Sau đó, Ðức
Giêsu và các môn đệ đến
thành Caphácnaum. Khi về tới nhà,
Ðức Giêsu hỏi các ông:
"Dọc đường, anh em đã bàn
tán điều gì vậy ?" Các ông
làm thinh, vì khi đi đường,
các ông đã cãi nhau xem ai là
người lớn hơn cả. Rồi
Ðức Giêsu ngồi xuống, gọi
Nhóm Mười Hai lại mà nói:
"Ai muốn làm người đứng
đầu, thì phải làm người
rốt hết, và làm người
phục vụ mọi người." Kế đó,
Người đem một em nhỏ đặt
vào giữa các ông, rồi ôm
lấy nó và nói: "Ai tiếp đón
một em nhỏ như em này vì danh Thầy,
là tiếp đón chính Thầy; và
ai tiếp đón Thầy, thì không
phải là tiếp đón Thầy, nhưng
là tiếp đón Ðấng đã
sai Thầy".
Khi Cẩm Lê (Colette Neal) cô gái tuổi đôi mươi và Ðặng thế Vinh (David), chàng trai hơn nàng một tuổi, gặp gỡ nhau, yêu nhau và lấy nhau làm vợ chồng, hai người được cuốn hút vào một sức mạnh lớn hơn cả hai cộng lại.
Dĩ nhiên cặp vợ chồng trẻ này yêu nhau bằng một tình yêu không biên giới, hướng tới một gia đình đầm ấm, với con cái xum vầy.
Cẩm Lê cảm thấy như đã vượt ra khỏi giới hạn của cái tôi nhỏ bé thời xưa. Khi ấy Cẩm Lê là một bé gái nhút nhát và nhạy cảm trong một gia đình có tất cả năm anh chị em mà Cẩm Lê là út. Khi Cẩm Lê lên bảy thì được chị đưa đến một trung tâm thiếu nhi rồi để Cẩm Lê lại một mình trong một căn phòng có đông các trẻ em khác. Cẩm Lê cảm thấy lo lắng không biết cậy dựa vào ai. Khi ấy có một bé gái bằng tuổi với Cẩm Lê chạy lại hỏi xem Cẩm Lê có muốn cùng chơi với chúng bạn đang chơi không. Suốt ngày hôm đó Cẩm Lê được hội nhập với chúng bạn nên cảm thấy rất là hạnh phúc.
Tối hôm đó về nhà, Cẩm Lê tò mò hỏi chị mình xem lý do tại sao mình được tiếp đón trong bầu khí hoà đồng như vậy. Thế là Cẩm Lê được nghe chuyện mạo hiểm của Chi Lan (Chiara Lưu Bích) và các bạn hướng tới một thế giới hiệp nhất là thế giới trong đó ai nấy đều yêu mến Thiên Chúa và yêu thương nhau và ai nấy đều được hiệp nhất.
Với lòng quảng đại và nhiệt thành của tuổi thơ, Cẩm Lê đã hết yêu mình. Cẩm Lê thi đua với chị mình để yêu má, yêu anh, yêu chị. Khung trời của tuổi thơ như bừng sáng lên do mặt trời của tình yêu. Cẩm Lê khám phá ra mình được hạnh phúc và an toàn nhờ yêu thương. Cứ như vậy suốt 13 năm Cẩm Lê hăng say cùng các bạn trẻ xây dựng một thế giới hiệp nhất là thế giới cuốn hút tất cả trí tưởng tượng của Cẩm Lê.
Thế rồi Cẩm Lê gặp Ðặng thế Vinh. Lần đầu tiên nàng thoáng thấy có sự cạnh tranh giữa tình Chúa và tình người. Dĩ nhiên cả hai cô cậu đều cảm thấy hạnh phúc. Cả hai đều nhằm ý hướng tốt là trở nên người vợ và người chồng lý tưởng trong một gia đình đầm ấm với các con cái sum vầy. Một cách vô ý thức, tình yêu mà Cẩm Lê dành cho chồng và sau này cho con cái, trở nên cụ thể và nặng ký hơn là một tình yêu được dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Cẩm Lê còn bị cám dỗ để nghi ngờ tất cả những điều vốn được kể như cơ sở cho đời sống của mình. Thế rồi nàng từ từ cảm thấy rất rõ một sự trống rỗng nơi cốt lõi của hữu thể. Chính nàng đã van xin Chúa lấp đầy lỗ hổng đó.
Quả thật, những tháng kế tiếp trở thành đường thánh giá cho Cẩm Lê. Chồng Cẩm Lê gặp khủng hoảng không những về đức tin nhưng cả về tình yêu. Chàng không rõ mình còn tin vào Chúa nữa không. Ðến cả với vợ, chàng cũng nghi ngờ về mối tình chàng vẫn dành cho nàng. Khi ấy Cẩm Lê còn gặp rắc rối tại trường mẫu giáo nơi đứa con gái của Cẩm Lê đang học và chính Cẩm Lê lại là hiệu trưởng. Một vụ cãi nhau ở đó khiến Cẩm Lê mất đi một số bạn cũ. Tất cả đều như góp phần làm cho Cẩm Lê đau tím ruột gan khi một bạn gái trên đường đi nhà thờ về bỗng dưng kể ra một loạt những điều Cẩm Lê làm khiến người ấy phật lòng. Ðúng là một cú "sốc" mà người bạn ấy giáng trên Cẩm Lê khiến nàng như bị tan rã, không còn có thể chỗi dậy.
Ðó là lúc một người bạn của Phong Trào Hiệp Nhất Thế Giới đến gặp gỡ Cẩm Lê, giúp nàng chọn yêu thương hay để cho mình bị tan rã.
Cẩm Lê một mình đứng trước mặt Chúa. Mặc cho Ðặng Thế Vinh, chồng nàng còn tin vào Chúa hay không, và mặc cho chàng còn yêu nàng nữa hay không, nàng vẫn phải đứng vững trước mặt Chúa để thưa xin vâng với Người. Cẩm Lê đã nói lên điều đó trước mặt Chúa.
Thế rồi, Cẩm Lê nhìn quanh nàng để thấy rằng chính nàng phải đi bước trước hầu có thể yêu thương người bên cạnh mà gần nhất là chồng nàng. Nếu chồng nàng cần khoảng cách để khẳng định về mình, nàng sẽ sẵn sàng để cho chồng nàng có khoảng cách đó. Nếu chàng cảm thấy chưa muốn nói chuyện trở lại với nàng, nàng sẽ tôn trọng tự do đó của chàng. Ðiều quan trọng là chàng phải cảm thấy chàng được quí mến và được chính Thiên Chúa yêu thương. Nhờ được mấy bạn tri kỷ nâng đỡ, Cẩm Lê duy trì được ơn bình an và để cho Ðặng Thế Vinh, chồng nàng được hoàn toàn tự do chọn lựa như ý chàng muốn.
Chúa đã tỏ ra rất quảng đại với những tâm hồn quảng đại. Ngài đã cho Ðặng Thế Vinh vượt qua cơn khủng hoảng để nhận ra Ngài là trung tâm của đời mình. Cẩm Lê và Ðặng Thế Vinh giờ đây trở lại với đức tin và tình yêu một cách mới mẻ, mỗi người vững vàng cậy dựa vào Chúa để có thể yêu thương nhau cách quảng đại và vô điều kiện, nhờ sức mạnh tình yêu của chính Thiên Chúa.
Cũng sức mạnh
ấy khiến các tông đồ đang
tan rã
được qui tụ
lại để xây dựng Giáo Hội
Bài Tin Mừng hôm nay kể lại lần loan báo thứ hai về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Ðức Giêsu. Cùng với lần loan báo thứ nhất (Mc 8,31-33) và thứ ba (10,32-34), Tin Mừng thánh Máccô hé mở cho thấy sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa. Ðó chính là sức mạnh giữ cho loài người khỏi tan rã, khởi đi từ hoàn cảnh chia rẽ của các môn đệ.
Ngay từ câu đầu tiên, Tin Mừng Máccô đã cho thấy Ðức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa (1,1) và người đầu tiên nhìn nhận "Quả thật người này là Con Thiên Chúa" (15,39) là một sĩ quan ngoại đạo khi đối diện với Ðức Giêsu và quan sát cách Người tắt thở trên thập giá. Ðó là lúc các môn đệ mà Ðức Giêsu đã gọi và chọn để họ ở lại với Người (3,14) thì lại tan rã mỗi người một ngả. Ðiều đó cho thấy việc nhìn nhận Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa là do sức mạnh từ trên ban xuống, không do ý chí của loài người mà có được. Nếu Ðức Giêsu phục sinh không kiên vững trong tình yêu đối với những kẻ Người đã chọn và đã dày công huấn luyện, thì Nhóm Mười Hai đã chẳng bao giờ được phục hồi làm nên Giáo Hội để hằng ngày tưởng niệm tình yêu của Ðấng hy sinh mạng sống mình vì những kẻ Người yêu: "Ðây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy" (Lc 22,19). Hãy coi tình trạng của Nhóm Mười Hai qua ba đợt loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh củA Ðức Giêsu.
+ Ðợt 1 diễn ra sau khi Phêrô đại diện Nhóm Mười Hai để tuyên xưng "Thầy là Ðấng Kitô" (Mc 8,29). Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người. Tại sao cấm? Lý do được thấy rõ khi Ðức Giêsu loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh lần thứ nhất với lời tuyên bố "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cũng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sống lại (8,31), Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người đến nỗi Ðức Giêsu nặng lời quở trách Phêrô: "Satan! Lui lại đằng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người (c.33). Té ra, khi tuyên xưng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, tư tưởng của Phêrô và của Nhóm Mười Hai hướng tới một nhân vật nổi nang nào đó trong xã hội, chẳng hạn một chính trị gia có khả năng giải phóng dân tộc khỏi bị lệ thuộc vào đế quốc Rôma. Do đó huấn dụ của Ðức Giêsu liền sau đó là "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo." (c.34).
+ Ðợt 2 của lời loan báo về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Ðức Giêsu, còn gặp một thất vọng lớn hơn nữa. Ðức Giêsu nói với các môn đệ "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và Người sẽ bị giết chết, rồi sau ba ngày Người sẽ sống lại" (Mc 9,31). Nhưng các ông không hiểu lời đó và còn sợ không dám hỏi Người. Tại sao lời loan báo không lọt được vào tai các môn đệ? Ðiều xảy ra liền sau đó giúp cắt nghĩa sự kiện. Máccô cho ta thấy các môn đệ bận tâm về điều ngược hẳn lại với cuộc Thương Khó của Thầy các ông. Trên đường đi Caphácnaum, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả (c.34).
+ Ðợt 3 của lời loan báo về Thương Khó và Phục Sinh của Ðức Giêsu, quả thật, đã là một thất bại hoàn toàn. Các môn đệ bỏ ngoài tai lời Thầy nói: "Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư: Họ sẽ lên án tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người. Họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại." Lần này các ông không chỉ cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Trong thực tế hai người trong Nhóm là Giacôbê và Gioan đã vận động để chiếm chỗ cao nhất khi họ nói với Ðức Giêsu: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang" (c.37). Kết quả là mười người còn lại trong Nhóm đâm ra tức tối với hai anh em kia. Thế là Nhóm Mười Hai đã bị tan rã do ham hố địa vị. Chỉ khi nào các ông hiểu được Cuộc Thương Khó Ðức Giêsu như dấu chỉ Tình Yêu Thiên Chúa dành cho loài người, khi ấy các ông mới được vững vàng trong Chúa và được hiệp nhất với nhau hầu góp phần xây dựng Giáo Hội của Ðức Giêsu.
Quả thật lời
Chúa Giêsu dậy là "Ai muốn theo tôi,
phải từ bỏ chính mình, vác
thập giá mình mà theo" (Mc 8,34), lời
đó luôn có giá trị, không
những áp dụng cho Nhóm Mười
Hai, nhưng cho mọi Kitô hữu nói
chung, như trường hợp Cẩm Lê
và Ðặng Thế Vinh trong câu chuyện
gợi ý ở trên.
2. Phản ứng của
Nhóm Mười Hai lần lượt
xảy ra như thế nào đối với
ba lần loan báo về cuộc Thương
Khó và Phục Sinh của Ðức
Giêsu? Sức mạnh nào khiến các
ông đang tan rã được qui
tụ lại hầu góp phần xây dựng
Giáo Hội của Chúa?