Ðức Giêsu
ngồi đối diện với thùng
tiền dâng cúng cho Ðền Thờ.
Người quan sát xem đám đông
bỏ tiền vào đó ra sao. Có
lắm người giàu bỏ thật
nhiều tiền. Cũng có một bà
goá nghèo đến bỏ vào đó
hai đồng tiền kẽm, trị giá
một phần tư đồng bạc Rôma.
Ðức Giêsu liền gọi các
môn đệ lại và nói:"Thầy
bảo thật anh em: bà goá nghèo này
đã bỏ vào thùng nhiều hơn
ai hết. Quả vậy, mọi người
điều rút từ tiền dư bạc
thừa của họ mà đem bỏ vào
đó; còn bà này, thì rút
từ cái túng thiếu của mình
mà bỏ vào đó tất cả
tài sản, tất cả những gì
bà có để sống".
Vào một đêm khuya năm 1985, mục sư Giác-sơn (Lugen Jackson) thuộc Giáo Hội Anh Giáo bên Hoa Kỳ, đang sốt sắng cầu nguyện bỗng nghe thấy có tiếng nói nội tâm thôi thúc ông rời bỏ mọi sự để ra đi giúp đỡ các em bụi đời. Lúc ấy bà Maria, vợ của mục sư đã đưa con lên giường ngủ.
Nhưng kinh nghiệm thiêng liêng ấy đã sớm được thuật lại và được bàn bạc nghiêm chỉnh giữa hai vợ chồng. Kết quả là hai người đã lên đường tới sống ở một tu viện bỏ hoang tại bang Ten-ne-si suốt thời gian 6 tháng, để tìm hiểu tiếng gọi kia cách rõ nét hơn trước khi bước vào cuộc đổi đời. Qua 6 tháng cầu nguyện trong lặng thinh, hai vợ chồng không còn nghi ngờ gì về điều Thiên Chúa chờ đợi mình là hiến thân phục vụ các em bụi đời. Riêng ở thủ đô Hoa Kỳ con số các em này lên tới 5,000.
Nhiều người khi ấy cho rằng hai vợ chồng mục sư này hẳn đã mất trí: Ðang coi một họ đạo Anh Giáo bình an mà nay lại bỏ để sống một đời phiêu lưu!
Cánh cửa mở rộng
Tại thủ đô Hoa Kỳ, gia đình mục sư Giác-sơn thuê một căn nhà ở ngoại ô với cánh cửa luôn mở rộng. Nhờ trung gian bà vợ và ba đứa con nhỏ tuổi, mục sư làm quen được với hàng xóm láng giềng. Dần dần cộng đoàn Xuất Hành (Exodus), là tổ chức hoàn toàn tự nguyện ra đời đã thu hút được sự cộng tác đông đảo thanh thiếu niên, nhất là giới sinh viên và học sinh.
Từ năm 1986, mục sư Giác-sơn thường lái chiếc xe loại nhà lưu động, cùng với các thành viên của tổ chức Xuất Hành, đi tới tận hang cùng ngỏ hẻm nghèo nàn và tối tăm nhất của thủ đô Oa-sanh-tơn, để tìm kiếm và giúp đỡ các em bụi đời.
Thường thì các thiếu nhi bụi đời này thuộc bốn thành phần: (1) Những em trốn gia đình để đi bụi đời; (2) Những em vô gia cư; (3) Những em mà cha mẹ mải mê công ăn việc làm nên để mặc chúng lang thang trên đường phố; (4) và cuối cùng là những em gốc người di cư tị nạn.
Chẳng bao lâu nhiều trẻ em thuộc bốn loại bụi đời này chạy đến với mục sư Giác-sơn một cách tự nhiên như đến với người bố của chúng. Mỗi lần chiếc xe Ca-ra-van của mục sư xuất hiện là chúng bu lại khiến chẳng còn ai nghĩ chúng từng thuộc vào những băng đảng khét tiếng vùng Oa-sanh-tơn nữa.
Bé gái Sa-ra 13 tuổi chẳng hạn, đã trốn nhà chỉ vì bị bố ghẻ ngược đãi, nên phải sống bằng cách lường gạt và ăn cắp vặt trên đường phố. Sa-ra nói: "Tôi chẳng phải là tín hữu nhưng mục sư Giác-sơn đã dạy tôi biết điều thiện nên làm, điều ác nên tránh. Mục sư quả là người bạn tốt!" Tháng 9 năm 1993 vừa qua, Sa-ra đã được nhận vào một trường nội trú để tiếp tục việc học.
Chiếc xe Ca-ra-van của mục sư thường chất đầy bánh mì, chăn màn và sách vở đạo đời dành cho các thiếu niên lang bạt, nhất là những em bị rơi vào con đường bán thân nuôi miệng. Mục sư lắng nghe các em kể lể nỗi niềm để hàn gắn những vết thương lòng của các em.
Tình yêu dốc hết cho trẻ bụi đời
Khó khăn lớn nhất mà mục sư Giác-sơn gặp phải là làm thế nào lấp đầy được khoảng trống vắng nơi tâm hồn các em. Trống vắng ấy phát xuất do tình trạng thiếu tình thương, khiến các em trở thành những kẻ hận đời. Có thể nói mục sư Giác-sơn đã dốc hết nguồn tình yêu nơi trái tim mình cho các em. Chính nhờ vậy mà hàng ngàn trẻ em vùng thủ đô Hoa Kỳ thoát khỏi địa ngục trần gian của ma túy, mãi dâm và bạo lực.
Nhưng lạ lùng nhất là một loạt những ơn biến đổi xảy ra ngay nơi vợ con và chính bản thân mục sư. Thoạt tiên là cậu Mác (Marxd), người con đầu lòng của mục sư, một hôm thưa với ba: "Thưa ba, con muốn trở thành người Công Giáo. Con đi đứng, suy nghĩ và hành động như một người Công Giáo nên con muốn xin vào Giáo Hội Công Giáo." Kế đến là hai em của Mác, tức là Căn (Cander) 11 tuổi và Văn (Vander) 9 tuổi, cũng theo gót bước Mác xin nhập đạo Công Giáo.
Khi ấy mục sư Giác-sơn lâm bệnh nặng, thứ bệnh bất trị do tác hại của nó trên hệ thống thần kinh của người bệnh. Nhưng mục sư vẫn còn giữ được tinh thần sáng suốt. Khi bà Maria vợ của mục sư Giác-sơn theo đạo Công Giáo tiếp theo các con, thì lập trường của ông vẫn còn là: Chính tôi đã từng nhận người ta nhập Giáo Hội Anh Giáo và phân phát các bí tích cho người ta, thì làm sao tôi có thể quay lưng xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo được!
Nhưng một sự giằng co nội tâm đã xảy ra. Mục sư Giác-sơn không còn cảm thấy tâm hồn ông được bình an với cách lý luận như thế nữa. Một đêm ông nằm mơ thấy vị thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đã từ Anh Giáo trở lại đạo Công Giáo, đó là thánh Eli-sa-bét (Anna Setor 1774-1821) được tôn phong hiển thánh ngày Quốc Tế Phụ Nữ năm 1975. Thánh nữ đã chúc ông ơn bình an. Và quả thật ơn ấy đã đến với mục sư khi ông trở lại đạo Công Giáo: Sáng ngày 3 tháng 6, 1993, cựu mục sư Giác-sơn ra đi hoàn toàn toại nguyện sau khi lặp đi lặp lại lời cuối cùng: "Tôi mong mau được về nhà Cha!"
Từ bỏ chỉ vì yêu mến
Một loạt những hành vi từ bỏ vì lòng mến Chúa yêu người nơi cựu mục sư Giác-sơn, giúp ta thấy rõ ý hướng được hiểu ngầm trong bài Tin Mừng hôm nay. Ý hướng ấy trở nên rõ nét nhất nơi chính Ðức Giêsu và những ai bước theo chân Người như cựu mục sư Giác-sơn.
Quả thật xét theo nghĩa đen, bài Tin Mừng hôm nay cho thấy chính bà goá nghèo đã bày tỏ ý nghĩa phong phú của đạo Do Thái chứ không phải là những vị kinh sư. Ðây là lần chót trong đời Ðức Giêsu đã xuất hiện tại đền thờ Giêrusalem: Theo Tin Mừng của Máccô, đó là một màn đầy kịch tính! Trước hết Người bảo dân chúng phải coi chừng về cách thức các kinh sư đọc kinh lớn tiếng lâu giờ nhằm mục đích cho người ta để ý mà kính trọng họ (cc 38-39) Trong thực tế, họ đang "nuốt hết tài sản của các bà goá" (c.40). Họ cho thấy lời kinh của họ trống rỗng như thế nào.
Ngược lại với lối đạo đức giả hình đó là lòng đạo đức chân thành tới mức anh hùng của bà goá nghèo (cc.41-44). Ðức Giêsu đang quan sát xem đám đông bỏ tiền dâng cúng cho đền thờ như thế nào. Người nhận thấy cách bà goá này nêu gương sáng về lòng đạo đức đến nỗi Người gọi các môn đệ lại để dạy các ông: "Mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ?, còn bà goá này thì lại rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống." (c.44).
Cách dâng cúng của
bà goá nghèo cho thấy thế nào
là sống hoàn toàn lệ thuộc
vào Thiên Chúa. Bà goá nghèo
này đã trở nên gương
mẫu cho những ai đặt trọn niềm
tin nơi Thiên Chúa. Họ sẽ lên
đường theo sát gót bước
chính Ðức Giêsu là Ðấng
sẽ hiến chính mạng sống mình
để cứu chuộc muôn người
(Mc 14-15).
2. Bạn biết gì về tình trạng đáng thương của trẻ em xóm ngõ bạn? Bạn có biết một số gương hy sinh cho trẻ em trên thế giới và ở Việt Nam chăng? Bạn có gì để nói về vấn đề này?
3. Bạn nghĩ có nhiều
trẻ em thất học ở Việt Nam chăng?
Có cách nào giúp đỡ
các em?