Rồi Người
bắt đầu dạy cho các ông biết
Con Người phải chịu đau khổ
nhiều, bị các kỳ mục, thượng
tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết
chết và sau ba ngày, sống lại. Người
nói rõ điều đó, không
úp mở. Ông Phêrô liền
kéo riêng Người ra và bắt
đầu trách Người. Nhưng khi
Ðức Giêsu quay lại, nhìn thấy
các môn đệ, Người trách
ông Phêrô: "Xatan! lui lại đàng
sau Thầy! Vì tư tưởng của
anh không phải là tư tưởng
của Thiên Chúa, mà là của
loài người". Rồi Ðức
Giêsu gọi đám đông cùng
với các môn đệ lại. Người
nói với họ rằng: "Ai muốn theo
tôi, phải từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình mà theo. Quả
vậy, ai muốn cứu mạng sống mình,
thì sẽ mất; còn ai liều mất
mạng sống mình vì tôi và vì
Tin Mừng, thì sẽ cứu được
mạng sống ấy.
Trước khi Ðức Giêsu đặt câu hỏi: "Anh em bảo Thầy là ai?", Ngài đã từng làm nhiều dấu lạ trước mặt các môn đệ. Tại Galilê, Ngài đã hai lần làm cho bánh hoá nhiều để nuôi đám đông dân chúng (Mc 6,30-44; 8,1-10). Ngài đã từng đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ (6,45-52). Ngài cũng đã trừ quỷ cho một bé gái (7,24-30), chữa một người câm điếc (7,31-37), và một người mù (8,22-26). Tất cả những việc Ngài làm và những lời Ngài dậy đã từ từ vén mở cho họ thấy Ngài là ai, mặc dù họ thường bị Ngài chê là đần độn và chậm hiểu (7,18; 8,17.21). Ðức Giêsu không trực tiếp nói cho các môn đệ biết căn tính của mình. Ngài dẫn họ đi trên con đường để họ tự khám phá ra Ngài. Xê-da-rê Phi-lip-phê là nơi mà Ðức Giêsu thấy có thể đặt cho các môn đệ câu hỏi quan trọng này: "Anh em bảo Thầy là ai?" Người ngoài chỉ có một cái nhìn mơ hồ và thiếu sót về Ðức Giêsu. Họ coi Ngài là Gioan Tẩy Giả, là ngôn sứ Eâlia hay một ngôn sứ nào đó. Ðức Giêsu chờ đợi một câu trả lời rõ ràng và đầy đủ hơn từ phía các môn đệ thân tín. Phêrô, đại diện cho cả nhóm, nói lên niềm xác tín của mình: "Thầy là Ðức Kitô." Phêrô đã nói đúng, nhưng hình ảnh của Phêrô về Ðức Kitô vẫn không khác với quan niệm thông thường của đám đông dân chúng: một Ðức Kitô oai phong lẫm liệt, không hề biết đến thất bại. Ðức Kitô đó không phải là Ðức Kitô Giêsu.
Ðức Kitô: Con Người chịu đau khổ
Dù sao nhờ câu tuyên xưng của Phêrô mà Ðức Giêsu bắt đầu nói đến cuộc khổ nạn của Ngài và nói một cách không úp mở. Ðây là điều mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức trình bày. Ngài không dùng dụ ngôn nữa, nhưng nói thẳng về định mệnh đang chờ đợi mình. Có người cho rằng lời tiên báo của Ðức Giêsu về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh chỉ là lời được viết dựa trên các biến cố đã xảy ra. Thật ra, Ðức Giêsu đã thấy những phản ứng chống đối lời giảng dạy của Ngài, Ngài biết mình phải đương đầu với các nhà lãnh đạo Do Thái giáo, và Ngài thấy bóng dáng của cái chết đang rình rập mình. Nhưng Ðức Giêsu không thối lui, dù Ngài có thể thối lui. Ngài không đi tìm cái chết, nhưng Ngài muốn tiếp tục trung tín với Cha và phục vụ loài người, dù phải trả giá bằng mạng sống. Ðó là sự lựa chọn của Giêsu, lựa chọn của một người có lòng tin. Ðức Giêsu tin rằng dù kẻ thù có cướp được sinh mạng của Ngài ở đời này thì Cha cũng chẳng bao giờ bỏ rơi Ngài, chẳng "để cho Ngài phải thấy sự hư nát" (Tv 16,10 bản LXX). Ðức Giêsu mang tâm tình của một chứng nhân hiên ngang ra pháp trường. Cái chết là giá phải trả để trung tín về một tình yêu.
Lời tiên báo về cuộc Khổ Nạn và Tử Nạn của Ðức Giêsu làm cho Phêrô choáng váng. Ông không sao hiểu được những điều khủng khiếp như vậy, bởi ông còn mải mê với một Ðức Kitô vinh quang. Ông phản ứng ngay, ông kéo Ðức Giêsu lại mà trách Ngài. Chẳng rõ ông đã nói gì với Ngài, nhưng chắc chắn đó là những lời can ngăn đầy tình yêu thương chân thành. Một lời can ngăn như thế thật nguy hiểm. Ðức Giêsu nhận thấy đây là một cơn cám dỗ của Satan qua môn đệ Phêrô. Ngài bảo ông: "Satan, hãy lui lại sau Ta". Ngay từ khi gọi Phêrô ở ven hồ Galilê, Ðức Giêsu đã cho ông thấy chỗ của ông: "Hãy đi sau Ta". Chỗ đứng của môn đệ là ở sau Thầy. Ðức Giêsu muốn đưa Phêrô về đúng chỗ của ông, bởi ông muốn dẫn đường cho Ngài, muốn đi trước Ngài. "Vì anh không nghĩ những điều của Thiên Chúa, mà chỉ nghĩ những điều của loài người." Ðức Giêsu thấy rõ đâu là con đường Thiên Chúa muốn mình đi, và đâu là con đường thế gian chờ đợi. Con đường của Thiên Chúa thì vượt trên những tính toán khôn ngoan nhân loại. "Bởi vì sự điên rồ của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn loài người." (1C 1,25)
Thân phận của người môn đệ
Những câu cuối cùng của đoạn Tin Mừng trên đây nhắm vào cả dân chúng lẫn môn đệ. Nói cách khác, nhắm đến mọi Kitô hữu, không phân biệt bậc sống. "Nếu ai muốn đi sau Ta". Ði sau Ðức Giêsu là mẫu số chung của mọi Kitô hữu. Từ Ðức Giáo Hoàng đến các giáo dân, tất cả đều là môn đệ đi sau Thầy Giêsu, với một lòng tự nguyện. Bất cứ ai muốn thì đều được mời gọi đi theo, mà theo là phải từ bỏ. Các môn đệ đầu tiên đã bỏ chài lưới, bỏ cả thân phụ cùng những người làm công để theo Ðức Giêsu. Còn bây giờ, điều Ðức Giêsu đòi hỏi thì tận căn hơn nhiều. Không phải chỉ bỏ một vật nào đó, mà là từ bỏ chính mình. Từ bỏ này là gốc rễ của mọi từ bỏ khác.
Từ bỏ chính mình là không còn sống cho chính mình nữa, là vác lấy thập giá của mình mà theo Ðức Giêsu. Như thế Ðức Giêsu cho chúng ta một hình ảnh về người Kitô hữu. Kitô hữu là người vác thập giá mình đi sau Ðức Giêsu vác thập giá. Vác thập giá là công việc dành cho chính tử tội trên đường đến nơi chịu đóng đinh. Có thể chúng ta không được phúc tử đạo, nhưng chắc chắn mỗi Kitô hữu đều được chịu cái chết thiêng liêng, chết cho chính mình để rồi sống cho Thiên Chúa. Con đường Khổ Nạn - Phục Sinh của Ðức Giêsu là con đường Phêrô không thể hiểu được và cũng không chấp nhận, nhưng rồi đó cũng sẽ là con đường của ông, và của tất cả chúng ta. "Khi đã về già, anh sẽ giang tay ra và người khác sẽ thắt lưng cho anh và lôi anh đến nơi anh không muốn." (Ga 21,18). Ðức Giêsu đã vác thập giá, cái dụng cụ giết người mà cả người Do Thái lẫn Hy Lạp đều coi là nhơ nhuốc. Thập giá của Ðức Giêsu là do Ngài gánh lấy tội lỗi của nhân loại. Còn thập giá của chúng ta là do chúng ta lãnh lấy sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Ðức Giêsu và muốn làm chứng cho Ngài. Chúng ta chấp nhận liều mất mạng sống mình vì Ðức Kitô và vì Tin Mừng (c.35).
Từ bỏ chính mình là điều kiện tiên quyết, nếu không thì việc gánh vác sứ mạng của Ðức Giêsu sẽ chỉ là một ảo tưởng chẳng đi tới đâu. Ngay cả người đã theo Chúa cũng bị cám dỗ vì chính lòng tận tụy trung tín của mình. Ðiều này đã xảy ra nơi các môn đệ. Sau khi họ đã bỏ cha mẹ, vợ con, nghề nghiệp, tài sản? để theo Chúa, họ chợt thấy mình trở nên quan trọng. Cái tôi có nguy cơ lớn lên song song với lòng quảng đại hiến thân của họ. Nhóm Mười Hai bắt đầu tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất trong Nhóm (Mc 9,33). Vậy trở ngại đầu tiên và cuối cùng vẫn là cái tôi. Từ bỏ cái tôi là nỗ lực liên tục của mọi Kitô hữu, dù là tu sĩ hay giáo dân, già hay trẻ, trí thức hay ít học.
Thanh tẩy tội lỗi
của mình nhờ ơn Chúa giúp,
là điều không khó lắm. Nhưng
thật là khó khi phải thanh tẩy mình
khỏi những nhân đức và
biết bao công trạng mình đã
lập được. Với ơn Chúa,
chúng ta có thể làm được
điều khó khăn này.
2. Từ bỏ là
dấu hiệu của tình yêu đích
thực. Không có tình yêu, từ
bỏ sẽ khó khăn. Bạn nghĩ gì
về tình yêu của bạn đối
với Chúa và tha nhân.