"Vậy anh em phải đề
phòng, chớ để lòng mình
ra nặng nề vì chè chén say sưa,
lo lắng sự đời, kẻo Ngày
ấy như một chiếc lưới bất
thần chụp xuống đầu anh em, vì
Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi
dân cư khắp mặt đất. Vậy
anh em hãy tỉnh thức và cầu
nguyện luôn, hầu đử sức
thoát khỏi mọi điều sắp xảy
đến và đứng vững
trước mặt Con Người".
Buổi sáng hôm đó, ngày 3 tháng 7 năm 1991, trời thật đẹp tại làng Bình Lức, tức Biluet cách thành phố Vancouver của Canada 200 cây số về hướng Ðông Bắc. Bà Lã Thị Luyến (Larren Lech, 44 tuổi) đưa 5 cháu nhỏ, gồm 4 gái, 1 trai, ra ngoài trời để vừa chơi vừa vẽ.
Từ lâu, bà Luyến vẫn ước mơ mở nhà trẻ tại gia phù hợp với lòng yêu thương tràn trề của bà đối với trẻ nhỏ. Bà đã nhận được đầy đủ văn bằng cần thiết để làm chuyện đó. Mọi sự đều trôi chảy với lớp mẫu giáo đầu tiên được khai mở. Cuộc đời bà như tươi cười trước đôi mắt sáng ngời tự tin của bà.
Ðang trông coi các cháu, bà Luyến bỗng nảy ra ý nghĩ dẫn các cháu đi hái trái dâu dọc theo bờ sông. Bà không quên mang theo con chó bẹc-giê giống Ðức đã được một tuổi theo. Sau khi hái dâu, bà còn đưa các cháu ra bãi cát bên bờ sông, để chơi trò chơi tương tự như trò tìm khăn của trẻ em Việt Nam.
Ðang định bắt đầu chơi thì bà Luyến chợt nhận ra sự im lặng lạ thường của các cháu. Ngước mắt lên, bà hết hồn vì thấy một con cọp to bằng con chó bẹc-giê của bà, cúi xuống trên mặt bé trai Ni-Kê 2 tuổi, đang ngồi trên bãi cát! Bà như chết điếng tại chỗ! Bỗng bà nói với con cọp như thể nói với con mèo trong nhà: "Thôi đi! Ðừng liếm mặt bé Ni-Kê nữa!".
Bà không biết bé Ni-Kê có bị cọp cắn không vì bé cứ ngồi yên bất động! Ðó là lúc bà đã định thần để nhảy đến bên cọp, định kéo giật đuôi nó. Nhưng bà đổi ý ngay. Bà dùng hết sức mình, lấy tay bóp cổ con thú và lay nó thật mạnh. Tức khắc, nó quay phắt lại, giơ các nanh vuốt của hai chân lên. Bằng một động tác bất ngờ, nó cào rách mặt hai bé đứng đó, rồi nhào về phía bà. Nó giơ hai cẳng trước lên để túm lấy đầu bà Luyến! Khi ấy các cháu bé mới ý thức tình trạng vô cùng nguy hiểm. Các cháu đều chạy lại phía sau bà Luyến và không ngừng la hét. Bà lấy hết sức mình túm lấy hai cẳng trước của con thú và tìm cách đẩy nó đi xa. Bà quyết một sống một chết với con mãnh thú. Cuộc chiến thật khốc liệt. Bà bị cọp cấu rách đầy mình. Vừa chống trả bà vừa la hét, ra lệnh cho con bẹc-giê: "Pan! Nhảy vào cắn cọp đi!". Nhưng con chó kinh hãi lùi ra xa, không dám phản ứng.
Phải Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện (Lc 21,36)
Bà thầm xin Chúa cứu giúp, rồi lấy hết sức mình, vừa la hét vào mặt cọp "Cút đi, để tụi tao yên!", vừa đẩy mạnh nó về phía con chó bẹc-giê mà nói: "Cắn nó đi! Cắn nó đi!". Con cọp bị đẩy lùi quá mạnh, liền té nhào xuống đất. Ðiều lạ lùng là khi chỗi dậy, nó liền cắm cổ chạy vào rừng!
Khi ấy, bà Luyến mới hoàn hồn. Không ngờ trong lúc cực kỳ nguy hiểm, bà đã dùng đúng chiến thuật phải dùng, để đẩy lui địch thù. Trước hết, bà đã cầu nguyện hầu đặt trọn niềm tin vào Chúa, để không trở nên mồi ngon cho sợ hãi. Thứ đến, bà đã phản ứng kịp thời, không cho cọp ghé mõm ngậm đầu bé Ni-Kê mà tha đi. Sau đó, bà đã không ngừng la hét với những cử chỉ dữ dằn không cho cọp tự do hoành hành. Theo các chuyên viên, thì cọp thường mất đi phần nào tính hung dữ trước tiếng la hét dữ dằn của đối thủ; ở đây là tiếng la hét của bà Luyến cộng với tiếng la hét của tất cả các cháu ở phía sau bà.
Thử hỏi con mãnh thú trong câu chuyện có phần nào gợi ý về nỗi sợ mà Ðức Giêsu muốn nói tới trong bài Tin Mừng hôm nay chăng? Xem ra năm đứa trẻ của bà Luyến đúng là mồi ngon của con cọp vì không đứa nào có khả năng cưỡng lại con thú. Cả bà Luyến nữa, xem ra cũng chỉ nhờ sự may mắn nào đó nên mới tránh khỏi bị cọp cắn xé, bà cho rằng con thú phần nào đã mất đi tính hung dữ của nó, vì tiếng la hét của bà và các cháu nên nó đã bỏ cuộc chạy vào rừng.
Ðúng hơn, bài Tin Mừng hôm nay tập chú vào quyền năng của Ðấng sẽ ngự giá mây trời mà đến (c.27), thay vì chú ý tới nỗi bàng hoàng. Cốt lõi của điều Chúa Giêsu muốn dạy các môn đệ là: "Anh em đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc" (c.28).
Không riêng các môn đệ được khuyến cáo phải có thái độ vững tin về ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại khi Ngài đến. Chính các Kitô hữu chúng ta vẫn tuyên xưng niềm tin đó sau truyền phép, mỗi khi dự thánh lễ, khi nói: "Chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết, và tuyên xưng Chúa đã sống lại, cho tới khi Chúa lại đến" hoặc "Lạy Chúa cứu thế, Chúa đã chịu khổ hình thập giá và sống lại vinh quang để giải thoát muôn người, xin cứu độ chúng con".
Vậy Kinh Thánh nói gì về việc Chúa Giêsu lại đến sau khi Ngài đã lên trời (Cv 1, 9-11)? Việc này được nhắc tới chừng 300 lần trong Tân Ước với danh từ Hy Lạp Parousia, được sử dụng trong 1Cr 15,23; 1Th 2,19; 3,13; 2Pr 1,16; 3,3-7. Nói chung, mọi Kitô hữu đều tin vào lời thiên sứ loan báo trong trình thuật về Chúa lên trời nói rằng: "Ðức Giêsu, Ðấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời" (Cv 1,11).
Cựu Ước không minh nhiên nói về Ðấng Mêsia lại đến, nhưng sách Isaia (chương 53) trình bày Vị Cứu Tinh chịu đau khổ để thiết lập công bình trên trái đất. Còn sách ngôn sứ Dacaria như có ý nói về Ðức Giêsu sẽ tái xuất hiện trên núi Oâliu, khi nói: "Ngày ấy, Người sẽ dừng chân trên núi Oâliu, đối diện với Giêrusalem về phía Ðông. Núi Oâliu sẽ chẻ ra ở giữa, từ Ðông sang Tây làm thành một thung lũng rộng lớn? Rồi Ðức Chúa, Thiên Chúa của tôi sẽ đến, cùng với toàn thể các thánh của Người" (14,4-5)
Dù sao, truyền thống của Cựu Ước vẫn chủ trương rằng Thiên Chúa là Chúa của lịch sử. Ngài luôn hướng dẫn lịch sử nhắm tới đích theo ý của Ngài từ thuở đời đời. Khi con người đi trật đường, Thiên Chúa can thiệp bằng cách sai các ngôn sứ đến báo cho biết "Ngày của Chúa sẽ đến". "Ngày của Chúa" sau được nới rộng để chỉ về chiến thắng cuối cùng của Thiên Chúa trên mọi quyền lực của sự dữ.
Hầu Ðủ Sức Ðứng Vững Trước Mặt Con Người (Lc 21,36)
Trong Tân Ước, "Ngày của Chúa" đồng nghĩa với cuộc xuất hiện của Con Người (Lc 17,22tt) hoặc "Ngày của Chúa" (2Pr 3,12). Danh xưng "Con Người" rút ra từ sách ngôn sứ Danien (7,13tt) chỉ về cuộc phán xét của Thiên Chúa trên thế giới và về cuộc chiến thắng cuối cùng trên sự dữ do Ðức Giêsu Kitô mang lại.
Nhiều dâu lạ báo trước cuộc quang lâm của Con Người với tư cách là Vị Cứu Tinh (Lc 21,25-27).
Huấn quyền dạy rằng vào ngày sau hết, Ðức Giêsu sẽ đến, phán xét kẻ sống và kẻ chết. Công Ðồng Lateranô IV cũng dạy rằng vào ngày sau hết, Ðức Kitô sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, và sẽ thưởng phạt theo các việc họ đã làm.
Theo cha Rahner, thần học gia của Ðức Quốc, ta nên hiểu "Ngày của Chúa" hoặc "Ðức Giêsu quang lâm" theo nghĩa thế giới này từng rơi vào tình trạng lệch lạc đối với đích nhắm, cuối cùng được trở về với Ðức Kitô, Vị Cứu Tinh của nó.
Ðể đón cuộc
chiến thắng cuối cùng do Chúa Giêsu
mang lại, ta cần phải thức tỉnh
và cầu nguyện luôn? để đứng
vững trước mặt Con Người
là Ðấng sẽ phán xét kẻ
sống và kẻ chết, và thưởng
phạt theo các việc ta đã làm
(x.Lc 21,36).
2. Câu chuyện gợi
ý về bà La Thị Luyến chiến
đấu với con cọp có giúp
bạn hiểu gì về cuộc chiến riêng
của bạn trong khi chờ đợi
Chúa lại đến chăng?