỉ vật
chất là tấm bánh, cộng với cử chỉ bẻ bánh và dâng lời
chúc tụng, Ðấng phục sinh đã mở mắt cho hai môn đệ Emmau
nhận ra Người. Ngay lập tức, con người hai ông được biến
đổi: họ chỗi dậy, quay về Giêrusalem ngay trong đêm tối để
mang ánh sáng của Tin Mừng Phục Sinh cho các anh em.
Hàng
ngày Giáo Hội cũng đặt mình để Chúa Giêsu Phục Sinh đến
nuôi dưỡng và củng cố niềm tin của các tín hữu trong các
bí tích. Chính qua những dấu chỉ vật chất (bánh, rượu, dầu
thánh...), những cử chỉ (các nghi thức) và những Lời truyền
bí tích của vị chủ tế, mà Chúa Giêsu Phục Sinh đến gặp gỡ
và ban những ơn siêu nhiên cho những ai biết mở lòng ra tin
nhận và đón nhận Người qua những dấu chỉ bí tích đó. Hơn
thế, mọi Kitô hữu, một khi đã được nuôi dưỡng bằng Lời
Chúa và các bí tích, cũng được mời gọi trở nên những
dấu chỉ bí tích, mang sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục Sinh
đến cho những người chung quanh: bằng cách sống yêu thương,
tha thứ, chia sẻ, huynh đệ.
Một
số câu hỏi gợi ý
1.
Trong kinh nghiệm của bạn, những câu Phúc Âm nào có sức
biến đổi sâu xa đức tin và lối sống của bạn?
2.
Bạn tâm đắc được gì nơi kinh nghiệm của ÐTAS? Liệu tinh thần
và các hoạt động của nhóm ấy có thể được áp dụng ít
nhiều trong môi trường của bạn không?
3. Theo bạn, những bí tích nào là cần thiết để giúp người Kitô được tăng trưởng và canh tân không ngừng trong đời sống đức tin?