Ngày
7 tháng 04 năm 2002
Chúa Nhật 2 Phục Sinh Năm A
Ðọc
Tin Mừng Ga 20, 19-31
19
Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn
đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do
thái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình
an cho anh em!" 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và
cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21
Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa
Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." 22 Nói xong,
Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy
Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy
được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."
24
Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tôma, cũng gọi là
Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. 25
Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã thấy Chúa!"
Ông Tôma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người,
nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn
tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." 26 Tám
ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có
cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín.
Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho
anh em." 27 Rồi Người bảo ông Tôma: "Ðặt ngón
tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào
cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." 28
Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của
con!" 29 Ðức Giêsu bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên
anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!"
30 Ðức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước
mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi
chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được
chép ở đây là để anh em tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng
Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ
danh Người.
Gợi
ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Với Chúa Giêsu Phục Sinh không
ai bị loại cả
Một
tu sĩ Phật giáo trong chuyến đi Roma, đã tự nguyện ở lại
chung sống với một cộng đoàn 20 tu sĩ Công giáo trong hai tháng.
Ðáp lại, cộng đoàn ấy đã vui mừng đón tiếp người khách
quí như một thành viên của cộng đoàn, tuy vẫn để cho khách
có chương trình riêng của mình, như giữ chay và thi hành việc
gõ mõ tụng kinh mỗi ngày.
Thử
hỏi sau 58 ngày chung sống và chăm chỉ tham dự các sinh hoạt
của cộng đoàn, tu sĩ ấy tâm đắc được những gì do chung
sống và chung hiệp với anh em tu sĩ Công giáo?
Ta
hãy đọc bức thư tu sĩ Phật giáo ấy đã viết trước khi lên
máy bay trở về quê hương như sau:
Bạn
Hà Minh Ðức (Amades Ferrari, O.F.M. Conv.)
và tất cả anh em tu sĩ thân mến tại Trung Tâm Ánh Sáng,
Thú
thật, tôi được đánh động cách mãnh liệt trước tình yêu
và lòng tốt của tất cả anh em đối với tôi suốt 58 ngày
tôi được hân hạnh chung sống với anh em. Thật khó mô tả
được bầu khí ấm áp tôi nghiệm thấy. Mọi người ở
đời này đều sợ sự dữ, bất kể họ thuộc quốc tịch nào,
nói thứ ngôn ngữ nào và theo tôn giáo nào. Nhưng ai nấy
đều tha thiết muốn được hạnh phúc. Khác biệt chỉ do ngôn
ngữ và nghi thức tôn giáo khác nhau mà thôi. Thực sự về
con tim, mọi sự đều xuôi chảy vì không có sự chia rẽ về
tinh thần. Tôi thấy ai nấy đều như nhau: đói thì tìm của ăn;
lạnh thì tìm mền đắp. Ai cũng có nơi ở để tránh nắng,
tránh lạnh và tìm được chỗ nghỉ ngơi. Có ai bệnh, người
đó tìm được thuốc chữa. Vậy thì có gì chia rẽ được
chúng ta, khiến chúng ta xa lạ với nhau. Chúng ta đã hiệp nhất
xây dựng hoà bình nơi thế giới này. Ta càng được hiệp
nhất hơn nữa vì tất cả chúng ta đều là tu sĩ.
Nay
vì nhu cầu tôi phải trở về Thái Lan, nhưng tôi mang theo lòng
tốt và tình yêu của các bạn. Và tôi sẽ nói với bao người
khác ở Thái Lan để họ biết về các bạn. Tình yêu và lòng
tốt của các bạn chan hoà và rõ nét, đó là điều hiển
nhiên. Tôi sẽ không quên được điều đó. Tôi sẽ mãi mãi
nhớ các bạn. Dầu ngàn trùng xa cách nhau, các bạn và tôi
vẫn không xa nhau, lý do vì tình yêu xiết chặt chúng ta lại với
nhau. Nếu Thiên Chúa muốn tôi truyền đạt linh đạo của "má"
là bà Chi Lan Lưu Bích (Chiara Lubich), chắc chắn vì là con cái
của bà, chúng tôi sẽ lao tác.
Tôi
yêu quí các bạn và sẽ luôn nhớ các bạn.
Ký
tên: Lưu Thế Anh (Luce Ardente)
Xem ra Chúa an bài để quá trình
tìm kiếm Thiên Chúa của một nhà sư giúp ích cho nhiều người.
Những
điều mà tu sĩ Lưu Thế Anh tâm đắc, nhờ chung sống với anh
em tu sĩ Công giáo, chưa đụng tới quá khứ của tác giả.
Ngay từ nhỏ, cậu bé nhà họ Lưu đã có khuynh hướng ưa thích
sống lý tưởng Phật giáo tinh ròng một cách chân thành và
tận căn. Sinh ra đã có tâm hồn thi sĩ, cậu rất bén nhạy để
hấp thụ những điều tốt đẹp nhất nơi Phật giáo. Cho nên
người ta không lấy làm lạ về quyết định của cậu để trở
nên tu sĩ Phật giáo. Nhưng sau này cậu còn ước mơ điều tốt
đẹp nhất nơi Kitô giáo và Hồi giáo nữa.
Cuộc
tiếp xúc đầu tiên với Kitô giáo xảy ra vào tháng 10, 1994.
Khi ấy nhà sư Lưu Thế Anh được yêu cầu thực hiện một điều
chưa hề nghe biết từ trước đến nay. Ông Tạ Vinh Ðăng (Silvio
Daneo) đến xin tu viện trưởng Phật giáo họ Lưu, vui lòng cho
nhập tu viện, một thanh niên Phật tử muốn trải qua kinh nghiệm
sống đời tu sĩ nhưng còn muốn dấn thân cách trọn vẹn cho
lý tưởng Focolare mà ai cũng biết đó là Phong Trào Thế Giới
Hiệp Nhất dưới sự lãnh đạo của bà Lưu Bích, một giáo
dân Công giáo.
Từ
đó nhà sư họ Lưu năng tới thăm trung tâm Focolare tại Thái
Lan. Vị tu sĩ này còn tỏ ra nhiệt thành với những sáng kiến
của phong trào hướng tới Thế Giới Hiệp Nhất. Liên tiếp
hai lần trong năm 1995, họ Lưu đã hai lần tham dự cuộc Liên
Hoan Giới Trẻ tại Manila vào tháng giêng (1995), kế đó còn dự
cuộc Liên Hoan Giới Thanh Thiếu Niên vì Thế Giới Hiệp Nhất
vào tháng sáu (1995). Cũng tại Manila, họ Lưu yết kiến Ðức
Yoan Phaolô II. Còn tại Roma, họ Lưu lần đầu tiên gặp gỡ người
sáng lập Focolare và bày tỏ ước ao được sống kinh nghiệm
sâu đậm về thế giới hiệp nhất theo lý tưởng của Focolare.
Tại
trung tâm Focolare Lỗ Phúc Nhân (Loppianô, miền Bắc Italia), nhà
sư Lưu Thế Anh dành gần hai tháng đào sâu lý tưởng Focolare
nhờ suy niệm, đồng thời thể hiện lý tưởng đó trong cuộc
sống giữa một cộng đoàn gồm 20 thành viên mà tất cả đều
là tu sĩ.
Ðiều
mà nhà sư Lưu Thế Anh lãnh hội được về Kitô giáo là do
kinh nghiệm qua cuộc sống hơn là qua giáo thuyết. Nhưng, theo ông,
điều gì được nhận ra là giá trị mà cả Phật giáo lẫn
Kitô giáo đều đề cao? Không do dự, ông trả lời ngay là:
đức trinh tiết. Thực ra, ông vẫn bày tỏ niềm thán phục đối
với các con của "má", tức những thành viên Focolare từng
sống đời trinh tiết. Tại Lỗ Phúc Nhân, ông thấy rõ điều
tóm tắt về Kitô giáo, đó là tương quan huynh đệ sống động
giữa những người tin vào Ðức Kitô.
Trong
một bài thơ, tác giả Lưu Thế Anh cho thấy ông không thể hiểu
tại sao người Kitô lại tôn kính thập giá đến như vậy. Nhưng
kinh nghiệm sống tại Lỗ Phúc Nhân giúp ông khám phá ra ý
nghĩa của thập giá là ở tình yêu hơn là ở sự đau khổ
được biểu lộ qua thập giá.
Có
lẽ điều gây ngạc nhiên hơn cả là ấn tượng mà ông nhận
được về Kitô giáo tại Lỗ Phúc Nhân. Với những bài suy
niệm mỗi ngày về linh đạo của Focolare. Ông có cảm tưởng
ông nhận được một luồng sáng mới về chính giáo thuyết
Phật giáo như ông được biết. Ông nói rằng cái biết trước
kia của ông là cái biết trong tăm tối, còn cái biết hiện ông
nhận ra là cái biết trong ánh sáng.
Mọi người đều được ban cơ hội để mở ra
trước
sự hiện diện của Thiên Chúa
Quả
thật, vấn đề bóng tôi và ánh sáng chính là vấn đề
được nêu trong bài Tin Mừng hôm nay. Con người được đặt
trước cánh cửa đóng kín (cc.19 và 26), tức bóng tối, đối
với mầu nhiệm Thiên Chúa. Họ đối diện với cảnh mịt mùng
thiếu ánh sáng, để thấy rõ những dấu chỉ của sự hiện
diện của Thiên Chúa.
Người
ta có thể phân biệt những loại người khác nhau trước những
dấu chỉ đó. Có những người đọc ngay được những dấu
chỉ khi vừa xuất hiện; có lẽ họ là loại người giầu về
cảm tính. Kế đến là những người bén nhạy về nhận thức
trực giác. Tiếp theo là những người chậm lãnh hội. Riêng
bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh về loại người khác hẳn: đó
là những kẻ hoài nghi, chỉ tin vào phút chót.
Với
Chúa Giêsu Phục Sinh, không ai bị loại cả, miễn là đương sự
nghiêm túc và thiện chí.
Với
tất cả mọi người, Ðức Giêsu đều tự mạc khải với lòng
thương mến. Mỗi người đều được đối xử theo bản tính
riêng.
Phần
trình thuật Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với ông Tôma làm nổi
bật lòng tốt của Chúa Giêsu. Người muốn tìm cách thích
ứng riêng với nhu cầu của con người này, nên đã hiện ra
với ông không như với Mai-đệ-liên hay với Gioan, hoặc với
Phêrô.
Ðiều
quan trọng là mọi người đều được ban cơ hội và khả năng
để tự mở ra trước sư ï hiện diện của Thiên Chúa. Ðó
là điều được thấy rõ qua câu chuyện nhà sư Lưu Thế Anh,
như được trình bày trong bài gợi y ù này. Ở đây nữa,
Ðấng Phục Sinh thích ứng cách đặc biệt với nhu câu và hoàn
cảnh riêng của một con người. Xem ra, Người còn an bài để
quá trình tìm kiếm Thiên Chúa của nhà sư giúp ích cho nhiều
người khác nữa.
Một
số câu hỏi gợi ý
1.
Bạn tâm đắc gì về bức thư của nhà sư Lưu Thế Anh khi ông
viết: Tôi được đánh động cách mãnh liệt trước tình yêu
và lòng tốt của các bạn (20 tu sĩ Công giáo)? Chúng ta đã
hiệp nhất xây dựng hoà bình nơi thế giới này? Nếu Thiên
Chúa muốn tôi truyền đạt linh đạo Focolare...?
2. Bạn nghiệm thấy lòng tốt của Chúa Giêsu Phục Sinh như thế nào đối với ông Tôma?